1. Những quan niệm mới về bệnh đái tháo đường
1.3. Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường típ 2 được nhóm vào trong 4 nhóm nguy cơ lớn nh− nhóm di truyền, nhân chủng, hành vi lối sống và nhóm nguy cơ chuyển tiếp (nguy cơ trung gian) [159, 202].
1.3.1. Các yếu tố gen
Yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh ĐTĐ típ 2.
Những đối tượng có mối liên quan huyết thống với người bị bệnh ĐTĐ như có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh ĐTĐ th−ờng có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ
cao gấp 4 - 6 lần người bình thường (trong gia đình không có ai mắc bệnh
ĐTĐ). Đặc biệt nhất là những người mà cả bên nội và ngoại đều có người mắc bệnh ĐTĐ. Khi cha hoặc mẹ bị bệnh ĐTĐ thì nguy cơ bị bệnh ĐTĐ của con là 30%, khi cả hai cha mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ này tăng tới 50% [78], [203]. Hai trẻ sinh đôi cùng trứng, một người bị mắc bệnh ĐTĐ người kia sẽ bị xếp vào nhóm đe doạ thực sự bị bệnh ĐTĐ, con cái có cả bố và mẹ mắc bệnh ĐTĐ thì 40% có nguy cơ bị mắc bệnh ĐTĐ [58].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thịnh và Đoàn Duy Hậu, ng−ời có tiền sử gia đình có người bị bệnh ĐTĐ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 19,5 lần so với người không có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ [67].
1.3.2. Các nguyên nhân về nhân chủng học (giới, tuổi, chủng tộc)
Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh ĐTĐ thay đổi theo sắc tộc, ở Tây Âu tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ở ng−ời da vàng cao hơn ng−ời da trắng từ 2-4 lần, tuổi mắc bệnh ở dân da vàng trẻ hơn th−ờng trên 30 tuổi, ở ng−ời da trắng th−ờng trên 50 tuổi [30].
Yếu tố tuổi (đặc biệt là độ tuổi từ 50 trở lên) đ−ợc xếp lên vị trí đầu tiên trong số các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ típ 2 [203], [209]. Khi cơ thể già
đi, chức năng tuỵ nội tiết cũng bị suy giảm theo và khả năng tiết insulin của tuỵ cũng bị giảm. Khả năng tiết insulin của tuỵ giảm, nồng độ glucose máu có xu hướng tăng, đồng thời giảm sự nhậy cảm của tế bào đích với các kích thích của insulin. Khi tế bào tuỵ không còn khả năng tiết insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu khi đói tăng và bệnh ĐTĐ thực sự xuất hiện [78]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tuổi có liên quan đến sự xuất hiện bệnh ĐTĐ típ 2; tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và RLDNG càng cao. ở Châu á, bệnh ĐTĐ típ 2 có tỷ lệ cao ở những ng−ời trên 30 tuổi, ở Châu Âu bệnh th−ờng xảy ra sau tuổi 50. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ lên tới 16% [206].
1.3.3. Các YTNC liên quan đến hành vi và lối sống
* Béo phì (phân bố và khoảng thời gian béo phì)
ở người béo phì, lượng mỡ phân phối ở bụng nhiều dẫn đến tỷ lệ vòng bụng/vòng mông tăng hơn bình th−ờng. Béo bụng có liên quan chặt chẽ với hiện t−ợng kháng insulin do thiếu hụt sau thụ thể; dẫn đến sự thiếu insulin tương đối do giảm số lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu là mô cơ, mô
mỡ). Do tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn tới sự giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hoá và oxy hóa glucose, làm chậm quá trình chuyển carbohydrate thành mỡ, giảm tổng hợp glycozen ở gan, tăng tân tạo đ−ờng mới và bệnh
ĐTĐ xuất hiện [58].
ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thọ và cộng sự cho thấy những ng−ời có BMI > 25 có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ típ 2 nhiều hơn gấp 3,74 lần so với ng−ời bình th−ờng [68]. Theo nghiên cứu của Thái Hồng Quang, ở
những người có béo phì độ 1 tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng lên 4 lần, béo phì độ 2 tỷ lệ bệnh tăng lên gấp 30 lần so với ng−ời bình th−ờng [58].
Béo phì là một trong những nguy cơ có thể phòng tránh đ−ợc của bệnh
ĐTĐ típ 2. ở Pháp 40-60% ng−ời béo phì bị bệnh ĐTĐ típ 2 và 70-80% ng−ời bệnh ĐTĐ típ 2 bị béo phì [209]. Nghiên cứu của Frank B và cộng sự từ năm 1980 đến năm 1986 đ−ợc thực hiện trên 84941 phụ nữ không bị bệnh ĐTĐ tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu; kết quả cho thấy thừa cân và béo phì là nguy cơ
số 1 của bệnh ĐTĐ típ 2 [125].
* ít hoạt động thể lực
Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy việc tập luyện thể lực thường xuyên có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ glucose huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết
áp, cải thiện tình trạng kháng insulin và giúp cải thiện tâm lý. Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm 58% tỷ lệ mới mắc ĐTĐ típ 2 [203].
* Chế độ ăn
Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng cao ở những người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hoà, nhiều carbohydrate tinh chế. Ngoài ra thiếu hụt các yếu tố vi l−ợng hoặc vitamin góp phần làm thúc đẩy sự tiến triển bệnh ở ng−ời trẻ tuổi cũng nh− ng−ời cao tuổi. ở ng−ời già mắc bệnh ĐTĐ có sự tăng sản xuất gốc tự do, nếu bổ sung các chất chống oxy hoá nh− vitamin C, vitamin E thì phần nào cải thiện đ−ợc hoạt động của insulin và quá trình chuyển hoá. Một số ng−ời cao tuổi mắc ĐTĐ bị thiếu magie và kẽm, khi đ−ợc bổ sung những chất này đã cải thiện tốt đ−ợc chuyển hoá glucose [41].
Chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn ngũ cốc ở dạng ch−a tinh chế (khoai, củ) ăn nhiều rau là giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ [179].
* Các yếu tố khác - Stress
- Lối sống phương tây hoá, thành thị hoá, hiện đại hoá
Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy bệnh ĐTĐ đang tăng nhanh ở những nước đang phát triển, đang có tốc độ đô thị hoá nhanh; đó cũng là những nơi đang có sự chuyển tiếp về dinh d−ỡng, lối sống [206]. Một ví dụ là tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở Trung Quốc là 2%; trong khi đó người Trung Quốc sống ở Mauritius có tỷ lệ mắc bệnh là 13% [36].
1.3.4. Các yếu tố chuyển hoá và các loại nguy cơ trung gian - RL§HL§, RLDNG
- Kháng insulin
- Các yếu tố liên quan đến thai nghén (Tình trạng sinh, đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường, con cháu của những phụ nữ đái tháo đường khi mang thai, môi tr−ờng trong tử cung).
ở những ng−ời có tiền sử RLDNG, khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐ
thực sự là rất cao. Theo Harris và cộng sự nghiên cứu năm 1989 ở Mỹ cho thấy, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose gặp khá nhiều và tăng dần theo tuổi, từ 6,4% ở lứa tuổi 20 - 44 tăng lên 41% ở lứa tuổi 65 - 74 [135]. Theo Saad và cộng sự, rối loạn dung nạp glucose có nguy cơ phát triển thành bệnh ĐTĐ típ 2 cao gấp 6,3 lần so với ng−ời bình th−ờng [179]. Cách dự phòng bệnh ĐTĐ ở những người có RLDNG hiệu quả vẫn là điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tăng cường hoạt động thể lực.
Tỷ lệ tiến triển thành bệnh ĐTĐ típ 2 thực sự ở những phụ nữ có tiền sử
ĐTĐ thai kỳ cũng khá cao. Nghiên cứu của Catherine Kim và cộng sự tổng hợp từ nhiều nghiên cứu đã cho thấy thời gian theo dõi càng dài thì tỷ lệ mới mắc tích luỹ bệnh ĐTĐ típ 2 càng tăng, sau đẻ 4-8 tuần, tỷ lệ này có thể dao
động từ 2,6% đến 13% [112],[107],[152]. Tỷ lệ mới mắc tích luỹ ĐTĐ typ 2 tăng lên đáng kể sau 5 năm và tăng lên chậm hơn trong 10 năm tiếp sau đó.
Các nghiên cứu khác nhau với thời gian theo dõi khác nhau trên các nhóm chủng tộc khác nhau đã cho thấy tỷ lệ này có thể dao động từ 3,4% đến trên 70% với thời gian theo dõi từ 1 năm đến 28 năm [113],[117],[171].