Hiệu quả can thiệp truyền thông, giáo dục sức khoẻ phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ sau 2 năm can thiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định năm 2009 2012 (Trang 102 - 105)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống sán lá gan nhỏ ở người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau 2 năm can thiệp

3.3.2. Hiệu quả can thiệp truyền thông, giáo dục sức khoẻ phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ sau 2 năm can thiệp

Sau 2 năm can thiệp cộng đồng bằng TTGDSK phòng, chống SLGN cho người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã ghi nhận sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng, chống SLGN một cách rõ rệt theo hướng có lợi cho sức khoẻ của người dân và cộng đồng cụ thể như sau:

Bảng 3.19. Hiểu biết của người dân về phòng, chống SLGN trước và sau can thiệp Nội dung kiến thức

Trước can thiệp

Sau can thiệp

CSHQ (%)

Giá trị p ( Mc Nemar

test) Số

lượng % Số

lượng %

Số điều tra 340 337

Biết về bệnh SLGN 114 33,5 328 97,3 190,7 < 0,01 Biết tác hại SLGN 50 14,7 327 97,0 559,9 < 0,01 Biết về đường lây

truyền SLGN 96 28,2 331 98,2 248,2 < 0,01 Biết bệnh SLGN có thể

tái nhiễm 104 30,6 326 96,7 216,0 < 0,01

Luận án Y tế cộng đồng

Nội dung kiến thức

Trước can thiệp

Sau can thiệp

CSHQ (%)

Giá trị p ( Mc Nemar

test) Số

lượng % Số

lượng % Biết bệnh SLGN

phòng, chống được 107 31,5 335 98,5 212,7 < 0,01 Bảng 3.19 cho thấy kiến thức của người dân về phòng, chống SLGN đều tăng lên so với trước can thiệp và sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Sau can thiệp hầu hết người dân (trên 96%) đều đã biết về bệnh SLGN, biết tác hại SLGN, biết lây nhiễm SLGN là qua đường tiêu hoá, biết bệnh SLGN có thể tái nhiễm, biết bệnh SLGN có thể phòng chống lần lượt tăng 97,3%; 97,0%; 98,2%;

96,7% và 98,5% so với trước can thiệp 33,5%; 14,7%; 28,2%; 30,6% và 31,5% với chỉ số hiệu quả lần lượt190,7%; 560,5%; 248,2%; 216,0% và 212,7%. Chỉ số hiệu quả cao nhất là việc tăng hiểu biết về tác hại của SLGN (560,5%).

Bảng 3.20. Thái độ của người dân về phòng, chống SLGN trước và sau can thiệp

Nội dung

Trước can thiệp

Sau can thiệp

CSHQ (%)

Giá trị p ( Mc Nemar

test) Số

lượng Tỉ lệ

%

Số

lượng Tỉ lệ

%

Số điều tra (n) 340 337

Thái độ đồng tình đưa ra lời khuyên không ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín

45 13,2 330 97,9 641,7 < 0,01 Thái độ đồng tình cho rằng

nhiễm SLGN là nguy hiểm 112 32,9 330 97,9 197,6 < 0,01 Ủng hộ việc phòng chống SLGN 61 17,9 331 98,2 450,3 < 0,01

Luận án Y tế cộng đồng

Bảng 3.20 trên cho thấy thái độ của người dân về phòng, chống SLGN đều tăng lên so với trước can thiệp và sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Sau can thiệp hầu hết người dân (trên 98%) đều có thái độ đồng tình nên đưa ra lời khuyên không ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín; thái độ đồng tình cho rằng nhiễm SLGN là nguy hiểm; ủng hộ cho việc phòng, chống SLGN lần lượt tăng 97,9%; 97,9%;

98,2% so với trước can thiệp 13,2%; 32,9%; 17,9% với chỉ số hiệu quả 641,7%;

197,6%; 450,3%. Chỉ số hiệu quả cao nhất là thay đổi thái độ trong việc đồng tình nên đưa ra lời khuyên không ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín (641,7%).

Biều đồ 3.10. Thực hành của người dân khi nghi ngờ nhiễm sán lá gan nhỏ trước và sau can thiệp

Biểu đồ 3.10 trên cho thấy, thực hành của người dân khi nghi ngờ nhiễm SLGN sau can thiệp đều thay đổi theo hướng có lợi cho sức khoẻ so với trước can thiệp và sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (Mc Nemar test). Sau can thiệp người dân tự đi mua thuốc uống khi nghi ngờ nhiễm bệnh SLGN giảm đi so với trước can thiệp (58,2% giảm xuống còn 7,4%) với chỉ số hiệu quả 87%. Đồng

CSHQ 87% 1289% 88% 100%

Luận án Y tế cộng đồng

thời, sau can thiệp người dân đi khám chuyên khoa tăng lên so với trước can thiệp (6,5% tăng lên 89,6%) với chỉ số hiệu quả 1289%.

Bảng 3.21. Thực hành của người dân về một số biện pháp nhằm phòng, chống sán lá gan nhỏ trước và sau can thiệp

Nội dung

Trước can thiệp

Sau

can thiệp CSHQ (%)

Giá trị p ( Mc Nemar

test) Số

lượng % Số

lượng %

Số điều tra 340 337

Ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín 199 58,5 3 0,9 98,5 p < 0,01 Dùng chung dụng cụ chế

biến thức ăn sống và chín 144 42,4 6 1,8 95,8 p < 0,01 Dùng phân tươi của người

hoặc gia súc bón ruộng, nuôi cá

251 73,8 1 0,3 99,6 p < 0,01 Bảng 3.21 cho thấy thực hành của người dân về một số biện pháp nhằm phòng,chống nhiễm sán lá gan nhỏ trước và sau can thiệp, các thực hành phòng, chống nhiễm SLGN của người dân sau can thiệp đều theo hướng có lợi cho sức khoẻ bao gồm: sau can thiệp tỉ lệ người dân ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín đã đã giảm so với trước can thiệp (58,5% giảm xuống 0,9%), với chỉ số hiệu quả 98,5%. Đồng thời, việc sử dụng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín; dùng phân tươi của người, gia súc bón ruộng, nuôi cá cũng giảm lần lượt 1,8%; 0,3% so với trước can thiệp 42,4%; 73,8% với chỉ số hiệu quả lần lượt 95,8%; 99,6%. Chỉ số hiệu quả cao nhất là thay đổi hành vi dùng phân tươi của người, gia súc bón ruộng, nuôi cá (99,6%).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định năm 2009 2012 (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)