CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA CẢM QUAN ĐÔ THỊ
3.2. Hình tượng tác giả qua cách thức tổ chức ngôn từ
3.2.2. Phức hợp nhiều phong cách ngôn ngữ
3.2.2.1. Sử dụng khẩu ngữ đậm chất “phố”
Nguyễn Việt Hà tâm sự: “Tôi trung thành với chủ nghĩa hiện thực. Càng mô tả thực bao nhiêu các hấp dẫn bấy nhiêu”. Với tinh thần này sẽ đòi hỏi một hệ thống ngôn từ tương ứng. Giống nhiều nhà văn đương đại khác như Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài…, lớp từ ngữ thông tục mang đậm chất khẩu ngữ được sử dụng phổ biến trong tạp văn Nguyễn Việt Hà. Đó là lớp ngôn từ gắn với sinh hoạt đời thường, rất suồng sã, bỗ bã, xù xì, thô nhám. Xuất thân từ Hà Nội, tắm mình trong đời sống đô thị thời mở cửa, anh thâu tóm được một lượng khẩu ngữ đậm chất “phố” khiến cho trang viết của anh ngồn ngộn, “tươi” và “thật”, “nóng rẫy” như chính cuộc sống đang cất tiếng.
Giống như tiểu thuyết, tạp văn của Nguyễn Việt Hà đậm đặc những khẩu ngữ mang “tinh thần đường phố”: “bọn họ khắc khổ hiểu, chay là phải chân thực, đương nhiên phải có thêm đôi chút chân dài” (Ăn chay);
“thế nhưng chưa là cái đinh gì, so với Sở Khanh thì lãng tử họ Đông vẫn là loại tay mơ tập sự” (Bi kịch Sở Khanh); “đẹp giai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ” (Số đếm của ô tô); “đại loại là những thứ chồng tiền nhiều như quân Nguyên, nhỡ có bị vợ rút trộm vài chục triệu thì cũng cứ tưởng là
„boa‟ nhầm cho con cave mặt xinh nào đấy” (Bạn học phổ thông), “với tất thảy bọn họ, tiền bạc hay hôn nhân chưa hẳn quá quan trọng, nó nhỏ như bò ăn cỏ” (Anh hùng tuyệt lộ)…
Cuộc sống hiện đại ùa vào tạp văn Nguyễn Việt Hà bằng những giọng nói, tiếng nói ồn ào, sinh động, bằng thứ “văn nôm” vừa thông minh hóm hỉnh đủ màu đủ vẻ lại vừa lai tạp bặm trợn. Những từ mới, những tiếng lóng, cả từ tục, câu chửi thề kiểu “vỉa hè” cũng tìm được chỗ đứng bình đẳng bên những từ hàn lâm, sách vở: “thật là một nỗi lo hơi bị sang trọng” (Sống với sách), “cái con bé mò cua bắt ốc tay chân cong queo ghẻ ruồi của thuở nào, chợt một ngày đắc thời đắc thế, vượt qua vòng hở hang áo tắm rồi vượt tiếp vòng ứng xử ngô nghê bỗng thăng hoa mà đăng quang thành hoa hậu” , “ngựa Xích Thố là dành riêng cho mông đít của Lã Bố hoặc Quan Công, các chiến tướng tầm thường khác cũng đua đòi trèo lên, không trượt chân dập mặt mới là chuyện lạ” (Bi kịch của lạ) “quả là những sắc đẹp kinh hoàng độc đáo”
(Đàn ông dở hơi), “chất lượng đàn ông dở hơi thuộc thời tem phiếu lúc nào cũng trên cả tuyệt vời” (Đàn ông óng ánh); “anh ấy (hoặc sỗ hơn là lão ấy) tiền đè chết người”, “những teen nữ khác đứng xung quanh hồi hộp lắng nghe dãi nhỏ tong tong rưng rưng thèm khát” (Tiền đè đàn ông), “yêu thì nói là yêu, không bao giờ làm ra cái vẻ đạo đức giả ngúng nguẩy ngây thơ cụ”(Tuyệt vọng ti u thư).
Không phải bao giờ Nguyễn Việt Hà cũng đủ tài năng để điều khiển các
“âm binh” ngôn ngữ để chúng không gây phản cảm nhưng phải thừa nhận trong nhiều trường hợp anh tỏ ra là “nhà cầm quân” tài năng trên sân chơi ngôn từ. Có những tiếng lóng đặt đúng văn cảnh đã giúp tạo ấn tượng về
không khí và sự hàm súc: “nói như vậy không có nghĩa ngày xưa đàn ông chỉ toàn hát những tráng ca những hùng ca mà họ hát tình ca cũng vô cùng “mả”
[28; 21], “nếu thí sinh chỉ nhõn hai người như trường hợp Sơn Tinh, Thủy Tinh thì có thể vua và hoàng hậu cùng chấm” [28; 162], “ngày xửa ngày xưa, khi mà phụ nữ phương Đông còn nhiều đoan trang tiết hạnh, nếu có ai đấy nhỡ bị lộ hàng, thì thường bị đám đàn ông mặt dày xanh um đạo đức cùng đám đàn bà nhăn nheo rêu phong hốt hoảng kêu là đồ hớ hênh” [29; 141],
“cái mẫu câu hung hiểm nhưng mang vẻ thiết tha sến này đã làm cho không biết bao nhiêu đàn ông lương thiện trượt ngã vào hôn nhân” [29; 150]…
Có khi ta bị “sốc”, cũng có khi ta thấy “đã” trước một từ thông tục vì nó giúp ta giải tỏa nỗi bức xúc trước những điều bất ý: “Đây là hai câu vào loại nhẹ nhất trong bài thơ có nhan đề Đời có ra chi mà đéo chửi” (…) “Vì thế, cao bồi già thường nhìn các nhà “Hà Nội học” bằng cái nhìn “đểu”. Với họ, những nhà đấy ngoài việc thuộc tên phố thì còn lại chẳng biết cái quái gì” [28;
23], “mẹ kiếp, tình thiêng liêng thầy trò chứ có phải dung tục tình thò chầy đâu”, “cái thằng được nó nức nở ôm là thằng lớp phó học tập, học giỏi vãi tè”
[27; 28];“Tổ sư những thằng ngu ngơ đưa, thời này là thời nào”, “có anh bưu tá hay chữ, suốt ngày bị đọc cái mẫu câu lục bát “sến vãi” thì phát phẫn, bèn viết thêm Thư này ông đéo gửi ngay. Đ xem tình cảm chúng mày đến đâu”
[29; 206]; “đã vất vả thì phải cố gắng vươn lên, còn vươn lên với đời tới đâu thì kệ mẹ” (Lên đời), “thà chết mẹ nó trôi còn hơn” [28; 218], “nếu bỏ cái khăn đội đầu ra, bố ai biết là vị nào đúng tiến sĩ” [29; 52]... Ngôn từ kiểu như thế vốn là một phần của cuộc sống đời thường nơi phố thị. Né tránh hay đối diện khi ứng xử với nó tùy thuộc quan niệm của nhà văn. Nguyễn Việt Hà coi trọng tính xác thực, khách quan của hiện thực nên đã để cho sự vật, hình tượng hiện ra bằng “hình thức của bản thân hiện thực”.
Am hiểu văn hóa dân gian, anh cũng có khiếu vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào mục đích trào lộng:“có vài đàn ông được Chúa thương, vẫn kịp bơi
vào bờ, nhưng thần sắc rũ rượi giống hệt thằng chết trôi” [28; 218]; “bởi vậy có đông cụ ông bi quan khôn sớm, âm thầm nhặt nhạnh gửi ít tiền còm vào sổ tiết kiệm, đề phòng gặp cảnh trái gió trở giời thì còn biết đường mà theo phương hướng trẻ cậy cha, già cậy …tủ” [28; 273]; “ở những nhà này, thường thì con chị đi, con dì lớn, lần lượt thứ tự xếp hàng hớn hở vào hôn nhân, nhưng thỉnh thoảng cũng hay gặp cái cảnh còi to cho vượt. Cô chị cả đang chổng mông mà gào thì cô em út bỗng dưng phởn chí lên xe hoa” [28; 184],…
Nguyễn Việt Hà thường vận dụng chất liệu thành ngữ, tục ngữ, ca dao theo lối liên văn bản. Anh không trích nguyên văn mà chỉ lấy ý hoặc dẫn một vài từ để đưa đẩy, “trích sai”, trích nhại, bình tán theo lối “áp đặt” để gợi ra những liên tưởng bất ngờ, thú vị: "Cái câu thành ngữ Vênh vênh như bố vợ phải đấm không phải ngẫu nhiên mà có. Nguyên bản của câu này được các học giả có đông con gái tranh cãi rất nhiều (…) Con rể có đấm bố vợ không là chuyện xưa nay khó đoán. " [27; 193], “ngày nay, hoa hậu nhởn nhơ đi lại đầy đường, liên tục cười đến cái thứ ba cái thứ tư mà chẳng thấy thành nào đổ nước nào xiêu, giao thông vẫn ngăn nắp xã hội vẫn yên tĩnh” [27; 196], “xã hội bây giờ đang phè phỡn tươi đẹp, chuyện tặng nhục nhau đã trở thành nhỏ như bò ăn cỏ, chỉ duy bọn thảo dân dở hơi mới thèm đếm tính. Còn với các đại gia dư dật đủ hơi, miếng ăn đương nhiên đơn giản chỉ là miếng thịt” [29;
14]; “vậy mà không biết bao nhiêu ngây thơ thiếu nữ thậm chí cả thập thành thiếu phụ, cứ khi đã yêu lại nông nổi mở ống cho cá trê thoăn thoắt chui qua chui lại” [29; 79]…
Nhiều câu thơ dân gian được tạo sinh nghĩa mới: “Chẳng tham bạc chẳng tham vàng. Chỉ tham hố xí nhà nàng hai ngăn” [29; 152]; "Ai ai mà cũng khỏa thân. Thì đứa mặc quần là đứa khiêu dâm"; “Mặt méo mó thì có đồng tiền. Mặt vuông chữ điền đồng tiền không có” [28; 80]. Nhiều ca dao mới:"Sợ nhất công an chào ta. Về nhà sợ nhất vợ già khỏa thân"; "Anh yêu em như trưởng phòng yêu họp. Tuần ba lần chưa thỏa em ơi" [26; 22]…
Ngoài những từ đặc trưng cho khẩu ngữ (bốc phét, đê mê sướng lắm, hừng hực, ngu, chẳng nước m gì, ăn thua gì, nước non gì, biết tay, cực
“chất”, cực kì, rưng rưng rơm rớm máu quằn quại, chẳng là cái quái gì, hèn bỏ m , hơi bị quá, hơi bị muỗi, thối không th ngửi, vô cùng mả, trên cả tuyệt vời, sến vãi, củ chuối, đ p dã man…), rất nhiều tổ hợp từ được người ở đô thị hiện đại “sản xuất” được Nguyễn Việt Hà kế thừa và sáng tạo thêm (xưa như Diễm, nhỏ như bò ăn cỏ, thoải con gà mái, tiền đè chết người, tiền nhiều như quân Nguyên, cắm sừng, hồn nhiên như cô tiên cởi truồng, bé như quan chức giỏi né, không có quà cho đàn bà xấu, nhặt lá đá ống bơ, bán mình cứu
“nét”, phi công trẻ lái máy bay bà già, đang tuổi mãn “teen”, hàng khủng, sát thủ đầu mưng mủ, “cháo quát bún chửi”, “ăn rùa” được một dự án, vớ được “gà”, nhanh như hoa hậu tụt váy, thần điêu, ho ra thơ thở ra văn, teen ơi là teen, “một nửa đàn ông là đàn bà”, thông thốc giôn len nôn…).
Bằng việc sử dụng lớp ngôn từ thông tục, bình dân, mang đậm chất khẩu ngữ, chất “phố”, Nguyễn Việt Hà hiện diện như một người viết coi trọng tinh thần hiện thực, ghét lối thi vị hóa, ghét sự trịnh trọng, trang nghiêm gò bó.
Đấy là một cá tính yêu thích tự do, phóng túng, nhạy cảm với cái mới, sắc sảo hoạt ngôn. Con người ấy không chỉ dựa vào tri thức sách vở mà rất giàu vốn sống thực tế, giỏi quan sát…