Ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Dịch tễ học bệnh đái tháo đ ờng ở việt nam, các ph ơng pháp điều trị và biện pháp dự phòng (Trang 118 - 121)

Nghiên cứu đã đ−ợc tiến hành nghiêm túc, khách quan, đảm bảo cỡ mẫu nghiên cứu, thực hiện đúng quy trình chọn mẫu, thu thập số liệu và xử lý số liệu.

Cỡ mẫu của các đề tài nhánh thuộc đề tài lớn này đều đ−ợc tính toán trước và đã dự kiến trước khả năng thiếu số liệu do khó khăn trong khi thu thập tại thực địa, thời gian nghiên cứu kéo dài,... nên đã chủ động tăng cỡ mẫu dự kiến. Thực tế mẫu thu thập đ−ợc của các đề tài nhánh đủ đại diện cho quần thể hoặc đủ cơ sở để kết luận về vấn đề nghiên cứu.

Công việc chọn mẫu cũng rất đ−ợc chú trọng. Trong nhánh nghiên cứu Dịch tễ học bệnh đái tháo đờng và yếu tố nguy cơ, các đối t−ợng đều đ−ợc chọn ngẫu nhiên từ danh sách quần thể 30 đến 64 tuổi đang sinh sống tại điểm nghiên cứu (chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống). Trong các nhánh nghiên cứu khác, các đối tượng nghiên cứu được chọn theo tiêu chuẩn đã định trước (tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ). Việc chọn mẫu đảm bảo tính ngẫu nhiên và theo những tiêu chuẩn định trước đã hạn chế những sai chệch do chọn mẫu. Điều này cũng thể hiện trong kết quả nghiên cứu là các đặc tính chung của các đối t−ợng nghiên cứu nh− tuổi, giới, thể trạng, tình trạng bệnh tật,… phân bố tương đối đồng nhất giữa các vùng hoặc giữa các nhóm nghiên cứu.

Trong các nhóm nghiên cứu dự phòng bệnh đái tháo đường (cấp 1 và cấp 2), là những nghiên cứu can thiệp bệnh – chứng, việc lựa chọn đối t−ợng nghiên cứu cũng đ−ợc rà soát kỹ l−ỡng. Đảm bảo không có sự khác biệt nào về các chỉ số nhân trắc, các chỉ số nghiên cứu khác( lâm sàng và cận lâm

sàng) giữa hai nhóm. Vì thế các kết quả đ−ợc đ−a ra so sánh đảm bảo đ−ợc tính khách quan, khoa học, đảm bảo độ tin cạy.

Trước khi tiến hành nghiên cứu, các đề cương nghiên cứu đều được báo cáo thông qua các hội đồng khoa học, với sự tham gia của những chuyên giá

có kinh nghiệm trong n−ớc và của Tổ chức Y tế thế giới; các cán bộ tham gia nghiên cứu đ−ợc tập huấn và kiểm tra trình độ. Các thông tin đ−ợc thu thập dựa theo các bộ câu hỏi hoặc bệnh án soạn riêng cho nghiên cứu, các công cụ nghiên cứu khác cũng đều đ−ợc chuẩn hoá và đạt độ chính xác cao; vì vậy những thông tin đ−ợc thu thập đ−ợc trong nghiên cứu này là chính xác và

đáng tin cậy. Công tác chuẩn bị cũng đ−ợc thực hiện rất chặt chẽ và chính xác.

Ví dụ trong các nhánh nghiên cứu có làm nghiệm pháp dung nạp glucose, các

đối tượng sau khi đã được chọn tham gia nghiên cứu đều được thông báo trước lịch khám và được nhắc nhở không ăn thêm sau khi đã dùng bữa tối hôm trước khi đi khám bệnh. Nhờ vậy đã đảm bảo được thời gian nhịn đói trước khi tiến hành xét nghiệm (tối thiểu 7 tiếng và tối đa 14 tiếng). Các số đo về chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng hông, nhịp tim, huyết áp đều đ−ợc đo 2 lần và lấy giá

trị trung bình để tính toán.

Số liệu nghiên cứu đ−ợc sử lý trên phần mềm EPI-INFO và SPSS. Tỷ lệ bệnh và các yếu tố nguy cơ của các khu vực đ−ợc chuẩn hoá theo cấu trúc tuổi, tỷ lệ bệnh và yếu tố nguy cơ của toàn quốc đ−ợc chuẩn hoá theo dân số của từng khu vực. Các số liệu đã chuẩn hoá sẽ làm hạn chế những sai chệch về tỷ lệ bệnh và tỷ lệ các yếu tố nguy cơ do tuổi không đồng nhất đem lại. Các tỷ lệ chung (toàn quốc) đ−ợc chuẩn hoá theo dân số đã đ−a ra đ−ợc tỷ lệ bệnh đại diện cho quần thể. T−ơng tự nh− vậy, việc phân tích các giá trị trung bình theo phân tích cặp, phân tích đa biến giúp tránh đ−ợc các yếu tố nhiễu nên có thể cho các kết luận tin cậy.

Mặc dù có những −u điểm đã nêu trên, nh−ng nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế, tuy không ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu. Xin đưa ra mét sè vÝ dô.

Trong nghiên cứu dịch tễ học bệnh ĐTĐ và yếu tố nguy cơ, mặc dù tỷ lệ từ chối tham gia nghiên cứu thấp (d−ới 10%) nh−ng lại chủ yếu là nam giới nên dẫn đến mẫu điều tra hơi lệch sang số đối t−ợng là nữ giới (55%). Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sự chênh lệch này không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu. Theo báo cáo tổng hợp của nhiều điều tra trên thế giới, cũng nh− kết quả của nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ bệnh đái tháo đường theo giới. Để hiểu tìm hiểu thêm lý do những đối t−ợng từ chối tham gia nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu hay không, chúng tôi cũng đã thu thập những thông tin liên quan

đến tiền sử bệnh tật của bản thân, gia đình của đối t−ợng từ chối và lý do từ chối nghiên cứu. Tất cả các đối t−ợng này cho biết việc không tham gia vào nghiên cứu là do bận công việc, không có đối t−ợng nào cho thấy lý do không

đi khám bệnh liên quan đến bệnh đang nghiên cứu (trong số này có thể là những người bình thường hoặc có thể bị bệnh đái tháo đường). Vì vậy sự từ chối tham gia nghiên cứu của một số đối t−ợng đã đ−ợc chọn mẫu nh−ng không tham gia nghiên cứu làm mẫu hơi ngả sang nữ không làm ảnh h−ởng nhiều đến kết quả nghiên cứu.

Trong nghiên cứu ĐTĐ thai kỳ, việc thu thập số liệu nghiên cứu không thể tiến hành ở tất cả các cơ sở quản lý thai sản trên địa bàn Hà nội mà chỉ tập trung ở Bệnh viện Phụ sản trung −ơng và Bệnh viện Phụ sản Hà nội, tuy nhiên hai cơ sở nơi chúng tôi tiến hành thu thập số liệu là đầu mối chăm sóc cho phần lớn sản phụ của thành phố Hà nội vì vậy số liệu đái tháo đường thai kỳ vẫn là số liệu đại diện cho Hà nội.

Trong nghiên cứu can thiệp dự phòng biến chứng đái tháo đường (dự phòng cấp 2), do vấn đề y đức nên chúng tôi đã không phân bố ngẫu nhiên

bệnh nhân thành hai nhóm điều trị tích cực và điều trị không tích cực ngay từ

đầu mà để bệnh nhân tự phân rã thành hai nhóm trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng đầu vì vậy mẫu ban đầu có thể còn ch−a đ−ợc hoàn toàn thuần nhất.

Một phần của tài liệu Dịch tễ học bệnh đái tháo đ ờng ở việt nam, các ph ơng pháp điều trị và biện pháp dự phòng (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)