Tóm lược công tác đánh giá HĐGD của Trường ĐHQN

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học quy nhơn (Trang 27)

Đánh giá GV là một nhiệm vụ thường xuyên mà Trường ĐHQN thực hiện vào cuối mỗi năm học thông qua các buổi họp kiểm điểm GV được thực hiện tại các khoa, và hội nghị tổng kết hoạt động của Nhà trường. Hình thức tiêu biểu nhất cho đánh giá GV mà Nhà trường đã và đang thực hiện là GVTĐG, thông qua hình thức trả lời phiếu hỏi và tự xếp loại, trong đó đánh giá CLGD chỉ chiếm một mục nhỏ trong tổng thể với các tiêu chuẩn mang tính chung chung không thể định lượng. Chính vì vậy, loại hình đánh giá này chưa cho được kết quả đáng tin cậy về CLGD. Loại hình phổ biến thứ hai là dự giờ đăng ký dạy tốt (được tổ chức mỗi học kỳ một lần và GV thực hiện 2 tiết dạy/ lần) với công cụ đánh giá là phiếu quan sát có các thang điểm. Loại hình này mặc dù sử dụng trực tiếp cho ĐGGD nhưng cũng không thu được các kết quả khách quan, chính xác. Nguyên nhân là do các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá còn khá mơ hồ, khó xác định mức độ phù hợp với thang điểm; người đánh giá chưa thực sự nghiêm túc trong quá trình quan sát, cho điểm còn mang tính vị nể đồng nghiệp, tránh đưa ra góp ý vì ngại mất lòng; kết quả dự giờ không được phổ biến đến GV được đánh giá. Kết quả của hai loại hình trên đều được sử dụng để xét danh hiệu thi đua cho GV chứ không phục vụ cho công tác cải tiến CLGD. Loại hình thứ hai đến năm 2008 không còn được sử dụng nữa.

Loại hình thứ ba mà Nhà trường sử dụng là lấy ý kiến phản hồi của NH về HĐGD của GV (sau được điều chỉnh là “lấy ý kiến phản hồi của NH về môn học”) Loại hình này mới được áp dụng tại trường từ năm 2008, khi ấy trường đang tiến hành tự đánh giá để đăng kí kiểm định chất lượng. Đó là lần đầu tiên Nhà trường xây dựng một bộ công cụ đánh giá theo một quy trình chặt

28

chẽ, với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và khảo thí và bước đầu đã thu được những thành công nhất định.

Thông qua phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia (trò chuyện với Ban Giám hiệu, cán bộ Phòng Khảo thí), chúng tôi được biết bộ công cụ lấy ý kiến phản hồi của NH về môn học đã được đưa vào sử dụng chính thức như một nguồn thông tin đánh giá HĐGD. Tuy nhiên, để có được phép đo tam giác đạc, Nhà trường mong muốn HĐGD của GV được làm sáng tỏ thêm bằng nguồn minh chứng GVTĐG và TBM đánh giá.

Thực tế trên cũng là một trong những nguyên nhân của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học quy nhơn (Trang 27)