Năng lực, thái độ, tình cảm… của con người là những thuộc tính tâm lý rất khó định lượng. Nếu nội hàm của những khái niệm này không được giải thích và quy về một cách hiểu sẽ dẫn đến tình trạng mỗi người hiểu theo một cách khác nhau và vì vậy việc đánh giá xem năng lực, thái độ,… của người nào đó tốt hay không chỉ là tương đối, cảm tính và có sự chênh lệch về mức độ đánh giá. Nói như thế không có nghĩa là những khái niệm này không thể đo lường được bởi vì thuộc tính tâm lý luôn biểu hiện qua hành vi. Ví dụ, để đánh giá một GV có yêu nghề hay không cần căn cứ vào một số hành động cụ thể:
31
cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp, tìm hiểu đặc điểm NH, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp,…
Dựa trên nền tảng những lý do đã trình bày cộng với sự tham khảo nhiều bộ tiêu chuẩn, tiêu chí ĐGGD trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất một bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đo lường HĐGD của GV trường ĐHQN với mỗi một tiêu chuẩn được cụ thể hóa dần theo dạng hình phễu như dưới đây (5 mục liệt kê trong từng tiêu chí thực chất là 5 chỉ báo đặc trưng của từng tiêu chí).
Tiêu chuẩn 1: Kế hoạch giảng dạy
Tiêu chí 1: Xây dựng mục tiêu môn học phản ánh kỳ vọng cao đối với tất cả NH
- Mục tiêu phản ánh kết quả mong đợi về kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với NH
- Mục tiêu phù hợp với mục tiêu đào tạo của chương trình khung - Mục tiêu phù hợp với đặc điểm NH
- Mục tiêu bao trùm nội dung môn học - Mục tiêu đo lường, đánh giá được
Tiêu chí 2: Thể hiện sự hiểu biết về nội dung môn học
- Sự chính xác của các vấn đề trong môn học - Kiến thức cập nhật
- Nguồn gốc của tri thức
- Nội dung môn học liên hệ với một số môn học khác - Khả năng ứng dụng kiến thức môn học trong thực tiễn
Tiêu chí 3: Thể hiện kỹ năng lập kế hoạch giảng dạy
- Hướng giải quyết các vấn đề của môn học nhằm đạt được mục tiêu - Các phương pháp dạy học tích cực dự kiến vận dụng
- Kế hoạch sử dụng các nguồn học liệu và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
32
- Kế hoạch kiểm tra, đánh giá chi tiết: trọng số các bài kiểm tra, thi; tiêu chí đánh giá cụ thể, đo lường được
Tiêu chuẩn 2: Thực hiện giảng dạy
Tiêu chí 4: Áp dụng công nghệ vào giảng dạy
- Sử dụng giáo án điện tử
- Trao đổi thông tin với NH qua mạng
- Khai thác nguồn tư liệu liên quan đến môn học trên internet - Sử dụng phòng học đa chức năng
- Yêu cầu NH sử dụng công nghệ để thực hiện một số nhiệm vụ học tập (powerpoint, excel, một số phần mềm khác)
Tiêu chí 5: Tạo môi trường lớp học thân thiện và tôn trọng
- Lắng nghe ý kiến của NH - Phản hồi ý kiến của NH
- Hướng dẫn NH phương pháp tự học
- Hoạt động học tập đa dạng (vấn đáp, hoạt động nhóm, tiểu luận/ đồ án, đóng vai, seminar, ngoại khóa,…)
- Hiểu biết và tôn trọng sự đa dạng của NH (sự khác biệt về trình độ, văn hóa, nhu cầu cá nhân,…)
Tiêu chí 6: Thiết lập văn hóa học tập cho NH
- Nêu rõ sự mong đợi đối với quá trình học tập và kết quả mong muốn ở NH
- Khuyến khích lòng nhiệt tình khám phá, lĩnh hội và vận dụng tri thức ở NH (thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ học tập đa dạng)
- Xây dựng ý thức tôn trọng tập thể và cá nhân cho NH
- Hỗ trợ NH xây dựng động cơ học tập (định hướng cho NH lý tưởng, mục tiêu học tập phù hợp với điều kiện, khả năng, sở thích)
- Củng cố ý thức thực hiện nội quy, quy chế của NH (dự học đầy đủ, đúng giờ, không vi phạm quy chế thi cử,…)
33
Tiêu chuẩn 3: Đánh giá học tập
Tiêu chí 7: Xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá phù hợp, rõ ràng
- Nêu rõ yêu cầu đối với từng nhiệm vụ học tập và thang điểm tương ứng
- Yêu cầu phù hợp với năng lực, điều kiện của NH - Khuyến khích NH đề xuất các tiêu chuẩn đánh giá
- Các tiêu chuẩn, tiêu chí đo lường được mức độ đáp ứng mục tiêu môn học của NH
- Các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại được học lực của NH
Tiêu chí 8: Áp dụng đa dạng các loại hình kiểm tra, đánh giá
- Vấn đáp - Bài tập nhóm - Tiểu luận/ đồ án - Trắc nghiệm - Tự luận
Tiêu chí 9: Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá vào cải tiến môn học
- Đánh giá mức độ hợp lý của mục tiêu môn học đã xây dựng - Đánh giá hiệu quả các phương pháp giảng dạy đã vận dụng - Đánh giá sự phù hợp của khối lượng kiến thức môn học
- Đánh giá sự phù hợp của các tiêu chuẩn, tiêu chí và loại hình kiểm tra/thi đã áp dụng
- Xây dựng kế hoạch cải tiến môn học
Tiêu chuẩn 4: Phẩm chất chuyên môn
Tiêu chí 10: Duy trì thái độ và hành vi chuyên nghiệp
- Tác phong chỉnh tề - Ngôn ngữ chuẩn mực
- Hoàn thành công việc đúng thời hạn
- Nhanh chóng thích nghi với những thay đổi mới của nhà trường - Luôn đặt ra những mục tiêu mới, thử thách mới để rèn luyện bản thân
34
Tiêu chí 11: Thể hiện tinh thần cầu thị
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp để giảng dạy môn học tốt hơn (về phương pháp, kiến thức, đặc thù lớp học, nguyện vọng của NH,…)
- Tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp về ưu điểm, hạn chế của bản thân và có kế hoạch điều chỉnh
- Tham gia các khóa học nâng cao trình độ
- Tham gia tập huấn, hội nghị, hội thảo, họp chuyên môn - Cập nhật kiến thức, làm mới nội dung môn học
Tiêu chí 12: Tham gia đóng góp phát triển chuyên ngành