Bắc Mỹ, Khu vực Địa Trung Hải và Trung Đông với tỷ lệ t−ơng ứng là 7,8%
và 7,7%; tiếp đến là Khu vực Đông Nam á với tỷ lệ 5,3%; Châu Âu 4,9%;
Trung Mỹ 3,7%; Khu vực Tây Thái Bình D−ơng 3,6%; và Châu Phi 1,2%.
Hiện khu vực Tây Thái Bình D−ơng và khu vực Đông Nam á là hai khu vực có số người mắc đái tháo đường cao nhất tương ứng là 44 triệu người và 35 triệu người. Những báo cáo mới đây của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế cũng khẳng định tỷ lệ bệnh đái tháo đường típ 2 chiếm khoảng 85% - 95% tổng số bệnh nhân đái tháo đường ở các nước phát triển và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở các n−ớc đang phát triển [136, 143].
Đái tháo đường thai kỳ cũng đang nổi lên như một vấn đề đáng quan tâm của y tế cộng đồng vì tỷ lệ mắc bệnh cũng nh− các biến chứng cho thai nhi và mẹ. Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (2000) tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ lên tới 7%, và tỷ lệ này có thể dao động từ 1% đến 14% [93]. Các nghiên cứu cũng khẳng định đái tháo đường thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong của thai trong tử cung vào 4 - 8 tuần cuối của kỳ thai. Đái tháo đ−ờng thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ thai to và các bệnh sơ sinh khác nh− hạ đ−ờng máu, hạ can xi máu, chứng tăng hồng cầu và chứng vàng da.
Đái tháo đ−ờng thai kỳ cũng liên quan tới các rối loạn tăng huyết áp của mẹ.
Những người bị đái tháo đường thai kỳ cũng tăng nguy cơ mắc đái tháo đường sau này và con cái của họ tăng nguy cơ bị béo phì, nguy cơ rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường típ 2 xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì [92].
Bệnh đái tháo đường là bệnh không lây có tốc độ phát triển nhanh nhất, năm 1994, cả thế giới mới có 110 triệu người mắc đái tháo đường; năm 1995,
đã có 135 triệu người (4%) mắc đái tháo đường; dự báo đến năm 2010 số người mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới sẽ là 221 triệu người, và năm 2025 sẽ là 330 triệu người (5,4%). Hậu quả của lối sống ít hoạt động thể lực, môi trường sống và làm việc căng thẳng, và chế độ ăn không cân đối, nhiều mỡ là những yếu tố môi trường quan trọng làm tăng tỷ lệ bệnh đái tháo đường.
Những yếu tố khác nh− sự già hoá của quần thể, bệnh béo phì cũng là những yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng nhanh tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường [136], [143].
Bệnh đái tháo đường là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biến chứng. Theo Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển và đang đ−ợc coi là một dịch bệnh ở nhiều n−ớc đang phát triển, những n−ớc mới công nghiệp hoá. Những biến chứng của bệnh đái tháo đường thường rất phổ biến (khoảng 50% bệnh nhân bị đái tháo đường có các biến chứng) như
bệnh mạch vành, các bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ, bệnh lý thần kinh do
đái tháo đường, cắt đoạn chi, suy thận và mù mắt. Các biến chứng này thường dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ [143].
ĐTĐ đang là một vấn đề y tế nan giải, là một gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự phổ biến của bệnh, vì các hậu quả nặng nề của bệnh do đ−ợc phát hiện và điều trị muộn. Một nghiên cứu về chi phí trực tiếp cho bệnh ĐTĐ tại 8 nước thuộc Châu Âu đã cho thấy chi phí trực tiếp cho 10 triệu người bị ĐTĐ trong năm 1998 đã tiêu tốn 26,97 tỷ USD và chi phí trực tiếp cho điều trị ĐTĐ típ 2 chiếm từ 3% đến 6% ngân sách dành cho toàn bộ ngành y tế. Năm 1997, cả thế giới đã chi ra 1030 tỷ USD cho điều trị bệnh
ĐTĐ. Trong đó, hầu hết là chi cho điều trị các biến chứng của bệnh. Cũng theo báo cáo của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế và Tổ chức y tế thế giới, bệnh ĐTĐ
típ 2 ngày càng có xu h−ớng xuất hiện ở những lứa tuổi trẻ hơn nh− ở những nhóm người đang độ tuổi lao động, ở lứa tuổi trẻ em và tuổi dậy thì, đặc biệt ở khu vực các n−ớc đang phát triển nh− khu vực Tây Thái Bình D−ơng [143].
Tại Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ đang có chiều h−ớng gia tăng,
đặc biệt là tại các thành phố lớn. Theo kết quả của một số cuộc điều tra đầu những năm 1990, tỷ lệ mắc ĐTĐ tại Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh t−ơng ứng là 1,2%, 0,96%, và 2,52% [20], [79], [59]; đến năm 2001 tỷ lệ mắc ĐTĐ
tại khu vực nội thành của bốn thành phố lớn là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1% [10]. Một số nghiên cứu tr−ớc đây về ĐTĐ thai kỳ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ khoảng 3,6%-3,9% [15],[54].
Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường ở Việt nam còn có nhiều hạn chế. Mạng lưới y tế quản lý bệnh đái tháo đường mới chỉ tập trung ở một vài trung tâm y tế lớn của quốc gia; số cán bộ y tế có khả năng khám và điều trị bệnh đái tháo đường không chỉ thiếu về mặt số lượng mà còn không được phổ cập những kiến thức mới về bệnh đái tháo đường; trang thiết bị để chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân thiếu và lạc hậu; chất l−ợng điều trị ch−a tốt; chi phí
điều trị bệnh rất tốn kém do chi phí đi lại ăn ở của bệnh nhân và ng−ời nhà khi phải đến chữa bệnh tại các thành phố lớn, do bệnh đ−ợc phát hiện muộn nhiều biến chứng. Công tác phòng bệnh hầu nh− ch−a đ−ợc đề cập do quan niệm cũ cho rằng bệnh đái tháo đường là không thể phòng được và do chưa đánh giá
hết được tình hình bệnh tật. Nhận thức của cộng đồng về bệnh đái tháo đường và khả năng phòng bệnh còn thấp.
Dựa trên những cơ sở về sinh lý bệnh học đái tháo đường, những thay
đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh, các nghiên cứu về khả năng phòng bệnh
đái tháo đường, tình hình đái tháo đường trên thế giới và Việt nam, việc triển khai tiến hành nghiên cứu về tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở Việt nam là rất cần thiết. Các số liệu chính xác về bệnh đái tháo đường giúp các nhà hoạch
định chính sách về y tế, các nhà lập kế hoạch quản lý bệnh xây dựng những chính sách đúng đắn để giải quyết với tình hình bệnh tật, dự đoán bệnh và lập kế hoạch phù hợp. Các số liệu của nghiên cứu này cũng đ−a ra các giải pháp hữu hiệu trong phòng bệnh, điều trị và điều tra phát hiện bệnh. Ngoài ra, số liệu đầy đủ về tình hình bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ còn là những số liệu rất quan trọng để tham khảo trong nghiên cứu khoa học và trong giảng dạy.
Ch−ơng II
ph−ơng pháp nghiên cứu