CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA CẢM QUAN ĐÔ THỊ
3.1. Hình tượng tác giả qua giọng điệu
3.1.3. Giọng trữ tình sâu lắng
Cảm hứng chủ đạo tạo nên giọng trữ tình sâu lắng trong tạp văn Nguyễn Việt Hà là cảm hứng hoài cổ của một cái tôi nội cảm tinh tế, tha thiết với các giá trị tinh hoa mà dân tộc đã kiến tạo được. Người đọc dễ dàng nhận ra độ đậm của sắc thái trữ tình toát ra từ một cái tôi nồng nàn trong cảm giác, cảm xúc, hoài niệm. Dấu ấn cảm xúc nhiều khi bộc lộ ngay ở nhan đề tác phẩm:
Bao giờ sỏi đá phôi pha, Nhớ quà rong, Mãi chẳng bất ngờ, Nhớ và quên, Sợ và không sợ, Ám ảnh tóc, Chơi vơi trăng thu, Đàn ông bật khóc, Sống như xuân mới, Vài thoáng nghĩ nho nhỏ, Thầy cũ bán quán, Thương quá đàn ông, Tuyệt vọng tự tin, Và một ngày đã dài hơn thế kỉ, Quá khứ có đường về, Đặc sản một thời, Yêu lại vợ cũ… Nhà văn đã phát tín hiệu tình cảm ngay từ đầu tác phẩm, rồi từ đó, đưa dẫn người đọc theo những cảm xúc, suy tư của mình.
Trong rất nhiều tác phẩm, hình tượng tác giả là hình tượng con người hiện tại hồi tưởng, tiếc nhớ về quá khứ với thế giới nội tâm xao động phức tạp. Anh ta biết mình thuộc về hôm nay nhưng lại vương vấn mãi với một thời vất vả, đơn sơ nhưng trong trắng, tinh tế, nồng đượm tình người. Anh lo ngại những giá trị đó bị pha tạp, mài mòn trong nhịp sống đô thị xô bồ, hối hả dù anh cổ vũ
cho sự phát triển. Anh hiểu tâm thế “nuối tiếc ăn rong các món của mình bằng kí ức”, kí ức về đất kinh kì, với không gian phố cổ, với nếp sống trọng cái thanh lịch, ôn nhu đoan trang, chung thủy, nghĩa hiệp… đồng thời cũng bị hấp dẫn bởi cái hăm hở, trẻ trung, tiện nghi, cởi mở của đời sống hiện đại.
Giọng điệu trữ tình của tạp văn Nguyễn Việt Hà không hiếm khi khiến người đọc cảm thấy cay cay nơi khóe mắt vì chạm vào hồi ức, kỉ niệm của chính mình. Đó là nỗi nhớ da diết của người Hà Nội lúc tha hương về những mái ngói thâm nâu, cây bàng lá đỏ, mùi hoa sữa nồng nàn, cái hanh hao se lạnh của làn gió mùa thu, mưa bay trên tháp chuông nhà thờ Lớn, “lá vàng rải dầy ngõ nhỏ (…), thỉnh thoảng mặt lá lại lấp xấp lăn theo gió heo may, làm nền cho những vời vợi thân cành gầy guộc đã chun chút một ít xanh non buồn bã in lên bầu trời vẩn mây nhấp nhô mái phố xám trĩu”[28; 44]. Nhớ đến nao lòng “bay bay mưa phùn liêu xiêu”, “ngòn ngọt có gió lành lạnh rét”, “mùi thơm của vài cái lá hơi ửng vàng trái mùa tiêu tao rụng”. Hà Nội đã thăng hoa trong những câu văn dồi dào trữ lượng cảm xúc: “Hà Nội từ ngàn xưa đã đậm đà mùi ngạt ngào bi tráng của cuồn cuộn sông Hồng, của âm ẩm khiêm lặng long lanh những mặt hồ. Phải chăng nhờ có Hà Nội mà nhiều người Việt đã biết thêm yêu nước Việt” [28; 46]. Biết bao nâng niu trân trọng thể hiện trong cảm xúc hoài nhớ da diết ngõ nhỏ, phố nhỏ nơi có căn nhà nhỏ của ông nhạc sĩ già “kiểu ẩn sĩ tinh hoa nhiều kỹ tính của Hà Nội cũ phố cổ”, nơi “tôi” lần đầu nghe nhạc Trịnh để rồi suốt những ngày tháng thăng trầm của đời, trải nghiệm bao hỉ nộ ái ố vẫn không thôi bâng khuâng, chập chờn khắc khoải nỗi nhớ. Phố cũ đổi thay, người nhạc sĩ già đã mất, căn nhà cũ thành quán cà phê “tôi đã từng ngồi ở đấy, cố đừng bải hoải nghe nốt Như cánh vạc bay và Tôi ơi đừng tuyệt vọng được các diva thời thượng ồn ào gào thét. Rồi tôi đi như trôi về phía khuôn viên có hang đá Đức Mẹ. Ôi đường phố dài lời ru miệt mài…Còn ai, còn ai. Giống như không biết bao nhiêu lần buồn nản, tôi níu kéo Trịnh Công Sơn cùng vào thánh đường, cầu nguyện cho những kỉ niệm thôi bớt phôi pha” [28; 12].
Những kỉ niệm về bạn học phổ thông, những rung động của mối tình đầu trong sáng như còn rưng rưng trong những cảm xúc, cảm giác nguyên sơ:
“buổi chiều cuối Xuân da diết sẫm lại vì mưa phùn giăng mịn. Phố xá mệt mỏi lên đèn. Cả lớp phổ thông bàng hoàng nhìn nhau. Thế là đã thật hết Tết.
Thế là tuổi thơ vĩnh viễn qua rồi” [28; 31], “chợt âm ẩm ứa nhói nhớ về cái lần ăn chung một que kem tham lam cắn vào tay bạn. Và người bạn ấy cũng đã dời phố đi xa, chắc vẫn mang theo cả vết răng tuổi thơ li ti sắc trong veo như là nước mắt” [27; 16]. Được lọc qua nỗi nhớ và cảm giác bất ý trước hiện tại, kỉ niệm trở nên đẹp đẽ thăng hoa, rưng rưng nước mắt.
Dù ham triết lí, quyết liệt phê phán chế giễu những gì xấu xa, giả dối, dung tục, Nguyễn Việt Hà vẫn là một người Hà Nội đầy lãng mạn hào hoa.
Anh yêu Hà Nội theo cách các nghệ sĩ “sành điệu” như Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân: “mầu nồng ấm của hồng đào phảng phất tinh hoa từ những người Tràng An muôn năm cũ”, “cái mùi nhè nhẹ lá gội đầu hương nhu có từ thuở các bà các cô Hà thành còn chưa biết cắt tóc ngắn dùng dầu gội lờ lợ mùi mỹ phẩm, nó thanh và thơm đến vô cùng” [29; 292]. Cái nhìn về nữ tính vẫn là cách nhìn truyền thống: “tóc là một trong vài ba bộ phận lãng mạn hiếm hoi mềm mại nhu mì vào loại nhất ở cái đẹp phụ nữ. Tóc là đặc trưng nét đẹp của đương nhiên đỉnh cao, vừa trong sáng hiển lộ mong manh lại vừa huyền bí kín đáo thâm ẩn”, “tóc là hồ của liễu. Tóc là mây của mưa (…) Các chị em ạ, hãy biết hãy giữ hãy kính trọng để muôn đời nâng niu lấy tóc” [27; 7].
Câu văn của Nguyễn Việt Hà ngập đầy những từ ngữ biểu cảm (tính từ, từ láy xuất hiện với mật độ cao): “những cây sấu cao vút, làm cho từng bóng đèn cao áp hết hẳn vô cảm, ngây thơ bật lên một ánh sáng xanh dịu dàng, mầu của khát khao ngong ngóng. Dưới thứ ánh sáng thiên thần đó, những chàng trai run run thêm can đảm nói được gần đúng lời muốn nói. Những cô gái bỗng bớt e thẹn ngập ngừng, mủm mỉm như vô thức ngầm khuyến khích cho người ấy cầm tay” [27; 32]; “Nắng thu trên phố nhẹ nhàng không bị dại nhạt,
gió thu qua cao ốc không bị lạnh khô. Trời thu Hà Nội thường rộng rãi, có lúc mây sẫm màu cồn cào thê thảm vần vũ, có lúc mênh mông tít tắp phóng khoáng cao xanh. Sao mà trời đất tự nhiên có ngày trăn trở phức tạp giống hệt như ngổn ngang lòng người, đang lâng lâng hào hứng hoan lạc chợt trầm xuống đột ngột nghẹn ngào bi tráng. Quả là một tiết mùa kì dị, thiên nhiên bỗng tương giao khăng khít vô cùng gần gũi đầy đẫm nhân tình” [27; 39].
Khi viết về những thói tục tầm thường, sự tha hóa đục ngầu của con người đô thị, Nguyễn Việt Hà hiện diện như một người khó tính đến khắt khe, đay nghiến, chế giễu sâu cay nhưng khi nói tới những phẩm chất cao thượng của con người, những giá trị văn hóa, gợi lại những hoài niệm hoặc miêu tả thiên nhiên tạo vật trong khoảnh khắc giao mùa anh lại là người nghệ sĩ đằm thắm, hồn hậu: “những góc phố những ngã tư đột ngột thanh thản rộng rãi thưa người. Nắng vàng rười rượi tung tăng đùa khắp mặt vỉa hè. Cây như cao hơn, lá như xanh hơn và thoang thoảng khắp đâu đấy nồng nàn nhiều mùi hoa” [27; 177], “ ngày xuân dông dài, trời và đất phơi phới uể oải chầm chậm trôi” [26; 82], “mưa phùn tiết xuân, vạn vật giao hòa đâm hoa chồi nụ” [26;
91]; là người đàn ông duy cảm điển hình: “Giống như tình phụ tử lúc nồng nàn thẳm sâu luôn mang khuôn mặt dịu dàng của một người mẹ thì ái tình lúc chót vót thăng hoa luôn mang diện mạo thiêng liêng của một người nữ…
Chao ôi, những người đàn bà đang yêu, đến bao giờ mới không thôi dệt tầm gai nữa” [28; 271]; hay là sự nuối tiếc những tinh hoa văn hóa của một thời nay chỉ còn “vang bóng”: “những đàn ông bán sách rong của một thời xưa cũ ơi, hồn ở đâu bây giờ” [29; 110].
Chủ thể lời văn thường từ đi m nhìn nội tâm mà bộc lộ cảm giác, cảm xúc trước đối tượng. Sự lựa chọn này đã phơi bày trọn vẹn chân dung tinh thần của một cái tôi đa cảm, ưu tư và ưa hoài niệm. Nguyễn Việt Hà là con người của đời sống đô thị hiện đại, rất thức thời nhưng cũng nặng lòng hoài cổ. Chính tâm thế hoài cổ đóng vai trò quan trọng làm nên giọng trữ tình sâu