Sự phù hợp, khả năng duy trì và tính bền vững của mô hình can thiệp lồng ghép hoạt động phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ dựa vào cộng đồng ở

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định năm 2009 2012 (Trang 134 - 142)

4.3. Hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống sán lá gan nhỏ ở người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau 2 năm can thiệp

4.3.3. Sự phù hợp, khả năng duy trì và tính bền vững của mô hình can thiệp lồng ghép hoạt động phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ dựa vào cộng đồng ở

Bệnh SLGN là bệnh lưu hành địa phương có liên quan đến thói quen ăn gỏi cá và được phân bố ở ít nhất tại 32 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tỉ lệ bệnh SLGN lưu hành cao ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Phú Yên, Bình Định [7, 24, 61]. Các hoạt động phòng, chống SLGN ở Việt Nam đã triển khai ở một số địa phương bằng điều trị praziquantel cho những người nhiễm SLGN, biện pháp này, tuy có làm giảm tỉ lệ nhiễm SLGN nhưng đến nay nhiễm SLGN vẫn còn là vấn đề sức khỏe của cộng đồng ở những địa phương có tập quán ăn gỏi cá do nhiều nguyên nhân trong đó có nhận thức và thực hành phòng, chống SLGN của người dân trong cộng đồng còn thấp [16], nguồn nhân lực và vật lực cho phòng, chống SLGN nhiều nơi chưa được đầu tư như ở thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Do vậy, để phòng, chống SLGN có hiệu quả trong khi nguồn nhân lực và vật lực cho triển khai các hoạt động phòng, chống SLGN chưa cótrong nghiên cứu này chúng tôi đã triển khai mô hình các hoạt động can thiệp cộng đồng phòng, chống SLGN bằng TTGDSK thông qua việc lồng ghép nội dung phòng, chống SLGN vào chương trình an toàn thực phẩm và lồng ghép vào hoạt động của các tổ chức đoàn

Luận án Y tế cộng đồng

thể trên địa bàn nhằm xã hội hoá công tác phòng, chống SLGN, tăng cường vai trò chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương trong việc phối hợp cùng với ngành y tế truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống SLGN nhằm giảm tỉ lệ nhiễm SLGN trong cộng đồng, góp phần giảm tải cho y tế tuyến trên trong việc điều trị các bệnh lý do nhiễm SLGN gây ra.

Mô hình can thiệp lồng ghép hoạt động phòng, chống SLGN dựa trên các đơn vị, tổ chức có sẵn đó là Ban Chỉ đạo liên ngành An toàn vệ sinh thực phẩm của thị trấn Rạng Đông để chỉ đạo hoạt động phòng, chống SLGN với sự tham gia của các tổ chức liên quan gồm: Uỷ ban nhân dân thị trấn Rạng Đông giữ vai trò chính trong việc chỉ đạo phối hợp liên ngành giữa y tế cơ sở với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội và nhà trường trên địa bàn can thiệp. Nghiên cứu sinh, các chuyên gia về ký sinh trùng (các thầy hướng dẫn và cán bộ bộ môn Ký sinh trùng của trường Đại học Y Hà Nội, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương), Trạm trưởng Trạm y tế thị trấn Rạng Đông giữ vai trò thường trực điều phối các hoạt động phòng, chống bệnh SLGN. Các hoạt động TTGDSK phòng, chống SLGNchủ yếu của chương trình bao gồm:

Truyền thông gián tiếp: Phổ biến các kiến thức phòng, chống bệnh SLGN qua hệ thống truyền thanh của thị trấn theo chiến dịch 3 lần trong năm vào tháng 12, tháng 4 và tháng 9. Treo Pano về phòng, chống bệnh SLGN theo nội dung đã được Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thiết kế tại nơi công cộng gồm bản tin của trường học, chợ, cơ sở y tế. Phát sách mỏng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh giun sán do Viện Sốt rét-Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương biên soạn và tờ rơi có nội dung phòng, chống SLGN cho các đối tượng nghiên cứu và người đứng đầu Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCSHCM để tuyên truyền về phòng, chống nhiễm SLGN.Phát sách mỏng và tờ rơi về các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến, lựa chọn và tiêu dùng thực phẩm đến đối tượng nghiên cứu và người đứng đầu Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCSHCM để tuyên truyền về các biện pháp vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường, phòng, chống

Luận án Y tế cộng đồng

nhiễm SLGN. Phát động chiến dịch vệ sinh môi trường: 01 đợt/ năm x 12 khu dân cư x 2 năm.

Truyền thông trực tiếp: tập huấn cho cán bộ trạm y tế thị trấn: 01buổi/quý x 2 năm; Tập huấn cho cán bộ y tế thôn: 01buổi/quý x 2 năm; Tập huấn cho cán bộ y tế thôn: 01buổi/quý x 2 năm; Tập huấn cán bộ, hội viên các đoàn thể tham gia chương trình can thiệp gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM: 01buổi/ quý x 2 năm; Tập huấn cán bộ, hội viên các đoàn thể tham gia chương trình can thiệp gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM: 01buổi/ quý x 2 năm; Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM của thị trấn chỉ đạo các chi, tổ Hội có lồng ghép nội dung Phòng chống SLGN vào sinh hoạt định kỳ: 01buổi/ quý x 2 năm; Nói chuyện về phòng, chống SLGN cho học sinh và phụ huynh học sinh vào các dịp khai giảng và bế giảng năm học tại các trường học trên địa bàn thị trấnRạng Đông: 02 buổi/năm x 2 năm; Họp Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trấn có lồng ghép nội dung triển khai và đánh giá kết quả hoạt động can thiệp phòng chống SLGN: 01 buổi/ quý x 2 năm; Thăm hộ gia đình các đối tượng nghiên cứu để truyền thông trực tiếp về nguyên nhân và giải pháp phòng, chống SLGN: 6 tháng/lần thăm x 2 năm. Nội dung truyền thông tập trung chủ yếu vào nguyên nhân, tác hại, đường lây truyền, chẩn đoán, điều trị, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống SLGN.

Tài liệu truyền thông gồm: áp phích, sách hướng dẫn chẩn đoán và điểu trị một số bệnh giun sán ở Việt Nam, tờ rơi do Viện Sốt rét- Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương biên soạn; 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn, Tài liệu kiểm soát ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm biên soạn và sách mỏng Sán lá gan do Nguyễn Văn Đề chủ biên. Chương trình can thiệp đã tổ chức xét nghiệm phân tìm trứng SLGN cho tất cả đối tượng nghiên cứu và cứ 6 tháng 1 lần xét nghiệm lại cho người đã nhiễm SLGN và những người có triệu chứng lâm sàng bệnh SLGN hoặc vẫn còn thói quen ăn cá sống. Tất cả những người xét nghiệm phân có trứng SLGN đều được điều trị đặc hiệu bằng praziquantel liều 25mg/kg x 3 lần/ ngày x 1 ngày theo qui định của Bộ Y tế [4] và được theo dõi sau điều trị bởi cán bộ trạm y tế. Trạm y tế thị trấn tư vấn miễn phí cho người dân có

Luận án Y tế cộng đồng

nhu cầu tìm hiểu về bệnh SLGN các ngày trong tuần và thứ 3, thứ 5 hàng tuần phát thuốc miễn phí điều trị sán SLGN cho người dân khi xét nghiệm có trứng SLGN trong phân.

Mô hình can thiệp lồng ghép hoạt động phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ dựa vào cộng đồng ở thị trấn Rạng Đông là phù hợp, có khả năng duy trì và có tính bền vững cao.

- Tính phù hợp của mô hình can thiệp lồng ghép hoạt động phòng, chống SLGN dựa vào cộng đồng

Nghiên cứu này cho thấy những người có hiểu biết về bệnh SLGN; đường ra của SLGN từ cơ thể vật chủ ra môi trường ngoài; sự tái nhiễm của SLGN; SLGN có thể phòng, chống; món ăn có nguy cơ gây nhiễm SLGN đều có tỉ lệ nhiễm SLGN thấp hơn so với những người không có những hiểu biết về các nội dung trên. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ hiểu biết của người dân về bệnh SLGN và cách phòng, chống SLGN là còn thấp. Do vậy, việc tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng, chống SLGN là cần thiết. Trong nghiên cứu này, chương trình can thiệp đã thiết kế theo các bước thay đổi hành vi của con người, giai đoạn đầu tiên tìm hiểu xem đối tượng nghiên cứu đã biết gì và làm gì để phòng, chống SLGN, trên cơ sở đó cung cấp thêm thông tin mà đối tượng chưa biết về tác hại và lợi ích của phòng, chống SLGN qua các phương tiện thông tin đại chúng (loa phát thanh địa phương tuyên truyền về bệnh SLGN,tờ rơi, áp phích có nội dung về phòng, chống SLGN dán ở những nơi công cộng nhằm cung cấp thông tin về bệnh SLGN, tác hại và biện pháp phòng, chống, tiếp đó là khuyến khích người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương vận dụng, sáng tạo để đa dạng hóa các loại hình truyền thông như phát động các cuộc thi tìm hiểu về bệnh SLGN cho học sinh tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn, thi sáng tác thơ, bài hát có nội dung phòng, chống SLGN tại các đơn vị, đoàn thể trên địa bàn .v.v. nhằm chuyển tải đến người dân các thông tin chính xác, cập nhật, sáng tạo trong cách thức chuyển tải nội dung TTGDSK phòng, chống SLGN phù hợp với tình hình địa phương giúp người dân nhận ra hành vi có hại, nhận thức đúng về lợi ích của việc thay đổi thái độ, thực hành phòng, chống SLGN theo hướng có lợi cho sức khỏe và môi trường sống. Bởi

Luận án Y tế cộng đồng

vì, thái độ, niềm tin, giá trị và nhận thức của cá nhân cung cấp cơ sở và động cơ cho hành vi định sẵn. Đối tượng sẽ không thay đổi hành vi khi không tin tưởng vào hành vi mới, không đủ tự tin để thay đổi và không ủng hộ cho việc thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức khoẻ và môi trường sống.Thay đổi hành vi là một quá trình thông qua nhiều bước từ việc nhận ra hành vi có hại đến việc quan tâm đến hành vi có lợi rồi đặt ra mục đích để thay đổi hành vi, chấp nhận và làm thử các hành vi có lợi và rồi duy trì hành vi, quá trình trên khi thì thay đổi nhanh, khi thì thay đổi chậm. Do đó, để thay đổi hành vi đòi hỏi phải có thời gian. Trong quá trình lập kế hoạch chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi phòng, chống SLGN nghiên cứu sinh đã thiết kế các can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe cộng bằng truyền thông, giáo dục sức khoẻ, xét nghiệm phân và điều trị miễn phí cho những người xét nghiệm phân có trứng SLGN và giun, sán khác (giun đũa, giun tóc, giun móc, giun mỏ, sán lá ruột nhỏ) đều được tư vấn và phát thuốc miễn phí, các cán bộ trạm y tế thị trấn Rạng Đông được tập huấn để có kiến thức và kỹ năng tư vấn, hướng dẫn người dân trong việc dự phòng và điều trị SLGN. Các cán bộ y tế sẵn sàng tư vấn miễn phí cho mọi người dân của thị trấn Rạng Đông nếu có nhu cầu vào các ngày làm việc tại trạm y tế, trạm y tế có bố trí hai ngày thứ ba và thứ năm để phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân phát hiện có nhiễm SLGN, người dân cũng được cung cấp kiến thức thông qua sinh hoạt tại các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM, trường học được tuyên truyền về vệ sinh ăn uống; phòng, chống SLGN trong các dịp đầu năm học và tổng kết học kỳ, tuyên truyền kiến thức về phòng, chống SLGN qua loa truyền thanh của địa phương, cán bộ y tế thăm hộ gia đình tư vấn về các biện pháp phòng, chống SLGN, cán bộ y tế và các cán bộ các đoàn thể sáng tạo, chủ động trong các hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống SLGN. Các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn ngoài việc lồng ghép các nội dung phòng, chống SLGN trong các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội định kỳ, còn phát động phong trào hội viên sáng tác thơ, ca, hò, vè có nội dung tuyên truyền về phòng, chống SLGN đến các hội viên và người dân trong cộng đồng.v.v. nhằm giúp tạo ra sự phong phú trong nội dung sinh hoạt và hoạt

Luận án Y tế cộng đồng

động truyền thông, khích thích người dân tham gia tìm hiểu về SLGN để sáng tác các tác phẩm và trình bày tại các buổi sinh hoạt chi, tổ hội của các tổ chức đoàn thể từ đó giúp thay đổi hành vi phòng, chống SLGN theo hướng có lợi cho sức khỏe của người dân và phù hợp với từng bước của quá trình thay đổi hành vi, cũng như giúp duy trì, củng cố tính bền vững của các hành vi có lợi trong cộng đồng như không ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín kỹ; không nuôi gia súc thả rông; không cho chó, mèo ăn cá sống; không sử dụng phân tươi để sản xuất, chăn nuôi; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; không phóng ếu, đại tiện bừa bãi xuống ao hồ, sông suối; không sử dụng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín dùng ăn ngay v.v. Ngoài ra, đội ngũ tuyên truyên viên là cán bộ trạm y tế và y tế thôn, cùng nghiên cứu sinh cũng tham gia các hoạt động tư vấn, giám sát, phát động các phong trào vệ sinh môi trường và có các bài thuyết trình trước học sinh, phụ huynh học sinh để trao đổi về vấn đề vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường thúc đẩy việc tạo môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh, xóa bỏ những phong tục, tập quán truyền thống lạc hậu trong ăn uống và vệ sinh môi trường cản trở quá trình thay đổi hành vi.

Chương trình can thiệp được thiết kế nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, ngành y tế và đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể tham gia vào công tác phòng, chống SLGN nhằm giúp ngành y tế và chính quyền địa phương kiểm soát tốt hơn việc phòng, chống SLGN trong cộng đồng. Niềm tin của người dân đối với cán bộ đoàn thể đã tăng lên chứng tỏ hiệu quả của chương trình can thiệp đã tăng cường thêm kiến thức, nhận thức của cán bộ các đoàn thể khi tham gia các hoạt động tập huấn từ chương trình can thiệp và kỹ năng truyền thông tư vấn của cán bộ lãnh đạo đoàn thể cũng đã được nâng lên so với trước can thiệp đã tạo lòng tin cho người dân trong cộng đồng vào chính quyền và các đoàn thể ở địa phương, các tổ chức đoàn thể ở địa phương chính là cánh tay nối dài của y tế cơ sở trong khi nguồn nhân lực và vật lực đầu tư cho y tế còn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân thì việc xã hội hoá y tế và sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội vào sự nghiệp chăm sóc nhân dân sẽ giúp ngành y tế giảm tải được áp lực về việc thiếu nhân lực, vật lực cho y tế tuyến cơ sở, từ đó tăng cường thêm trách nhiệm của chính quyền và

Luận án Y tế cộng đồng

đoàn thể trong việc chăm sóc sức khoẻ người dân ở tuyến cơ sở giảm tải cho chi phí đi khám chữa bệnh do phải chuyển lên tuyến trên của người bệnh. Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội tham gia vào chương trình phòng, chống SLGN đã tăng tính xã hội hóa cho các hoạt động phòng, chống SLGN và phát huy được sự tham gia của cả hệ thống chính trị ở địa phương vào công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân nói chung và phòng, chống SLGN nói riêng.Trong khi nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống SLGN ở thị trấn Rạng Đông là không có thì sự tham gia tích cực của chính quyền, các ban, ngành và đặc biệt là các đoàn thể ở địa phương là vô cùng quan trọng vì công tác phòng, chống SLGN đòi hỏi sự tham gia liên ngành.

Ngoài ra, mô hình can thiệp được thiết kế theo hướng lồng ghép này đã giảm được thủ tục hành chính, giảm chi phí cho duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống SLGNvà tiết kiệm thời gian, kinh phí và tăng thêm sự phong phú cho các buổi sinh hoạt định kỳ của các Hội đoàn thểtrên địa bàn do việc lồng ghép tuyên truyền, tập huấn nội dung phòng, chống SLGN vào các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức đoàn thể trên địa bànthay cho việc tổ chức riêng các buổi tập huấn chỉ có nội dung phòng, chống SLGN như trong nghiên cứu của Trương Tiến Lập [46].

- Khả năng duy trì mô hình can thiệp lồng ghép hoạt động phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ dựa vào cộng đồng

Mô hình can thiệp trong nghiên cứu này của chúng tôi đã được xây dựng phù hợp Quyết định số 255/2006/ QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2006 của chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trong đó mục 3, định hướng đến năm 2020 nêu “Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm khống chế, loại trừ tiến tới thanh toán các bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành như các bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, giun, sán...)” và Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 trong đó điểm b, mục 3, các giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược có nội dung “Nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm” đây là cơ sở tốt cho tính bền vững

Luận án Y tế cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định năm 2009 2012 (Trang 134 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)