Về bản sắc văn hoá Hà Nội

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tạp văn - Nguyễn Việt Hà (Trang 47 - 59)

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA CẢM QUAN ĐÔ THỊ

2.2. Hình tượng tác giả qua cảm quan đô thị

2.2.2. Cảm quan đô thị của một thị dân

2.2.2.1. Về bản sắc văn hoá Hà Nội

Trong thực tế, "bản sắc" thường chỉ cái rất riêng của một sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Khái niệm "bản sắc" được nhận thức trên cả hai mặt: mặt bản chất bên trong và biểu hiện bên ngoài, giữa hai mặt đó có mối

quan hệ biện chứng. Thuật ngữ “bản sắc” thường được sử dụng để nói về văn hóa. Nếu tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra thì bản sắc văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo ra trong lịch sử, là những nét độc đáo rất riêng thể hiện tinh thần, linh hồn, cốt cách, bản lĩnh, những đặc trưng riêng của một cộng đồng, là “dấu hiệu khác biệt về chất”

giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Bản sắc văn hóa là tổng thể các giá trị đặc trưng mang tính bản chất, bền vững, được hình thành và phát triển, bồi đắp qua quá trình lịch sử lâu dài. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, giao lưu, tiếp biến giữa các nền văn hóa, bản sắc luôn có thêm những giá trị mới được hình thành và tiếp tục được bồi tụ để định hình và lộ diện, phù hợp với sự vận động của lịch sử. Các giá trị mang bản sắc văn hóa không phải ngẫu nhiên sinh ra mà đó là sản phẩm tất yếu của môi trường sống. Sự biến đổi của bản sắc văn hoá chịu sự chi phối của những biến đổi của kinh tế-xã hội và môi trường tự nhiên.

Văn học là sự tự ý thức về văn hóa. Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa mà còn là một trong những phương tiện làm giàu và bảo lưu văn hóa. Nó là sản phẩm trực tiếp của môi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa của một dân tộc. Nhà văn - chủ thể sáng tác là con đẻ của một cộng đồng, thuộc về một cộng đồng nhất định, muốn hay không anh ta cũng đã tiếp nhận những thành tố văn hóa, những lối tư duy, những ứng xử trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa tâm lý riêng của thời đại cũng như những ngưng tụ văn hóa truyền thống của cộng đồng, không thể thoát khỏi “vô thức cộng đồng”. Cảm quan đô thị của Nguyễn Việt Hà bộc lộ rõ nét trong cách nhìn, cách cảm nhận, cách nói của một thị dân giàu tự hào nên cũng giàu suy tư, trăn trở về bản sắc văn hoá Thăng Long- Hà Nội trước những biến động của xã hội đương đại, từ không gian kiến trúc, văn hoá ẩm thực, văn hoá ứng xử đến quan niệm sống, nề nếp

sinh hoạt hàng ngày… Dấu ấn văn hóa nhiều khi bộc lộ ngay từ nhan đề tác phẩm: Con sáo sang sông, Hồ của người Hà Nội, Ngõ của Hà Nội, Ngon và lạ Vũ Bằng, Quà phở người Hà Nội, Đi dạo Bờ Hồ, Nhớ quà rong, Tết Tây ở phố, Bao giờ sỏi đá phôi pha, Đặc sản một thời, Ăn Tết, Tết ở Hà Nội, Mì ở phố cũ, Người ở Hà Nội, Tết Tây ăn bánh chưng, Cao bồi già Hà Nội Con giai phố cổ, Bán sách rong, Du xuân, Màu của Tết ...

Nguyễn Việt Hà đi sâu khám phá, phân tích những biến thiên trong đời sống xã hội của mảnh đất kinh kì ngàn năm văn hiến dưới góc nhìn văn hóa đa chiều. Trong cái nhìn của anh, Hà Nội là một không gian kết tụ nhiều tinh hoa văn hoá, vừa mang vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn khơi dậy nhiều cảm xúc thẩm mĩ nhưng đồng thời quá trình đô thị hoá thời hội nhập, mở cửa cũng biến nó thành một không gian mở ồn ào, hỗn tạp, tù túng, chật chội. Hà Nội vừa là vùng bồi lắng bao giá trị “đặc tuyển” vừa bị xâm lấn, lai tạp bởi nhiều thứ văn hóa khác, nó vừa cổ kính vừa hiện đại. Hà Nội của Nguyễn Việt Hà đặc biệt không hẳn vì nó là Thủ đô, đã hơn ngàn năm tuổi, đã “vô vàn lần đau đớn vất vả thăng trầm” mà trong sâu xa, nó luôn thăm thẳm một hồn cốt rất riêng vừa lạ, vừa quen vừa độc đáo, “với nhiều người được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì cái hồn thiêng ấy vừa bàng bạc cao cả siêu hình vừa tinh tế da diết cụ thể. Nó nuôi dưỡng tuổi thơ, nó quấy rầy lúc tuổi trẻ và nó miên viễn ám ảnh suốt cả đoạn đời có tuổi còn lại” [28; 44]. Là người con của Hà Nội, yêu mảnh đất này đến “mê đắm”, Nguyễn Việt Hà dõi theo những biến động, đổi thay của không gian phố thị, lối sống của cư dân Hà Nội với tâm trạng, cảm xúc đa chiều: khi phấn khởi tự hào, khi rưng rưng hoài cổ, lúc xót xa, tiếc nuối lúc nâng niu, trân trọng; vừa mỉa mai, chê trách vừa bao dung, độ lượng;

vừa tin tưởng vừa âu lo... Hà Nội qua văn anh tinh tế hào hoa, thăm thẳm mơ màng lại cũng xô bồ hối hả, nhếch nhác, pha tạp, phai mòn.... Tâm thế Nguyễn Việt Hà khi viết về Hà Nội thiên về vẻ đẹp xưa hơn là nay, yêu hơn là ghét và nổi bật hơn cả là một tình yêu bền chặt. Nhà văn hay có sự liên

tưởng, đối sánh xưa-nay để thấy sự biến đổi, sự phôi pha nét hào hoa, thanh lịch của Hà Nội trong quá trình hiện đại hóa nhưng là quy luật tất yếu cần được chấp nhận. Lý trí là vậy nhưng giọng văn vẫn không giấu được những hoài niệm xót xa.

Văn hoá Hà Nội trong tạp văn Nguyễn Việt Hà là vẻ đẹp thanh nhã mà đầy cá tính được gợi lên từ tên đất, tên người, những địa danh quen thuộc chứa chất nhiều kỉ niệm. Những ngõ, những hồ, những quán ẩm thực... trở thành những không gian đầy sức gợi. Nhiều cái tên được nhắc đi nhắc lại như một ám ảnh. Phố trong tình yêu của anh trước hết phải là kiến trúc cổ của “Hà Nội băm sáu phố phường”. Chắc không hẳn chỉ là ba mươi sáu phố cổ nhưng tuyệt đối không thể là những phố mới vừa được xây đang “ngông nghênh trọc phú”, “chằn chặn lổn nhổn những ngôi nhà không cá tính giống hệt nhau bởi sự hợm hĩnh” [26; 144]. Theo anh, “cái thì thầm tinh tế buồn mà không thảm duy nhất chỉ vọng vào những ngõ, nó thường bị đứt trước những ồn ào dung tục và trịch thượng của những phố” [26, 144]. Phố nhỏ để người Hà Nội tha thiết nhớ và người quê nơi khác cảm được cái lãng đãng xúc động với những mái ngói âm dương thâm nâu bên cạnh cây bàng sót vài lá đỏ của buổi tàn thu Hồ Tây phía đầu Yên Phụ giờ đây hiếm lắm, “xót xa hoài nhớ phố cổ, những người Hà Nội cũ kĩ khó tính đành phải ở giật lùi vào ngõ” [26; 145]. Để làm nổi bật nét cổ kính nên thơ của ngõ nhỏ, phố nhỏ Hà Nội, nhà văn so sánh nó với Sài Gòn: “Người Sài Gòn hình như gọi ngõ là hẻm”, “hẻm Sài Gòn dài và tương đối rộng, cởi mở bùng nhùng vô số ngách. Nó đậm đặc cái chất lam lũ nhiều hảo hớn bởi có đông dân lao động chiều chiều cởi trần ngồi nhậu trong các quán rượu cóc phảng phất Thuỷ Hử... Ngõ ở Hà Nội khiêm nhường hơn.

Nó mảnh dẻ lưa thưa cây nối vào hai hoặc ba phố lớn. Nhưng điều thú vị là ở chỗ, ẩm thực trong ngõ tinh tế không kém gì ngoài phố thậm chí còn thú vị và phóng khoáng hơn. Dân Hà Nội sống lâu trong ngõ đều có một phong thái rất riêng, đa phần biết nhau, cũng có lúc va chạm nhưng đến lúc giỗ chạp, lễ

tết hiếu hỉ, tuy hơi ngượng nghịu nhưng vẫn “lò dò cầm chai rượu sang nhà nhau chén chú chén anh”. Nhà văn gọi đó là “một hành vi trong trắng cao thượng của văn hoá sám hối”, “cái ấm cúng của tình người” mà những căn nhà mặt phố lạnh lẽo “sẫm màu tiền” không có được. Ngõ Hà Nội đặc biệt còn vì một lẽ “rất nhiều hào hoa và tài năng của Hà Nội ở ẩn trong ngõ nhỏ”,

“trong mọi ngõ đều rất đông nhà thơ và nhà giáo, hai trong vài kiểu nghề có truyền thống tử tế”. Tác giả khẳng định “ngõ Hà Nội là phần hồn sâu của phố Hà Nội” và lo lắng rằng “với cái kiểu xây dựng cuồng bạo bát nháo thời nay, chắc chừng mươi năm nữa những người thích bâng khuâng hoài cũ chỉ còn thấy hình hài phố của Thăng Long cổ khi đi qua những ngõ” [26; 148].

Nét đẹp lãng mạn của Hà Nội cổ kính rêu phong còn đọng lại nơi các con hồ. Rất nhiều nhà văn nhà thơ gửi tình yêu quê hương trong những dòng sông gợi thương gợi nhớ, gợi bao chiêm nghiệm triết lí về cuộc đời. Dường như dòng chảy mang cảm nghiệm thời gian ấy luôn có màu. Như bao người Hà Nội, Nguyễn Việt Hà cũng nặng lòng với hồ. Hồ Gươm, Hồ Tây, Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Thiền Quang, Hale... trong cái nhìn của anh đều có màu, một sắc màu luôn sẫm lại, long lanh tha thiết trong nỗi nhớ của người Hà Nội lúc tha hương. “Người Hà Nội không kể tuổi đều có thú đi dạo hồ. Hoặc sáng sớm hoặc chiều ngả, hồ đã đọng trong thói quen trong sâu xa nếp nghĩ” [26;

139)], “nỗi nhớ hồ Hoàn Kiếm luôn đọng thành vũng trong tim những kẻ trót bất hạnh đi xa và kể cả những người may mắn còn ở lại” [29; 26]. Mầu của hồ Hà Nội đã da diết nhuộm kí ức họ, từ “tuổi sinh viên lãng đãng ngập tím gió Hồ Tây đến khi tóc man mác muối tiêu lại xanh liễu Hồ Gươm”. Dưới cái nhìn của Nguyễn Việt Hà, hồ Hà Nội là hồn Hà Nội, cốt cách Hà Nội “nghẹn ngào trong văn vắt đầy bi tráng”, như một chứng nhân của vô số những biến cố thăng trầm của thủ đô, “lúc vui, hồ của Hà Nội lung linh như những mặt trời nho nhỏ. Lúc buồn, nó phảng phất như những giọt nước mắt đằm đặm mặn. Cái chất sâu lắng của giọt lệ ấy luôn âm thầm chảy hào hùng ở thơ ở

nhạc ở hoạ của biết bao nhiêu thế hệ văn nghệ sĩ Hà thành. Nó là cái mạch ngầm làm lên và nuôi dưỡng cái mảnh đất vốn dĩ là địa linh nhân kiệt này”

[29; 143]. Dù có đi đâu, làm gì, mỗi người Hà Nội đều đau đáu trong mình một nỗi nhớ long lanh mang dáng hồ. Hồ Hà Nội luôn kết tụ tinh hoa đậm đặc hồn cốt Hà Nội nên những gì thuộc về nó, ở bên nó cũng trở nên tinh tế, thanh lịch, sang trọng “ngày nào cũng độc đáo, mùa nào cũng lạ lùng”, “các con phố nơi Bờ Hồ luôn sang trọng cũ bất chấp thói dung tục đang ồn ào mới hoá”

[27; 55]. Ngay cả những quán cà phê có “chất” Bờ Hồ cũng “trầm lắng phù phiếm mang vẻ sâu sắc uể oải đặc trưng thị dân, thường khinh bạc khiêm nhường lùi sâu khuất vào trong một phố”. Yêu hồ nên người Hà Nội đích thực ứng xử với nó đầy trân trọng, “đã thật là người Hà Nội thì không ai dám tham lam nông nổi lấn mép hồ, rưng rưng họ sợ sẽ làm mất đi cái đường viền tinh tế Chúa cho ấy”. Nhà văn không hình dung nổi nếu Hà Nội mà lại thiếu hồ (tất nhiên là hồ của “ngày xưa” cổ kính và lãng mạn). “Gã con giai phố cổ” ấy lo âu trước thực trạng người ta lấn Hồ Tây, làm ô nhiễm hồ Bẩy Mẫu, cạp xi măng bờ hồ Hoàn Kiếm rồi hồ Hale... Sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên, nhịp sống hối hả bận rộn khiến cho “mươi năm lại đây người Hà Nội đã ít thích đi dạo. Có thể những buổi sáng vẫn hối hả chạy, vẫn vội vàng chen nhau tập thể dục, nhưng đi dạo lại là chuyện sâu xa rất khác” [27; 55]. Yêu hồ, với Nguyễn Việt Hà, phải chăng là một tiêu chuẩn để định giá nét hào hoa, tinh tế, thanh lịch- chất văn hoá của người Hà Nội?

Nói về văn hoá ẩm thực của thị dân Hà Nội, trước Nguyễn Việt Hà đã có những cây bút cự phách như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Băng Sơn.

Khi nói tới những món ăn ngon, những thức quà rong tinh tế của đất Hà thành, Nguyễn Việt Hà không quên nhắc tới những “ẩm thực gia” đó với thái độ ngưỡng mộ bởi sự sành ăn và cái tài nấu chữ, nướng chữ, xào chữ để làm

“nảy” lên cái dân tộc tính, cái hương sắc, hồn vía các món ăn thuần Việt (Ngon và lạ Vũ Bằng, Nhớ quà rong, Quà phở người Hà Nội, Đặc sản một

thời...). Với Nguyễn Việt Hà, miếng ăn là một biểu hiện của văn hoá. Anh nói về những thức quà sáng, những gánh hàng rong, những “đặc sản” một thời (nhất là thời bao cấp), những món ăn truyền thống ngày Tết nhưng nhiều nhất vẫn là về quà sáng. Đọc những trang viết của Hà về cái ăn của người phố cổ mới thấy anh ăn sành và kén ăn. Theo Nguyễn Việt Hà, “một nét văn hoá ẩm thực của người Hà Nội rất dễ nhận ra là sự ăn quà. Người già cũng thích mà người trẻ, nhất là các thiếu nữ, lại càng thích” [26; 179], “ăn quà ở Hà Nội đích đáng là một văn hoá phi vật thể” [28; 47]. Với người thích ăn quà thì không có khái niệm quà sáng, quà trưa, quà chiều, quà tối, ngoài hai bữa cơm chính, tất thảy đều là quà vặt, “thích ăn vặt đương nhiên là truyền thống cổ kính rất đặc trưng của đông đảo thị dân” [27; 151].

Những người ăn sành theo Hà phải là “những tay thị dân già”, những

“cao bồi già” sành điệu, những người Hà Nội chính gốc ba đời và những thức quà ngon mang nét tinh tế ẩm thực, theo họ, phải ở những hàng, những gánh cũ kỹ vỉa hè, hầu hết đều “khuất khúc trong lam nham phố cổ”. Nghe Hà kể thì biết anh đi nhiều, ăn nhiều, so sánh ngẫm ngợi nhiều. Nhà văn tự hào cho rằng: “phở Hà Nội quyến rũ đến mức, chỉ cần sống chừng mười năm tại Thủ đô, rồi khi bất chợt phải xa nó thì tất thảy người ta bỗng cồn cào nhớ đến tức thở” [28; 37]. Rồi còn bún thang, bún riêu, mì vằn thắn, xôi, miến... Gu ẩm thực tinh tế của một trí thức phố cổ thể hiện trong lời bình luận, nhận xét về các món quà sáng, về cái hay dở, cái tinh tế, sự pha tạp, sự biến đổi các món ăn theo khẩu vị ẩm thực mỗi thời của thị dân. Giờ đây gu ẩm thực đang đi xuống, nhiều người ăn cốt lấy no, lấy nhiều hoặc ăn uống tạm bợ. Cái “vô thức fast-food” ăn mì ăn liền ám ảnh người ta cả khi có điều kiện thong thả, nên các hàng bún miến vỉa hè hay để thêm dăm gói “Hảo Hảo” trong gầm bàn để chiều một vài thực khách, lại còn món mì trứng chan nước dùng nấu hải sản đã đông lạnh, mì trộn nước sốt cà chua ngọt lờ lợ đỏ, mì vằn thắn thì “thô bạo” thêm con tôm sú to đùng, lá hẹ (đa phần thay bằng lá kiệu) thì cắt ngắn

đến phản cảm, thịt xá xíu luộc đại lên rồi bôi hoa hiên hoặc phẩm màu, mươi năm gần đây hầu hết các bát bún riêu còn có thêm một lạng tái bò đỏ lòm ...

Khách thì “ai đời đi Le xợt đi Honda 3.0 đỗ xuống mà đòi ăn phở ngan hoặc gọi cháo gà bắt kèm theo bát rau sống to tổ đùng” [28; 47]. Cũng đành chấp nhận quy luật “có cầu là phải có cung” như lời chị hàng bún thanh minh nhưng sao vẫn thấy ấm ức một nỗi bất bình “gánh bún ba đời nhà chị nằm ở ngã tư nhìn ra mặt hồ Hoàn Kiếm nhấp nhô mái ngói nâu trầm, nếu còn bà ngoại hay bà mẹ, chắc các cụ sẽ chua chát thở dài” [28; 47].

Biết bao nâng niu khi Nguyễn Việt Hà nói tới quà rong Hà Nội bằng hoài niệm. Nó hẳn phải có từ lâu lắm rồi, từ khi “cái đất Tràng An này được gọi là Thăng Long, là Đông Đô, là Kẻ Chợ. Phố xá khi ấy nhiều cây, trong trắng chưa có vỉa hè đường nhựa...” [27; 150]. Quà rong vốn do những người sống ở ngoại ô, ở các cửa ô gồng gánh những thức tinh hoa nhất của vùng mình đem vào nội ô để bán. Cũng có thức quà, thường là đồ ngọt, do thị dân gốc gác lâu đời ở ba mươi sáu phố phường làm ra. “Qùa Hà Nội ngon nhất, lạ nhất vẫn phải là hàng rong. Một cặp quang gánh (ví như bún phở miến...).

Một cái thùng gỗ (ví như tào phớ, bánh bao...). Vài ba cái mẹt (ví như xôi hoặc bánh cuốn...)”. Nguyễn Việt Hà xót xa khi khoảng dăm bảy năm lại đây theo đà văn minh đô thị, hồn cốt nhiều hàng quà rong đã sâu xa thất truyền, “a dua theo thời đại, quà rong Hà Nội thời nay ngày càng vắng thiếu tinh tế, cái điêu luyện hào sảng phố phường ngấm ngầm bị rơi rụng thành trơ trọc hợm hĩnh, các hàng quà chui dần vào các nhà hàng sáng choang cửa kính máy lạnh hoặc vớt vát giả trang theo kiểu xô bồ quang gánh vớ vẩn quê mùa” [27; 154],

“vỉa hè giờ đây lổn nhổn đủ mọi loại tạp nham quà rong của đám vụng về ngoại tỉnh (…) ẩm thực tinh tế cũ kĩ của người Hà Nội càng ngày càng hao hụt. Thế là phố cổ đã thêm một khoảng trống” [28; 168)... Xót xa, nuối tiếc nhưng trước quy luật biến thiên của đời sống đành ngậm ngùi: “cũng như Hà Nội bây giờ không còn phố cổ mà chỉ còn phố nhớ. Hà Nội sắp chẵn nghìn

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tạp văn - Nguyễn Việt Hà (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)