Về đô thị Việt Nam thời hội nhập

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tạp văn - Nguyễn Việt Hà (Trang 59 - 69)

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA CẢM QUAN ĐÔ THỊ

2.2. Hình tượng tác giả qua cảm quan đô thị

2.2.2. Cảm quan đô thị của một thị dân

2.2.2.2. Về đô thị Việt Nam thời hội nhập

Quan tâm, gắn bó với mọi vấn đề của đời sống đô thị hiện đại, từ những vấn đề chính trị xã hội tới những mối bận tâm cá nhân đời thường nhất, tạp văn Nguyễn Việt Hà hào hứng đề cập đến vô số câu chuyện của con người đô thị thế kỉ 21: chuyện công việc, chuyện tình cảm, chuyện mua danh, chạy chức chạy quyền, tham ô hối lộ, cách hành xử của đàn ông, đàn bà, chuyện cổ phiếu, chứng khoán, bói toán, phong thủy, những mối quan hệ phức tạp, những sinh hoạt bình dân... Nguyễn Việt Hà dường như quen thuộc đủ mọi tầng lớp thị dân: quan chức, trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân, ca sĩ, diễn viên, hoa hậu, người mẫu, dân lao động phổ thông... với muôn vàn cung bậc hỉ nộ ái ố của họ trong dòng chảy cuồn cuộn hối hả, xô bồ của nhịp sống mưu sinh.

Nói về xã hội đô thị đương đại, Nguyễn Việt Hà thường dùng những tính từ, động từ chỉ sự tha hoá, những lối diễn đạt phảng phất “umua đen” như:

đua chen, giành giật, nông nổi, nhếch nhác, phù phiếm, pha tạp, thô bạo, hung hăng, đục ngầu, vô cảm, nhàn nhạt, dung tục… Đó là một cuộc sống phức tạp, đầy biến động khôn lường, là “cuộc đời nhiều thăng trầm bất trắc”

,“cuộc đời đen bạc đầy phản phúc”, “thời đại nồng nặc mùi giấy bạc của ngày hôm nay” ,“cái thời A còng anh tơ nét, một thời mà đám đàn ông nói năng lẫn lộn đến mức, ông thì nhang nhác ti tiện giống thằng, còn thằng thì huênh hoang hợm hĩnh giống như ông” [28], một “thế giới nham hiểm thế kỉ 21 đang phẳng với nền kinh tế thị trường bất trắc” [28; 108]. Ở nền kinh tế thị trường nồng nặc mùi tiền đó, “quanh một người bình thường luôn thập diện mai phục không biết bao nhiêu là đớn đau bất trắc”, thương trường là chiến trường, nơi

“lẫn lộn hắc bạch đúng sai”; giá cả thì “tưng bừng lạm phát”;“trừ giá vàng đang lên còn hình như mọi thứ đều tụt xuống”, thị trường mù mờ toàn hàng giả, đồ thị chỉ số VN-Index thì lên xuống “nhang nhác theo hình cái nạng”; cổ phiếu lên xuống bất thường. Đời sống văn hóa tinh thần ồn ào tạp nham, các gameshow truyền hình thì đầy giám khảo “the thé tranh cãi khoe khôn”, đạo diễn chờ làm phim “cúng cụ”, hoa hậu người mẫu bị scandal, báo mạng, báo viết thì update

“nồng nỗng” những chuyện “ca sĩ lộ quần sịp”, “người mẫu trót hở ti” rồi “emxi trót tụt váy”… Rất nhiều các chuẩn mực bị nhiễu loạn: sữa bột có melanin, phoócmôn trộn vào bánh phở, trán các tiến sĩ dán bằng giả, đàn ông đàn bà phản bội ngoại tình, quan chức tham nhũng… Con người loay hoay, hối hả đua chen kiếm tìm danh lợi trong vòng quay chóng mặt của kinh tế thị trường. Bức tranh đời sống đô thị thời hội nhập hiện lên chân thực, sinh động dưới cái nhìn hiện thực sắc sảo, vừa hoài nghi lo âu vừa chế giễu, vừa trăn trở, xót xa. Đó là nỗi lòng ưu thời mẫn thế của Nguyễn Việt Hà.

Anh nhìn ra cái phi lý đáng ghét, cái hăm hở đáng thương của những con người bị đồng tiền bắt làm nô lệ: những “quần hùng tranh danh, quần ngư tranh thực, quần nữ tranh chồng” [26; 90], những đại gia “có chức có tiền có côléttơrôn trong máu có nhiều mỡ ở bụng” đang phấn đấu “ăn chay để sống”,

để thêm sức ăn chơi, nghĩ cách bòn rút tiền của nhà nước, khi bị phơi sáng ra trước công đường vẫn mặt dầy lươn lẹo chối tội, trốn tránh trách nhiệm kiểu như “quy trách nhiệm trong vụ này rất khó, vì sự việc diễn ra cả chục năm rồi.

Mỗi thời kì phải chịu một trách nhiệm khác nhau.” [26; 53]. Trí thức thì nhan nhản cử nhân, thạc sĩ tại chức, tiến sĩ mua bằng, “điều quan trọng là bằng đẹp viền dấu son đỏ chứ không cần phải tò mò chuyện học thế nào và học từ đâu”

[26; 137]; nhiều kẻ đạo đức giả, chỉ có hư danh không có thực tài đã làm ô nhiễm xã hội gây phẫn nộ như vụ “tá lả tiến sĩ” hay thầy giáo gạ tình học sinh... Thương nhân thì hùng hục lao vào chụp giật, đua chen, mọi vui buồn chỉ tập trung vào chỉ số lên xuống của cổ phiếu, của giá vàng. Giới showbiz với người mẫu, hoa khôi, diễn viên, ca sĩ thì nông nổi đánh bóng tên tuổi, tạo scandal, mờ mắt chạy theo danh vọng, tiền của mà bán rẻ nhân phẩm “bây giờ nền kinh tế thị trường toang hoác mở nên xung quanh hoa hậu luôn luôn thập diện mai phục đủ cả sĩ nông công thương lẫn lộn nhiều bọn hạ lưu vô sỉ, tài thì chưa thấy đâu nhưng tiền thì lanh canh xủng xoẻng” [26; 59]. Công chức thì nhạt tẻ, nhếch nhác, an phận một cách đáng thương…

Con người trong nhịp sống đô thị hiện đại phải hối hả chạy đua với thời gian, “ăn nhanh ngủ kỹ, tỉnh dậy là hừng hực đua tranh dẫm đạp nhau kiếm sống” [28; 206], nhan nhản những kẻ lừa thầy phản bạn, dối trá, gian xảo bán mua quyền chức, điên dại vì tiền, trơ trẽn đạo đức giả... “từ lừng lẫy đại quan thừa kế xe hơi nhà lầu đến đám đầu tắt mặt tối vất vả thương gia đều cố sức hùng hục kiếm danh [29; 40]. Tất cả cuống quýt, điên cuồng trong giấc mơ đổi đời, lên đời ngông nghênh, hợm hĩnh, dư dật: “Lên đời là phải sở hữu xe hơi nhà lầu, là phải du lịch Âu Mỹ với mấy em bồ nhí chân dài. Người ta bất chấp mình là ai, thi nhau bỏ tiền học sang, đòi sướng bất chấp hệ luỵ: “một làng thanh bình trồng rau bón bằng phân tươi ở ngoại ô, đột ngột một ngày ăn rùa được một dự án giời ơi, đất nông nghiệp đang yên ả xám bổng chuyển sang hon hỏn màu bìa đỏ, một mét tiền trăm chợt vọt lên thành triệu. Tự nhiên nửa làng mang thói quen

xức nước hoa ngồi xổm ăn búp phê tại khách sạn năm sao, còn đám thanh niên sành điệu tối cuối tuần đi karaoke tay vịn nốc Giôn xanh bằng cốc vại” [29;

277]. Và những kiểu tư duy “thời thượng” này đã ngấm vào cách nghĩ của giới quan chức khiến bọn họ “thích thú muốn làm những thứ thật dài, thật to, thật rộng, đại loại là một thứ để đời. Bọn họ không cần biết đại đa số người Việt đang tần tảo sống giữa những gom góp của bao nhiêu cái nhỏ” [29; 278]. Ở “cái nhân loại xác xơ mệt mỏi này”, trong “cuộc sống vô cảm hôm nay”, niềm tin mất giá đến mức con người dạy nhau thuộc lòng một bài học kinh dị: “Con hãy nhớ, khi vào đời thì ngay cả bố mình cũng không thể tin được” [28; 127].

Cái “xã hội đồ hộp” với thói quen “xài” fastfood giống hệt nhau đã đẻ ra vô số những cái nhàn nhạt tầm thường, dung tục và đầy rẫy những nghịch lí trớ trêu. Trước đây, thời kinh tế khó khăn, vất vả nhưng “trong trắng đơn sơ”,

đẫm đầy tình người” không hiếm những giá trị nhân văn cao cả, còn nhiều người đàn ông tử tế trọng danh hơn lợi, không chịu được bất cứ cái gì dung tục đểu giả. Bây giờ thì nhan nhản những kẻ đạo đức giả, nguỵ quân tử, ti tiện, đớn hèn: “hầu như đã hết những người gàn vì chữ, hâm vì tình mà nhốn nháo phần đông là lẩn thẩn vì tiền” [28; 145], “bọn họ thường luyện tập sành sỏi ba môn điền kinh phối hợp mà thành ngữ Việt quen gọi là Ném đá giấu tay, Thọc gậy bánh xe Gắp lửa bỏ tay người”, “làm học thuật thì trộm ý trộm chữ, làm kinh tế thì trộm chức trộm tiền, vô cùng khó phát hiện… tuy vẫn bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng nhưng nghênh ngang xưng xưng mặt dày đi rao giảng cho thiên hạ về Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Làm từ thiện thì đài báo ti vi phải rầm rộ biết, cúng được chút công quả thì lải nhải kể lể rưng rưng” [28; 57].

Đám nguỵ quân tử đó cố xây cho mình những giá trị nhang nhác giống đạo đức, những tham vọng mụ mị điên cuồng được khéo léo che giấu dưới vỏ bọc chí công vô tư không thèm danh lợi, “mồm nói không cần nhưng đít âm thầm phấn đấu”, “thích ra vẻ dè bỉu đám đông nhưng trong sâu luôn bị ám ảnh dằn vặt bởi cái hư danh do vẫn cái đám đông ấy lẫn lộn phong tặng” [28; 85].

Đàn bà thời hiện đại cũng đã khác xưa nhiều lắm. Bao trân trọng, nuối tiếc khi nhà văn nhắc tới những người mẹ, người vợ của một Hà Nội chuẩn mực (“khác với đám ồn ào thiết tha về nhất”) thường cam chịu nhường nhịn về nhì, ôn nhu đoan trang, chứa chất rất nhiều chung thuỷ, tảo tần, nhẫn nại, hi sinh vị tha. Có những người con gái trong trắng trót sa vào ái tình thì ngu ngơ “chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”, luôn bẩm sinh một tình yêu hồn nhiên, thánh thiện, cao thượng. Phụ nữ ngày nay thật tự tin, thật thông minh, sắc sảo

“họ đeo kính hoặc không đeo kính. Họ làm thơ và làm kinh tế đều giỏi. Vững vàng trong cư xử, trách nhiệm trong công vụ, đứng đắn trong tình yêu. Họ đang và đã có tất cả chỉ duy nhất thiếu ôn nhu” [26; 173]. Nhà văn đau đáu tự hỏi có đáng lo, đáng buồn không khi ngày càng ít đi những người phụ nữ ôn nhu không tiếc nhan sắc, bất cần danh lợi chỉ biết dịu dàng, hi sinh, yêu thương chung thủy? Các thiếu nữ đau khổ vì thất tình đã trở nên tuyệt hiếm bởi “chẳng ai ngu gì mà lại đi chết vì yêu. Nếu chơi game quá giờ nhiều nàng vô tư bán mình cứu nét, và nếu gặp đại gia phụ bạc họ sẵn sàng cắt cổ thằng chả(…) đứng xa 50 mét đã biết đối tác mang ví có đô hay tệ. Khi cùng đường bắt buộc phải quyên sinh, họ luôn nhường cho người tình uống thuốc chuột trước rồi nghẹn ngào co cẳng chạy về báo cấp cứu” [29; 170].

Nói về chuyện bán mình, nhà văn luận rằng cuộc đời vốn đầy bất trắc nên chuyện đó có thể xảy ra với cả “lỗi lạc anh hùng hay giai nhân lương thiện”, nếu không gặp đại biến cố thì hiếm ai lại làm điều đó. Nó khác hẳn ở cái xã hội hôm nay, chuyện bán mình thuần tuý vì lí do dung tục: “không có tiền thì cạp đất ra mà ăn à. Chẳng cần lâm tuyệt lộ, chẳng cần nhà tan cửa nát, người ta vẫn nhí nhảnh vô tư đem mình ra bán nếu cảm thấy hơi đoi đói” [29;

235]. Nguyễn Việt Hà chua chát mai mỉa “đâu rồi tiếng thét thất thanh của Thuý Kiều dẽ ra cho thiếp bán mình chuộc cha, mà chỉ thấy người đẹp nghẹn ngào nức nở xê ra đ thiếp bán mình chuộc xe” [29; 235].

Đời sống đô thị hiện đại buộc con người sống nhanh hơn, gấp hơn, ham hưởng thụ hơn nên vô tình hoặc cố tình chà đạp lên đạo lý. Trong xã hội thực dụng đề cao vật chất, mối quan hệ giữa con người với nhau dần lỏng lẻo đi đến thờ ơ vô cảm, “tại những căn nhà bêtông nhôm kính chồng chất lên nhau ở phố (đặc biệt là ở những cái gọi là chung cư cao cấp), nơi đáng ra lênh láng tiềm năng tình hàng xóm thì người ta lạnh lẽo mất hẳn khả năng yêu được một người ngay sát cạnh” [28; 278]. Chỉ từ một chuyện tưởng chừng rất nhỏ như “hỏi đường”, tác giả đã làm một phép so sánh: “Tới một miền quê yên tĩnh, nếu hỏi, người ta thường trả lời đầy nhiệt tình dài dòng và chân chất chi tiết…nhận được bao nhiêu ăm ắp thuần khiết tình người” [26; 89], còn ở giữa đô thị thanh lịch “ngời ngời sang trọng” thì đáp lại câu hỏi rụt rè đầy khép nép có thể là một cái nhìn “trắng dã nghi hoặc đã cạn kiệt niềm tin”, “cái cục cằn nhíu mày và câu trả lời cụt lủn “đi thẳng”. Dù biết một hiện tượng đơn lẻ chưa đủ khái quát người đô thị đang trở nên thô bạo nhưng nó cảnh báo cái tinh tế thanh lịch ở thị dân đang có nguy cơ cạn kiệt. Theo tác giả có thể là do cuộc sống đô hội quá đông đúc ồn ào, quá nhiều bon chen gấp gáp không cho con người có cơ hội nhìn lại mình “nói chung, khi đang vội người ta rất khó thành thiện lương và hay sơ ý làm tổn thương người khác” [26; 89]. Con người đô thị hiện đại trở nên thật cô đơn và đáng thương. Những mối quan hệ thiêng liêng trong gia đình cũng suy thoái nói gì đến ngoài xã hội! Có thằng con trai dư dật tiền của đang hăng máu đua chen trên đường hoạn lộ đưa mẹ vào phụng dưỡng ở trại dưỡng lão. Có thằng rể thuở hàn vi nhờ bố vợ, khi đã có chút danh, chút tiền của bỗng “thăng hoa sinh hỗn”. Vợ dối trá, cho chồng mọc sừng; chồng lập công ti tuyển thư kí chỉ để ngủ. Bạn bè quay lưng phản bội lừa gạt lẫn nhau; các cô chiêu cậu ấm con cái nhà dư dật, tiền nhiều đến mức “tẩu hỏa nhập ma” rửng mỡ tiêu pha không mục đích, “bọn họ uống Giôn xanh chỉ vì giá của nó là hai triệu, nuốt thuốc lắc là vì bỗng dưng được nhún nhảy quay cuồng” [28; 231]…

Rất nhiều giá trị thiêng liêng như tình yêu, hôn nhân đã bị con người thời hiện đại làm cho dung tục tha hóa. “Thanh niên bây giờ yêu nhau đã vắng hẳn sốt ruột. Cái tin nhắn thô lỗ đã giải thích tất cả [27; 33], chỗ hẹn có thể rất dung tục là nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, “nàng mơ màng nghĩ tới một trung niên đại gia đi Le xợt, mông đít giắt ví tiền cồm cộm. Chàng khát khao mơ về một góa phụ chủ cửa hàng hoặc giám đốc công ty, ngực bơm silicôn lấp lánh dây chuyền mặt ngọc” [28; 278]. Trong tiểu thuyết và tạp văn của Nguyễn Việt Hà luôn có cảnh tình yêu bị ném vào những hình ảnh của tiện nghi và tiền bạc: hoặc những nhãn rượu ngoại được nhắc đến nhiều lần như một kiểu quảng cáo trá hình đầy hài hước, hoặc những túi xách hàng hiệu Louis Vuitton, xe hơi, ví tiền, trang sức, thịt chó, đồ ăn… Tình yêu ngay từ đầu đã nhuốm mùi vật dục nên sự hư hao của nó diễn ra rất nhanh. Người ta chọn hôn nhân như nhà đầu tư chơi chứng khoán, lãi suất, lợi nhuận đặt lên hàng đầu,“những người này thường lựa những nhà có danh vọng có tiền nhiều có con trai hơi đần có con gái hơi xấu thì trắng trợn đem hết nhân cách tư cách kiểu cách đầu tư” [27; 46]. Chuyện cưới xin cũng trở nên ồn ào, dung tục,

“việc thế giới trở nên phẳng đã làm tục cưới ở Tây vào ta đông chẳng kém gì tục Tầu. Lễ dạm hỏi đã có nhạc hít hốp và lễ cưới đã có video clip chiếu cảnh tân lang tân nương sắp sửa động phòng” [27; 163]. Sự dung tục tầm thường nhuốm màu vụ lợi đã phủ trùm lên cái nghi lễ vốn được coi là trọng đại bậc nhất của một đời người: “bố mẹ vợ thanh thản trút nợ hoan hỉ tiễn nhà giai ra tận đầu ngõ. (…) Cô dâu chú rể đứng chặn khách ở lối về. Ai quên chưa đưa phong bì thì đưa nốt…” [27; 114].

Xã hội càng hiện đại, tốc độ đô thị hóa càng nhanh thì khoảng cách phân chia giàu nghèo càng được khơi sâu, những nghịch lí càng nhiều. Nguyễn Việt Hà bất bình trước một nghịch lí trớ trêu: nữ ca sĩ “e-lít” (tinh hoa) của nhạc “đi hát, đi tập, đi chơi bằng xe hơi, thông thạo ngoại ngữ ở mức có thể đọc sách và giao tiếp thoải mái với bạn bè nước ngoài, sống trong một ngôi

nhà tiện nghi tràn ngập ánh sáng và màu xanh của cây lá, ngày dành 2 tiếng để tập yoga và thể hình nên dù tuổi đã 36 mà vẫn như còn con gái”; trong khi

“e-lít” của công nhân, nông dân “đi cấy đi cầy đi vào xưởng máy bằng đi bộ.

Chưa biết tiêu tiền vì chưa có nhiều tiền. Dĩ nhiên cũng sống trong một ngôi nhà có duy nhất tràn ngập ánh sáng và màu xanh của cây lá. Ngày ngày đều đặn dành tám đến mười tiếng để lầm lũi trên ruộng trên đồng trên kho trên bãi nên dù vẫn còn con gái mà trông giống hệt thiếu phụ đã 36 tuổi” [26; 62].

Chuyện hoán đổi vai trò đầy bi hài của vợ chồng thời hiện đại sản sinh ra khái niệm “chồng ngoan” khiến tác giả cay đắng bình luận: “hơn ba mươi năm hòa bình ở ta, thì việc có có các bà vợ biết làm chánh phó tổng giám đốc, biết kiếm tiền như rác, biết lái xe hơi, biết sẵn sàng li dị là chuyện không hề hiếm.

Nửa đêm giờ tí canh ba, vợ lảo đảo say rượu đi về muốn nôn thì chồng ngoan phải biết “ứng phó phù hợp với khuôn phép”, ân cần lấy khăn ấm, lấy chậu sạch mềm mại nâng niu mà để cạnh” [27; 43]. Chuyện nhảm nhí nhố nhăng lẫn lộn đánh rơi giới tính cũng bị nhà văn chế giễu: “vẫn là con trai ấy, bây giơ a dua sống ở đô thị bỗng đột ngột trở nên khác. Anh ta lơ đãng ăn trưa ở Ciao rồi bơ phờ sành điệu mút mát cắn cắn ngón tay ở cà phê Phố. Đôi lúc ưỡn ẹo trèo lên truyền hình nhí nhảnh cô đơn trả lời phỏng vấn” [27; 96].

Dường như một trong những mối bận tâm lớn nhất của con người hiện nay là tiền tài danh vọng. Họ tìm mọi cách, mọi giá để có nó, nông nổi đặt niềm tin vào những điều xa vời phù phiếm, mà một trong những biểu hiện nông nổi là bệnh mê tín, “sính phong thủy”. Người ta mê muội tin rằng phong thủy là cái thuật chú trọng vào việc dò tìm ra cách phát phú phát quý, “nhanh chóng biến một người bình thường thành vinh hoa khác thường” [27; 171].

Người ta luôn khát khao được biết mọi điều về tiền vận, hậu vận, nô nức tìm đến những “nhà” tiên tri, ngoại cảm với muôn vàn cung bậc “nghèo muốn bớt nghèo giàu muốn giàu thêm. Họ lo lắng về thái độ người thân đã mất, có phù hộ độ trì cho người sống buôn bán trót lọt được không. Thi cử quay cóp được

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tạp văn - Nguyễn Việt Hà (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)