Tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ ở cá nước ngọt nuôi tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định năm 2009 2012 (Trang 113 - 116)

Luận án Y tế cộng đồng

Cá là vật chủ trung gian truyền mầm bệnh SLGN cho người qua đường tiêu hóa do ăn phải cá có chứa ấu trùng nang SLGN còn sống. Khi người ăn phải ấu trùng SLGN còn sống trong cá, ấu trùng nang theo đường mật vào gan ký sinh và gây bệnh cho người bị nhiễm SLGN.

Kết quả xét nghiệm ấu trùng SLGN ở 7 loài cá nước ngọt nuôi tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cho thấy có 6/7 loài cá được xét nghiệm có nhiễm ấu trùng nang SLGN với tỉ lệ từ 4,0% - 30,0%, cụ thể: cá diếc (30,0%); cá mè (14,0%); cá chép (10,0%); cá chuối (10,0%); cá trôi (6,0%); cá rô phi (4,0%). Trong đó, cá diếc có tỉ lệ ấu trùng nang SLGN trong cá chiếm tỉ lệ cao nhất 30% và cá trắm chưa phát hiện thấy nhiễm ấu trùng nang SLGN. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc và Triều Tiên dưới đây khi tìm thấy ấu trùng SLGN C. sinensis ký sinh ở một số loài cá chép cụ thể: Ở Trung Quốc, tổng số 307 cá nước ngọt của 31 loài đã được thu thập từ 5 vùng hành chính của khu tự trị Guangxi Zhang. Chúng được kiểm tra bằng phương pháp phân hủy nhân tạo, ấu trùng nang của C. sinensis được tìm thấy trong một loài cá Chanodichthys dabryi được mua từ một chợ ở Nanning. Trong cá từ Yangshuo, tổng số 13 ấu trùng nang của C. sinensis được tìm thấy ở 3 trong số 10 loài cá Hemibarbus maculates từ Yangshuo. Trong cá từ Binyang-xian, một ấu trùng nang của C. sinensis được tìm thấy trong loài cá Hemiculter leucisculus [127].

Ở Triều Tiên, 21 loài cá nước ngọt (n=677) được thu thập từ 34 vùng trong cả nước, cá được xét nghiệm từng con một bằng kỹ thuật thủy phân. Tám loài cá nước ngọt từ 17 khu vực khác nhau được ghi nhận có dương tính với ấu trùng nang của C.

sinensis. Tỉ lệ dương tính của cá ở các loài là như sau: 48% ở Pseudoras parva, 60% ở Pungtungiaherzi, 15,7% ở Pseudogobio esocinus, 29% ở Acheilognathus intermedia, 21% ở Odontobutis interrupta, 33% ở Zacco temmincki, 3,6% ở Zacco lalatypus và 26,3% ở Hemibarbus labeo. Hai loài cá chép, P.parva P.hezi có thể được coi là chỉ số hay dấu hiệu cho biết sự lây truyền của C. sinensis trong những vùng nhất định [78, 103]. Kết quả tỉ lệ nhiễm ấu trùng nang SLGN nuôi tại thị trấn Rạng Đông trong nghiên cứu này tương tự với các nghiên cứu về tỉ lệ nhễm ấu trùng SLGN ở Việt Nam như: điều tra ở vùng đồng bằng bắc bộ, xét nghiệm 10 loài

Luận án Y tế cộng đồng

cá nước ngọt thì có 7 loài nhiễm ấu trùng nang của SLGN (cá mè, cá chép, cá trôi, cá trắm, cá giếc, cá rô, cá rô phi), cao nhất là cá mè 44,47% [8]. Xét nghiệm 125 mẫu cá lấy từ 6 loài cá nước ngọt (cá mè, cá Rô phi, cá trắm, cá trôi, cá chép, cá diếc) mua tại các chợ của bốn xã vùng ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2014, có 6/ 6 loài cá được xét nghiệm dương tính với ấu trùng nang SLGN. Loài ấu trùng nang SLGN được xác định là loài C. sinensis bằng hình thái học [59]. Điều tra trên 15 tỉnh có tập quán ăn gỏi cá, thì có 7/10 loài cá bị nhiễm ấu trùng nang của SLGN ở cá với tỉ lệ 13,3 - 44,5% [25]. Năm 2002, tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cá mè Hypophtalmichthic molitrix nhiễm ấu trùng nang SLGN là 88,9%, cá trôi Cirhina molitorella nhiễm ấu trùng nang SLGN là 58,3% [24] cao hơn so với kết quả nghiên cứu sự nhiễm SLGN ở cá mè và cá trôi ở nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên cũng tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá sau 12 năm, năm 2014, tỉ lệ nhiễm SLGN ở cá mè là 4,0% [66] tỉ lệ nhiễm SLGN ở cá mè trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, điều này có thể do người dân đã có có ý thức hơn trong việc quản lý phân và không còn sử dụng phân tươi của người và gia súc để bón ruộng, nuôi cá. Một nghiên cứu quan sát mô tả được tiến hành để xác định tình trạng nhiễm ấu trùng sán lá trên 4 loài cá thu mua tại một số siêu thị, cửa hàng tại Hà Nội gồm 52 các mẫu cá ngừ, cá hồi, cá nhệch, cá mực và 92 mẫu của 6 loại cá nước ngọt gồm cá chép, cá diếc, cá rô phi, cá tép dầu, cá thiểu, cá mương thu mua tại Hồ Thác Bà Yên Bái để xét nghiệm cho thấy, trong 144 mẫu cá được xét nghiệm, có 50% (72/144) mẫu cá nhiễm ấu trùng SLGN C.

sinensis gồm 5/6 loài cá nước ngọt được xét nghiệm là cá chép, cá diếc, cá tép dầu, cá thiểu, cá mương. Điều tra 10 loại cá nước ngọt được bán tại các chợ ở thành phố Hà Nội thì có 7 loài bị nhiễm ấu trùng nang của SLGN là cá rô phi, cá trắm, cá trôi, cá chép, cá giếc, cá chuối, cá trê, với tỉ lệ nhiễm trung bình là 5,2% trong đó thấp nhất là cá rô phi nhiễm 1,7%, cao nhất là cá giếc nhiễm 21,7%. Tất cả các chợ điều tra (5 chợ) đều có cá nhiễm ấu trùng nang của SLGN, trong đó chợ Văn Điển có tới 7 loài cá nhiễm ấu trùng nang của SLGN. Như vậy, ở Hà Nội cũng có thể bị nhiễm SLGN nếu ăn cá chưa nấu chín và nhiễm chéo khi sử dụng chung dụng cụ chế biến

Luận án Y tế cộng đồng

thức ăn sống và thức ăn chín dùng ăn ngay có nhiễm ấu trùng nang của SLGN [27, 28,32].

Tỉ lệ nhiễm ấu trùng nang SLGN ở cá nước ngọt vẫn cao trong cộng đồng là do một số địa phương vùng đồng bằng ven biển Bắc bộvẫn còn tồn tại thói quen ăn gỏi cá và dùng phân tươi của người, gia súc bón ruộng, nuôi cá.Việc sử dụng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng nuôi cá ở những địa phương người dân có thói quen ăn gỏi cá và có nhiễm SLGN làm phát tán mầm bệnh SLGN trong cộng đồng và là lý do làm cho SLGN vẫn tồn tại dai dẳng trong cộng đồng. Nguồn cá bị nhiễm ấu trùng nang SLGN này được tiêu thụ ở địa phương và đem đi bán tại các chợ ở những vùng khác kể cả thành phố nên nguy cơ bị nhiễm SLGN là có thể xẩy ra với tất cả mọi người nếu không áp dụng các biện pháp dự phòng bằng cách sử dụng riêng dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Do vậy, cần triển khai can thiệp bằng TTGDSK nhằm hướng dẫn người dân trong cộng đồng không sử dụng phân tươi của người, gia súc bón ruộng, nuôi cá vì làm như vậy sẽ phát tán mầm bệnh SLGN ra môi trường và vệ sinh ăn uống bằng ăn chín, uống sôi không ăn gỏi cá, cá sống hoặc nấu chưa chín, sử dụng riêng dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định năm 2009 2012 (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)