Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống sán lá gan nhỏ ở người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau 2 năm can thiệp
3.3.1.2. Các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng, chống sán lá gan nhỏ đã triển khai sau 2 năm can thiệp
Bảng 3.17. Hoạt động can thiệp thông qua kênh truyền thông trực tiếp tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Nội dung Đơn vị tính
Số lượng
Tập huấn kiến thức và kỹ năng truyền thông cho các thành viên ban chỉ đạo liên ngành ATVSTP thị trấn Tập huấn cho cán bộ trạm y tế thị trấn: 01 buổi/quý x 2
năm x 8 người (do 01 cán bộ trạm y tế chuyển công tác). lượt người 54 Tập huấn cho cán bộ y tế thôn: 01 buổi/ quý x 2 năm x 12
người. lượt người 83
Tập huấn lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể tham gia chương
trình can thiệp: 01 buổi/ quý x 2 năm x 6 người. lượt người 42 Lồng ghép chủ đề phòng chống SLGN vào sinh hoạt
của tổ chức đoàn thể trên địa bàn thị trấn Rạng Đông Hội Nông dân thị trấn có lồng ghép nội dung phòng, chống SLGN định kỳ: 01 buổi/ quý x 2 năm x 875 hội viên
lượt người 5.769
Hội Phụ nữ thị trấn có lồng ghép nội dung phòng, chống
SLGN định kỳ: 01 buổi/quý x 2 năm x 1806 hội viên lượt người 10.458 Hội Người cao tuổi thị trấn có lồng ghép nội dung phòng,
chống SLGN định kỳ: 01 buổi/ quý x 2 năm x 792 hội viên
lượt người 5.536
Đoàn TNCSHCM có lồng ghép nội dung phòng, chống
SLGN định kỳ: 01 buổi/ quý x 2 năm x 92 đoàn viên. lượt người 635
Luận án Y tế cộng đồng
Nội dung Đơn vị tính
Số lượng
Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh và phụ huynh học sinh về nguyên nhân, tác hại và cách phòng, chống SLGN vào các dịp khai giảng và bế giảng năm học tại 01 trường tiểu học, 01 trường THCS, 01 trường THPT trên địa thị trấn: 2 buổi/năm x 03 trường x 2 năm
Buổi 12
Họp Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trấn có lồng ghép nội dung triển khai và đánh giá kết quả hoạt động can thiệp phòng chống SLGN: 01 buổi/ quý x 2 năm.
Buổi 8
Thăm và tư vấn tại hộ gia đình về phòng chống bệnh
SLGN lượt người 1.360
Bảng 3.17 cho kết quả của hoạt động can thiệpTTGDSK phòng,chống SLGN thông qua kênh truyền thông trực tiếp bằng tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở và cộng tác viên là lãnh đạo các đoàn thể ở địa phương gồm: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM gồm 24 buổi; Phổ biến nội dung phòng, chống SLGNlồng ghép vào các buổi sinh hoạt định kỳ của các chi Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM trên địa bàn thị trấn tổng số gồm 32 buổi; Nói chuyện về phòng, chống SLGN cho học sinh và phụ huynh học sinh vào các dịp khai giảng và bế giảng năm học tại các trường học trên địa bàn thị trấn tổng số gồm 12 buổi; Họp Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trấn có lồng ghép nội dung triển khai và đánh giá kết quả hoạt động can thiệp phòng chống SLGN tổng số gồm 8 buổi; Thăm và tư vấn cho người dân phát hiện có nhiễm SLGN và người dân là đối tượng nghiên cứu can thiệp tổng số là 1.360 lượt. Tóm lại, sau 2 năm can thiệp bằng TTGDSK đã có 76 buổi tập huấn, sinh hoạt có nội dung phòng, chống SLGN và 1.360 lượt thăm hỏi, tư vấn về phòng, chống SLGN cho đối tượng tham gia chương trình can thiệp.
Luận án Y tế cộng đồng
Bảng 3.18. Hoạt động can thiệp thông qua kênh truyền thông gián tiếp tại thị trấn Rạng Đông, tỉnh Nam Định
Nội dung Đơn vị
tính
Số lượng Số lần phát thanh trên loa truyền thanh của thị trấn: có 03
chiến dịch gồm: (1) chiến dịch thứ nhất trong 01 tháng (từ 15/4-15/5); (2) Trong dịp tết, lễ hội 01 tháng (1/1 – 1/2); (3) Trong dịp trung thu 01 (từ 15/8 -15/9): 2 lần/ tuần x 2 năm.
Lần phát
thanh 48
Số tờ áp phích được treo tại trạm y tế (01 tờ), trường học (03
tờ), chợ (06 chợ). Tờ 10
Số sách mỏng được phát Quyển 100
Số tờ rơi đã phát Tờ 1.200
Số chiến dịch vệ sinh môi trường: 01đợt /năm x 11 khu dân Chiến dịch 22
Bảng 3.18 cho kết quả của hoạt động can thiệp TTGDSK phòng, chống SLGN thông qua kênh truyền thông gián tiếp trong 2 năm bằng: Phổ biến các kiến thức phòng, chống bệnh SLGN qua hệ thống truyền thanh của thị trấn theo chiến dịch 3 lần trong năm vào tháng 12, tháng 4 và tháng 9 với tổng số 24 lần phát thanh trên loa truyền thanh của thị trấn; Treo Pano về phòng, chống bệnh SLGN theo nội dung đã được Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thiết kế tại nơi công cộng gồm: bảng tin của 03 trường học (01 trường trung học phổ thông, 01 trường trung học cơ sở, 01 trường tiểu học); 06 chợ và trạm y tế thị trấn tổng số gồm 10 áp phích được treo thường xuyên nếu bị hư hỏng sẽ được dán lại; Phát 100 sách mỏng cho các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM), y tế cơ sở (trạm y tế và y tế thôn), để phát ở trạm y tế cho người dân nếu quan tâm sẽ được phát gồm: sách mỏng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh giun sándo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương thiết kế nội dung; các sách mỏng gồm: Sổ tay hướng dẫn phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm tại tuyến y tế cơ sở; Tài liệu kiểm soát ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; Sán lá gan nhỏ do Cục An toàn
Luận án Y tế cộng đồng
vệ sinh thực phẩm và chuyên gia ký sinh trùng của Đại học Y Hà Nội thiết kế nội dung; Phát 1.200 tờ rơi có nội dung phòng, chống sán lá gan nhỏ do Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương thiết kế nội dung và tờ rơi 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn do Cục An toàn thực phẩm thiết kế cho cho các đối tượng nghiên cứu và người đứng đầu Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCSHCM để tuyên truyền về phòng, chống nhiễm SLGN và các biện pháp vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường nhằm giảm tỉ lệ nhiễm SLGN trong cộng đồng. Phát động chiến dịch vệ sinh môi trường tập trung vào làm sạch nhà vệ sinh và khu vực xung quanh nhà vệ sinh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm nhằm quản lý và xử lý tốt phân của người và động vật tại 11 khu dân cư trên địa bàn thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong 02 năm.