Một số yếu tố liên quan đến phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định năm 2009 2012 (Trang 91 - 97)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ và một số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị

3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trước

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống sán lá gan nhỏ với giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Yếu tố Phân loại Không Có OR

(KTC 95%) p

Biết đúng đường lây truyền bệnh sán lá gan nhỏ Giới tính

Nam 104 52 1,0

(0,4-1,2)

>0,05

Nữ 122 62

Trình độ hoc vấn

Tiểu học 52 2 16,7

(3,9-71,1)

<0,05

Trên tiểu học 174 112

Nghề nghiệp

Làm ruộng 218 95 1,6

(1,1-5,7)

<0,05

Nghề khác 16 11

Biết bệnh sán lá gan nhỏ có thể phòng, chống

Giới tính Nam 124 50 1,3

(0,5-2,0)

>0,05

Nữ 109 57

Trình độ hoc vấn

Tiểu học 52 2 15,1

(3,5-62,1)

<0,05

Trên tiểu học 181 105

Luận án Y tế cộng đồng

Yếu tố Phân loại Không Có OR (KTC 95%)

p

Nghề nghiệp

Làm ruộng 223 90 4,2

(1,7-9,8)

<0,05

Nghề khác 10 17

Thái độ đúng đối với việc phòng, chống sán lá gan nhỏ

Giới tính Nam 114 60 0,8

(0,41-1,6)

>0,05

Nữ 114 52

Trình độ hoc vấn

Tiểu học 53 1 33,6

(2,2-42)

<0,05

Trên tiểu học 175 111

Nghề nghiệp

Làm ruộng 220 93 5,6

(2,1-8,2)

<0,05

Nghề khác 8 19

Ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín

Giới tính Nam 116 58 2,0

(1,6-3,9)

<0,05

Nữ 83 83

Trình độ hoc vấn

Tiểu học 20 34 0,8

(0,4-1,4)

>0,05

Trên tiểu học 121 165

Nghề nghiệp

Làm ruộng 132 181 1,5

(0,63-3,1)

>0,05

Nghề khác 9 18

Dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín

Giới tính Nam 103 71 1,1

(0,7-1,6)

>0,05

Nữ 93 73

Trình độ hoc vấn

Tiểu học 33 21 1,2

(0,6-2,1)

>0,05

Trên tiểu học 163 123

Nghề nghiệp

Làm ruộng 182 131 1,3

(0,6=2,8)

>0,05

Nghề khác 14 13

Dùng phân tươi của người hoặc gia súc bón ruộng, nuôi cá

Giới tính Nam 46 128 1,0

(0,9-2,3)

>0,05

Nữ 43 123

Luận án Y tế cộng đồng

Yếu tố Phân loại Không Có OR (KTC 95%)

p

Trình độ hoc vấn

Tiểu học 8 46 0,4

(0,2-1)

<0,05

Trên tiểu học 81 205

Nghề nghiệp

Làm ruộng 81 232 0,8

(0,3-2)

>0,05

Nghề khác 8 19

Bảng 3.12 cho biết mối liên quan và độ mạnh của sự kết hợp giữa kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống sán lá gan nhỏ của người dân với một số yếu tố cá nhân giới, trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu.

Kiến thức phòng, chống nhiễm SLGN của đối tượng:

Những người có trình độ học vấn tiểu học có nguy cơ không biết đường lây truyền bệnh SLGN cao gấp 16,7 lần (OR = 16,7; p < 0,05) so với người có trình trên độ tiểu học. Những người có nghề làm ruộng có nguy cơ không biết đường lây truyền bệnh SLGN cao gấp 1,6 lần (OR = 1,6; p < 0,05) so với người làm nghề khác.

Những người có trình độ học vấn tiểu học có nguy cơ không biết bệnh sán lá gan có thể phòng, chống cao gấp 15,1 lần (OR = 15,1; p < 0,05) so với người có trình độ trên tiểu học. Những người có nghề làm ruộng có nguy cơ không biết bệnh sán lá gan có thể phòng, chống cao gấp 4,2 lần (OR = 4,2; p < 0,05) so với người làm nghề khác.

Thái độ phòng, chống nhiễm SLGN của đối tượng:

Những người có trình độ học vấn tiểu học có nguy cơ có thái độ không đúng đối với việc phòng, chống SLGN cao gấp 33,6 lần (OR = 33,6; p < 0,05) so với người có trình độ trên tiểu học. Những người làm ruộng có nguy cơ có thái độ không đúng đối với việc phòng, chống SLGN cao gấp 5,6 lần (OR = 5,6; p < 0,05) so với người làm nghể khác.

Thực hành phòng, chống nhiễm SLGN của đối tượng:

Nam giới có nguy cơ ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín cao hơn gấp 2,0 lần (OR = 2,0; p < 0,05) so với nữ giới.

Luận án Y tế cộng đồng

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành phòng, chống SLGN

Yếu tố Phân loại

Biết đúng đường lây truyền bệnh SLGN

Giá trị p

Không OR

(KTC95%) Ăn gỏi cá, cá nấu

chưa chín

Có 58 56

1,8 (1,1-2,9) <0,05

Không 83 143

Dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín

Có 66 48

1,0 (0,6-1,6) >0,05

Không 130 96

Dùng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng, nuôi cá

Có 41 73

2,1 (1,2-3,5) <0,05

Không 48 178

Bảng 3.13 cho thấy, có mối liên quan giữa thực hành với kiến thức phòng, chống nhiễm bệnh SLGN của người dân:

Những người biết không đúng về đường lây truyền bệnh SLGN có nguy cơ ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín cao gấp 1,8 lần (OR = 1,8; p < 0,05) những người biết đúng về đường lây truyền bệnh SLGN.

Những người biết không đúng về đường lây truyền bệnh SLGN có nguy cơ dùng phân tươi của người hoặc gia súc bón ruộng, nuôi cá cao gấp 2,1 lần (OR = 2,1; p < 0,05) những người biết đúng về đường lây truyền bệnh SLGN.

Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức biết đúng về đường lây truyền bệnh SLGN với hành vi dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín (OR=1; p>0,05).

Luận án Y tế cộng đồng

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, kiến thức, thái độ phòng, chống sán lá gan nhỏ và tình trạng nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân

Yếu tố Phân loại Tình trạng nhiễm SLGN P Không OR (KTC95%)

Giới tính Nam 50 116 5,3

(2,7 – 10,3)

< 0,01

Nữ 13 161

Trình độ học vấn

Tiểu học 18 36 2,7

(1,3 - 5,3)

< 0,05 Trên tiểu học 45 241

Nghề nghiệp Làm ruộng 61 252 3,0

(0,7 – 26)

0,12

Nghề khác 2 25

Biết về bệnh SLGN

Không 54 72 3,7

(1,7 -9,7)

< 0,05

Có 9 105

Biết đúng về đường lây truyền SLGN

Không 55 189

3,2 (1,5 - 7,0)

< 0,05

Có 8 88

Biết SLGN có thể tái nhiễm

Không 54 182 3,1

(1,5 - 6,6)

< 0,05

Có 9 95

Biết SLGN phòng, chống được

Không 53 180 2,9

(1,4 – 5,9)

< 0,05

Có 10 97

Thái độ đồng ý bệnh SLGN là nguy hiểm

Không 54 174 4,1

(1,7 – 7,5)

< 0,05

Có 9 103

Kết quả bảng 3.14 cho biết một số yếu tố liên quan đến nhiễm SLGN ở người dân thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trước can thiệp như sau:

Luận án Y tế cộng đồng

Giới: Nam giới có nguy cơ nhiễm SLGN cao cao gấp 5,3 lần (OR = 5,3; p <

0,01) so với nữ giới.

Trình độ học vấn: Những người có trình độ học vấn tiểu học có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 2,7 lần (OR = 2,7; p < 0,05) so với những người có trình độ trên tiểu học.

Kiến thức: Những người không biết về bệnh SLGN có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 3,7 lần (OR = 3,7; p < 0,05) những người biết về bệnh SLGN. Những người không biết về đường lây truyền SLGN có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 3,2 lần (OR = 3,2; p < 0,05) so với những người có biết về đường lây truyền SLGN. Những người không biết về bệnh SLGN có thể tái nhiễm có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 3,1 lần (OR = 3,1; p < 0,05) so với những người có biết SLGN có thể tái nhiễm.

Những người không biết SLGN có thể phòng, chống được có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 2,9 lần (OR = 2,9; p < 0,05) so với những người có biết SLGN có thể phòng, chống được.

Thái độ: Những người có thái độ không đồng ý cho rằng SLGN là bệnh nguy hiểm có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 4,1 lần (OR = 4,1; p < 0,05) so với những người có thái độ đồng ý cho rằng SLGN là bệnh nguy hiểm.

Bảng 3.15. Phân tích mối liên quan giữa hành vi nguy cơ nhiễm SLGN với tình trạng nhiễm sán lá gan nhỏ

Yếu tố Tình trạng nhiễm SLGN Giá

trị p Không OR

(KTC95%) Ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín Có 63 136 66,3*

(8,9-477)

<

0,01

Không 0 141

Dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín

Có 40 104 2,9

(1,6-5,1) <0,01 Không 23 173

Dùng phân tươi của người, gia súc để bón ruộng, nuôi cá

Có 59 192 6,5

(2,3-18,6) <0,01

Không 4 85

* Sử dụng cộng 1 vào 4 ô của bảng 2x2 để tính OR

Luận án Y tế cộng đồng

Kết quả bảng 3.15 cho biết một số yếu tố thực hành phòng, chống SLGN liên quan đến nhiễm SLGN ở người dân thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trước can thiệp như sau:

Ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín: Những người có ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín có khả năng hiễm SLGN cao gấp 66,3 lần (OR = 66,3;

p < 0,01) so với những người không ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín.

Dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín: Những người có dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín có khả năng nhiễm SLGN cao gấp 2,9 lần (OR = 2,9; p < 0,01) so với những người dùng riêng dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín.

Dùng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng, nuôi cá: Những người có dùng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng, nuôi cá có khả năng nhiễm SLGN cao gấp 6,5 lần (OR = 6,5; p < 0,01) so với những người không dùng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng, nuôi cá.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định năm 2009 2012 (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)