KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1.Kết luận

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học quy nhơn (Trang 70)

- Có các bài viết/ công trình nghiên cứu đăng báo, tạp chí Có ít nhất một công trình nghiên cứu mỗi năm

N Mean Std Deviation

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1.Kết luận

1. Kết luận

Toàn bộ kết quả nghiên cứu đã chứng minh mục đích nghiên cứu đã đạt được: việc xây dựng bộ công cụ đo lường chất lượng HĐGD dưới phương thức ĐNĐG và GVTĐG đã được thực hiện và hoàn thiện ở Chương 2, Chương 3 thể hiện mục đích thứ hai là “Đánh giá chất lượng HĐGD của GV trường ĐHQN” đã đạt được.

Các câu hỏi nghiên cứu lần lượt được giải đáp, cụ thể:

- Câu 1: Khái niệm Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu được lựa chọn để định hướng cho toàn bộ nghiên cứu (Mục 1.2.3 của Chương 1).

- Câu 2: Cách tiếp cận (Mục 1.5 của Chương 1) và toàn bộ Chương 2 đã đề xuất và chứng minh sự phù hợp của bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, phương thức và công cụ đánh giá chất lượng HĐGD tại trường ĐHQN.

- Câu 3: Toàn bộ Chương 3 đã chứng minh CLGD của GV trường ĐHQN được đánh giá đạt chất lượng tốt ở hầu hết các tiêu chí và ở tất cả các tiêu chuẩn dựa theo kết quả của GVTĐG (8,3% rất tốt, 83% tốt, và 8,3% khá) và TBM đánh giá (91,6% tốt, 8,3% khá). Khi so sánh sự kết quả đánh giá giữa hai nhóm về các tiêu chuẩn, tiêu chí thông qua phân tích ANOVA, có bốn tiêu chí (33,3%) có điểm số đánh giá tương đương nhau giữa hai nhóm, tám tiêu chí còn lại (66,6%) có điểm số khác biệt. Tất cả 4 tiêu chuẩn (100%) là khác nhau về đánh giá của bản thân GV và TBM.

Khi xét ở phạm vi các khoa, kết quả của GVTĐG và TBM đánh giá đều cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa một số khoa, GV Khoa Ngữ văn tự đánh giá có kết quả trung bình cao nhất và GV Khoa Lịch sử tự đánh giá thấp nhất, kết quả TBM Khoa Ngữ văn đánh giá CLGD của các GV có giá trị cao nhất còn TBM khoa Giáo dục thể chất & Quốc phòng lại có kết quả thấp nhất. Cũng xem xét kết quả của từng nhóm ở phạm vi tổ chuyên môn thì kết quả giữa các tổ do GVTĐG và TBM đánh giá cũng có sự chênh lệch. GV tổ Lý thuyết tiếng tự đánh giá có giá trị điểm số trung bình cao nhất, GV tổ Lịch sử

71

Việt Nam tự đánh giá thấp nhất. TBM tổ Ngôn ngữ có kết quả đánh giá cao nhất và tổ Giáo dục thể chất đánh giá thấp nhất.

Với kết quả đã thực hiện được, Nghiên cứu đã chứng minh tính khả dụng của bộ công cụ đánh giá. Bộ công cụ này sẽ góp phần hỗ trợ công tác kiểm định và quản lý CLGD, nhằm mục đích nâng cao hơn nữa CLGD nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung của trường ĐHQN.

2. Đề xuất

Căn cứ vào kết quả đánh giá CLGD và ý kiến thu thập được từ bảng hỏi dành cho GV và TBM, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị nhằm đảm bảo và nâng cao CLGD cho trường ĐHQN ở ba phương diện:

Về cơ sở vật chất

Nhà trường nên nâng cấp các phòng học thuộc các giảng đường A2, A3, trang bị thêm các phòng học đa chức năng để giải quyết tình trạng cầu vượt quá cung như hiện nay.

Dự án Trang bị projector cho tất cả các phòng học nên sớm được triển khai vì điều kiện mỗi khoa một projector như hiện nay không đáp ứng nổi nhu cầu sử dụng bài giảng điện tử cho mỗi giờ học.

Hệ thống loa, đài, đèn, quạt nên được kiểm tra định kỳ để đảm bảo giá trị trị sử dụng.

Về Đội ngũ cán bộ giảng dạy:

Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy quyết định chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục, vì vậy các GV trường ĐHQN cần tham gia một số hoạt động sau để nâng cao CLGD cho chính mình và cho nhà trường:

- Đi tu nghiệp ở nước ngoài để tiếp cận những tri thức mới, những trào lưu giáo dục mới trên thế giới về áp dụng cho trường;

- Nâng cấp trình độ ngoại ngữ và tin học;

- Liên tục cập nhật tri thức mới, cải tiến phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, đa dạng hóa các hoạt động học tập, phát huy tối đa năng lực tư duy và sáng tạo của học viên;

72

- Biên tập giáo trình, đăng ký nhiều hơn các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và Nhà nước;

- Tự xây dựng kế hoạch đánh giá định kỳ công tác giảng dạy của bản thân để kịp thời khắc phục hạn chế và phát huy những ưu điểm của mình;

- Tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin, các câu lạc bộ phát triển chuyên môn,… để làm mới bản thân và để không tụt hậu so với tốc độ phát triển vượt bậc của xã hội.

Về công tác quản lý

Một thực trạng thường thấy tại trường ĐHQN đó là các nhà quản lý giáo dục mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá giảng dạy nhưng thường không coi trọng đầu tư đúng mức cho công tác này. Những chỉ tiêu thi đua, tiêu chí bình xét các danh hiệu, chỉ tiêu cho mỗi danh hiệu... thường mang tính chủ quan, thiếu độ tin cậy khoa học nên hạn chế nhiều tới hiệu quả của việc đánh giá. Thêm vào đó, trường mới chỉ chú trọng khâu đánh giá tổng kết (summative evaluation) để bình bầu, khen thưởng,… chứ chưa coi trọng đánh giá hình thành (formative evaluation) để kiểm tra, đôn đốc và có biện pháp kịp thời đối với quá trình dạy học của mỗi GV.

Các nhà quản lý giáo dục của trường vẫn chưa quán triệt một nguyên tắc quan trọng của công tác đánh giá là mô tả đầy đủ và đánh giá đầy đủ. Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu hay một văn bản pháp quy nào của nhà trường mô tả đầy đủ công việc cần làm của GV. Không mô tả được đầy đủ hoạt động của GV thì không thể đánh giá được hoạt động đó, người GV cũng không thể biết được hành vi nào cần cải tiến, hành vi nào cần loại bỏ, hành vi nào cần duy trì.

Hoạt động của GV trong trường đại học cũng như bất kỳ một công việc chuyên môn nào khác, chịu áp lực của hai loại lợi ích: lợi ích cá nhân và lợi ích của tập thể. Chính vì vậy việc đánh giá GV cũng phải nhằm ủng hộ, thúc đẩy cho sự phát triển của cá nhân họ, đồng thời cũng phải giúp cho sự tiến bộ của nhà trường. Một số ý kiến của GV cho rằng nhà trường nên có chính sách

73

hỗ trợ cụ thể cho các GV đi tu nghiệp ở nước ngoài; hỗ trợ về nơi ăn chốn ở cho các GV trẻ để họ chuyên tâm vào công tác giảng dạy; thực hiện lại công tác dự giờ đánh giá như trước kia để các GV có thêm cơ hội tự hoàn thiện nghiệp vụ cũng như góp ý cho nhau để phát triển chuyên môn; nhà trường nên có một khung đánh giá với các tiêu chí cụ thể hơn cho GVTĐG công tác giảng dạy của bản thân và để dễ dàng hơn trong công tác bình bầu, xét các danh hiệu. - Tóm lại, đánh giá trong giáo dục về cơ bản là một hoạt động mang tính xã hội, có tầm quan trọng hàng đầu đối với vấn đề chất lượng. Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận rằng việc đánh giá thường xuyên có tác động tích cực tới việc nâng cao không ngừng chất lượng của quá trình dạy và học. Do chất lượng là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là những người có liên quan trực tiếp tới HĐGD, GV trở thành những người đóng vai trò chủ chốt trong đánh giá công việc của chính họ. Vấn đề là làm sao cho GV tham gia vào việc đánh giá một cách hợp lý và có hiệu quả, trong đó họ vừa là người được đánh giá vừa là người hỗ trợ cho việc đánh giá.

74

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học quy nhơn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)