Tỷ lệ bệnh đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose và rối loạn

Một phần của tài liệu Dịch tễ học bệnh đái tháo đ ờng ở việt nam, các ph ơng pháp điều trị và biện pháp dự phòng (Trang 121 - 125)

2. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh đái tháo đường và yếu tố nguy cơ

2.1. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose và rối loạn

đường huyết lúc đói

Đối tượng được xác định bị bệnh đái tháo đường nếu nồng độ glucose máu lúc đói của đối t−ợng bằng hoặc lớn hơn 7 mmol/l hoặc glucose máu sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng hoặc lớn hơn 11,1 mmol/l hoặc

đã được chẩn đoán từ trước và hiện đang được điều trị bệnh đái tháo đường.

Trong nghiên cứu này, mặc dù chúng tôi định l−ợng glucose máu bằng mẫu máu mao mạch nh−ng vẫn sử dụng tiêu chuẩn của glucose huyết t−ơng bởi vì

máy thử đ−ờng huyết và que thử của Công ty Johnson and Johnson đ−ợc sử dụng trong nghiên cứu này cho kết quả đã chuyển sang glucose huyết tương.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã thử nghiệm trên 60 trường hợp để so sánh kết quả glucose máu mao mạch được thử bằng máy của Johnson and Johnson và glucose máu đ−ợc làm bằng máu tĩnh mạch. Kết quả

so sánh cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về glucose máu mao mạch và tĩnh mạch ở các tr−ờng hợp có glucose máu mao mạch d−ới 11,1mmol/L (p = 0,157), tuy nhiên ở các tr−ờng hợp glucose máu mao mạch có kết quả trên 11,1 mmol/L thì kết quả glucose máu mao mạch có xu h−ớng thấp hơn glucose máu tĩnh mạch (p = 0,003). Từ kết quả so sánh này có thể suy đoán tỷ lệ bệnh đái tháo đường và tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose được phát hiện qua đo glucose máu bằng glucometter (máu mao mạch) sẽ không khác biệt tỷ lệ t−ơng ứng nếu áp dụng đo glucose máu tại labo (máu tĩnh mạch). Tuy nhiên, giá trị trung bình của glucose máu có thể có sự khác biệt nào đó giữa hai cách đo. Trong nghiên cứu của chúng tôi, điều lo lắng này là không cần thiết vì

tất cả mọi đối tượng đều được làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường

uống. Cho tới nay người ta vẫn coi đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh

§T§.

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường thô tương đối cao và có sự khác biệt lớn giữa các vùng (p < 0,0005). Tỷ lệ bệnh đái tháo đường cao nhất ở khu vực thành phố và đồng bằng tương ứng là 5,5% và 3,1%, tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở khu vực miền núi và trung du t−ơng ứng là 2,1% và 2,5%. Để loại bỏ sai chệch có thể do chọn mẫu, chúng tôi đã điều chỉnh tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của các khu vực theo cấu trúc tuổi của quần thể. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường của các khu vực đã đ−ợc điều chỉnh theo cấu trúc tuổi của quần thể là 4,4%, 2,7%, 2,1% và 2,2% tương ứng ở các vùng thành phố, đồng bằng, miền núi và trung du. Số liệu của cuộc điều tra này cho thấy tỷ lệ bệnh đái tháo đường của khu vực thành phố đã cao hơn gấp 1,5 đến 3 lần tỷ lệ bệnh đái tháo đường tại Hà nội, Huế và TP Hồ Chí Minh do Lê Huy Liệu, Mai Thế Trạch và một số tác giả điều tra từ năm 1990 - 1992 [20], [79], [59]; cao hơn tỷ lệ bệnh đái tháo đ−ờng của 3 quận huyện của thành phố Hà nội (3,6%) do Tô Văn Hải và cộng sự điều tra năm 2000 [27] (Các nghiên cứu này khác nghiên cứu của chúng tôi về đối t−ợng - lứa tuổi trên 16; nh−ng vẫn đ−ợc dẫn để tham khảo).

Kết quả nghiên cứu này xấp xỉ tỷ lệ bệnh đái tháo đường khu vực nội thành của Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, và thành phố Hồ Chí Minh (4,0%) do Tạ Văn Bình và cộng sự điều tra năm 2001 [10] (cùng đối tượng và phương pháp). Các khu vực miền núi và Tây nguyên; đồng bằng; và trung du có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tương ứng là 2,1%, 2,7%, và 2,2% (tỷ lệ thô tương ứng là 2,1%, 3,1% và 2,5%) tương đương hoặc tăng gấp đôi tỷ lệ mắc bệnh

đái tháo đường thành phố 10 năm trước đây. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường của cả n−ớc đ−ợc điều chỉnh theo tỷ lệ dân số khu vực là 2,7%.

Theo phân loại của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của Việt nam nằm trong khu vực hai (tỷ lệ 2% - 4,99%) giống nh− các n−ớc khác trong khu vực nh− Trung quốc, Thái

lan, Indonesia và thấp hơn các n−ớc thuộc khu vực ba (tỷ lệ 5% - 7,99%) bao gồm Nhật bản, Hàn quốc, Malaysia, Singapore, Australia…[144].

Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose của bốn khu vực thành phố, đồng bằng, miền núi và trung du không có sự khác biệt nhiều t−ơng ứng là 6,5%, 7,0%, 7,1% và 8,3%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose của toàn quốc là 7,3%. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở khu vực các thành phố thấp hơn một chút so với các vùng khác trong khi tỷ lệ bệnh đái tháo đ−ờng thì lại ng−ợc lại. Ch−a có nhiều báo cáo về tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose tại Việt nam. Tuy nhiên, theo số liệu của thế giới thì tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở ng−ời da trắng là khoảng 10% [136] và 10,6% [204].

Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã chứng minh rối loạn dung nạp glucose có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ phát triển bệnh đái tháo đường sau này.

Theo các kết quả nghiên cứu ở nhiều quần thể khác nhau trên thế giới (Colagiuri, 2001) tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose chuyển thành bệnh đái tháo

đường típ 2 hàng năm dao động từ 1,8% đến 12,6%. Thực tế số liệu này của Việt nam cho thấy xu hướng phát triển bệnh đái tháo đường típ 2 sẽ rất lớn, không khác nhiều so với các n−ớc khác trên thế giới [136], [204].

Tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối thấp, tỷ lệ tương ứng ở các vùng Miền núi, Đồng bằng, Trung du, và Thành phố t−ơng ứng là 2,2%, 1,4%, 2,4% và 1,8%; tỷ lệ của cả n−ớc là 1,9%.

Theo kết quả nghiên cứu này thì tỷ số giữa rối loạn glucose máu lúc đói và rối loạn dung nạp glucose là 1/3, trong khi ở n−ớc ngoài thì tỷ số này là 1/2. Kết quả này cũng phản ánh tình trạng chung của một nền kinh tế-xã hội đang có những thay đổi không đồng nhất. Tình trạng rối loạn dung nạp glucose và rối loạn đường máu lúc đói có thể sẽ tăng nhanh trong thời gian tới nếu chúng ta không có biện pháp phòng chống thoả đáng. Theo dự báo thì tỷ lệ này sẽ tăng nhanh đặc biệt ở lứa tuổi học sinh trung học, song hành với tỷ lệ thừa cân và

béo phì - các yếu tố nguy cơ đ−ợc xem là nguồn bổ sung cho đội ngũ những người mắc bệnh đái tháo đường típ 2.

Đây là điều cần được đặc biệt quan tâm về phương diện phòng bệnh, vì

nếu không có biện pháp phòng bệnh phù hợp thì tỷ lệ tiến triển thành ĐTĐ ở hai nhóm này là khá cao (khoảng 3,0% những ng−ời có rối loạn glucose máu lúc đói; và 6,0% những người có rối loạn dung nạp glucose) [136], [204].

Tuổi của đối t−ợng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bệnh

đái tháo đường. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng tỷ lệ thuận theo tuổi (p <

0,0005). ở lứa tuổi dưới 40 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường vẫn thấp khoảng dưới 1%, tỷ lệ bệnh đái tháo đường dường như tăng nhanh ở hai mốc tuổi là 45 tuổi (4,6%) và 60 tuổi (10,1%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng có diễn biến gần giống như tỷ lệ mắc đái tháo đường là tăng tỷ lệ thuận theo tuổi (p < 0,0005), nh−ng không có mốc tăng đột ngột nh− tỷ lệ bệnh đái tháo

đường. Tuổi trung bình của các đối tượng mắc đái tháo đường là 52,4 tuổi, trong khi tuổi của các đối t−ợng bị rối loạn dung nạp glucose là 48 tuổi.

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ ĐTĐ ở nữ giới hơi cao hơn tỷ lệ ĐTĐ ở nam giới (3,7% so với 3,2%) nh−ng không có ý nghĩa thống kê (P = 0,165).

Số liệu này phù hợp với báo cáo của Hiệp hội ĐTĐ thế giới về số bệnh nhân nam (62 triệu) bị bệnh ĐTĐ và số bệnh nhân nữ (64 triệu) bị bệnh ĐTĐ (đây là số liệu ch−a đầy đủ vì một số quốc gia không có số liệu mắc bệnh ĐTĐ

theo giới) [144]. Theo những số liệu điều tra trong n−ớc, ngoài báo cáo của Tô

Văn Hải và cộng sự nghiên cứu tại Hà nội (2000) có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nam cao hơn ở nữ (3,95% so với 3,46%, số đối t−ợng nữ đ−ợc điều tra là 67,4%) [27], các nghiên cứu khác đều cho kết quả giống nh− kết quả nghiên cứu này đã phát hiện, tuy nhiên sự khác biệt về giới trong bệnh ĐTĐ đều không có ý nghĩa thống kê.

Ng−ợc lại với tình hình mắc bệnh ĐTĐ, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở nữ cao hơn hẳn so với tỷ lệ này ở nam (8,9% so với 5,9%, p<0,0005). Kết quả này cũng không khác biệt so với những kết quả của các nghiên cứu khác trên thế giới, theo tổng hợp của S. Colagiury (2003) thì tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở nữ phổ biến hơn so với nam giới.

Một phần của tài liệu Dịch tễ học bệnh đái tháo đ ờng ở việt nam, các ph ơng pháp điều trị và biện pháp dự phòng (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)