Theo kết quả điều tra, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ được xác định trong thời kỳ mang thai là 5,9%. Xét nghiệm lại sau đẻ 6-12 tuần phát hiện tỷ lệ
ĐTĐ thực sự trong số những người đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ là 3,1%
(0,2% trong tổng số đối t−ợng nghiên cứu). Tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ phát hiện đ−ợc trong nghiên cứu này thấp hơn tỷ lệ bệnh xấp xỉ 7% tại Mỹ [93] và thấp hơn kết quả 7,4% của A. Ferrara sử dụng nghiệm pháp chẩn đoán hai b−ớc [124];
và kết quả 11,6% và 10,2% của JK. Olarinoye và D. Boriboonhirusarn sử dụng cùng ph−ơng pháp [170], [105]. Tuy nhiên kết quả của nghiên cứu này cao hơn so với tỷ lệ bệnh thu được qua nghiên cứu của các tác giả trong nước đã
làm tr−ớc đây nh− N.T.K.Chi (3,6%) sử dụng nghiệm pháp chẩn đoán hai b−ớc [15]; N.T.K. Phụng (3,9%) sử dụng cùng ph−ơng pháp [54].
Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ thai kỳ tăng theo tuổi rõ rệt, tỷ lệ bệnh 3,0%;
5,5%; 7,0% và 13,0% ở các nhóm tuổi t−ơng ứng <25 tuổi, 25-< 30 tuổi, 30- 34 tuổi và ≥35 tuổi. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). So với nhóm ≤ 24 tuổi, các nhóm tuổi trên có nguy cơ mắc ĐTĐ thai tăng lên rõ rệt, t−ơng ứng là 1,81; 2,41 và 4,77. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc khám sàng lọc ĐTĐ thai kỳ cho những phụ nữ
mang thai có tuổi ≥ 25 là cần thiết và phù hợp với khuyến cáo của WHO, ADA [91], [92]; và đặc biệt cần thiết cho nhóm đối t−ợng >= 35 tuổi.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ cũng tăng tỷ lệ thuận với chỉ số khối cơ thể của đối tượng trước khi có thai, tỷ lệ mắc bệnh 3,8%; 6,3% và 12,0% t−ơng ứng ở các nhóm có BMI < 18,5; 18,5 - 22,9 và ≥ 23 có ý nghĩa thống kê (p = 0,003). Nguy cơ mắc bệnh của nhóm có BMI >= 23 cao gấp hơn 2 lần so với nhóm có BMI < 23 có ý nghĩa thống kê (OR = 2,37, p < 0,0005). Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI của đối t−ợng nghiên tr−ớc khi có thai là yếu tố nguy cơ của ĐTĐ thai kỳ.
Tiền sử gia đình có liên quan đến đái tháo đường (quan hệ huyết thống bậc 1) là một yếu tố nguy cơ thực sự của ĐTĐ típ 2 và ĐTĐ thai kỳ. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy nguy cơ mắc ĐTĐ thai kỳ cao hơn ở nhóm có tiền sử gia đình liên quan đến ĐTĐ so với nhóm không có tiền sử gia
đình, tuy nhiên nguy cơ tăng lên này không có ý nghĩa thống kê (OR=1,77; p
= 0,162). Thực tế nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tiền sử gia
đình là một yếu tố nguy cơ thực sự của ĐTĐ thai kỳ; tuy nhiên nghiên cứu này không chứng minh đ−ợc do hạn chế về cỡ mẫu (72 tr−ờng hợp).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng lên ở nhóm những đối tượng có tiền sử sản khoa bất thường (sảy thai, đẻ non, thai chết lưu,...) so với nhóm bình thường (OR = 1,72; p = 0,031). Các nguyên nhân bất th−ờng của những lần mang thai tr−ớc ch−a đ−ợc tìm hiểu kỹ trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã
cho thấy có sự liên quan giữa bệnh ĐTĐ thai kỳ ở mẹ và tỷ lệ dị tật, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. JL. Anderson và cộng sự [97] nghiên cứu bệnh chứng dựa vào cộng đồng tại Texas, Mỹ về các tật bẩm sinh của hệ thống thần kinh trung −ơng ở trẻ sơ sinh đã nhận thấy rằng, sau khi điều chỉnh tất cả các yếu tố chủng tộc, tuổi, trình độ giáo dục, uống rượu, hút thuốc là, dùng vitamin trước khi có thai; so với nhóm đối chứng, nhóm phụ nữ béo phì và/hoặc ĐTĐ thai kỳ có tăng nguy cơ sinh con bị các tật vô sọ (OR = 2,3; 95% CI = 1,2–4,3);
nứt đốt sống (OR= 2,8; 95% CI 1,7– 4,5); não úng thuỷ (OR = 2,7; 95% CI = 1,5 – 5,0).
Số lần sinh con của bà mẹ d−ờng nh− cũng là yếu tố nguy cơ của ĐTĐ
thai kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ cao hơn ở các bà mẹ đã từng sinh con so với các bà mẹ trước đây chưa sinh con lần nào (OR = 1,64, p = 0,018).
Các yếu tố nguy cơ lối sống về mức độ hoạt động thể lực nh− làm công việc nhẹ nhàng hoặc tĩnh tại, ngồi nhiều, không tập thể dục hoặc tập thể dục dưới 30 phút mỗi ngày... đã được xác định là những yếu tố nguy cơ ĐTĐ típ 2 và ĐTĐ thai kỳ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ
thai kỳ tăng lên ở nhóm có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên cao hơn 2 lần so với nhóm không có nguy cơ (OR = 2,257; p = 0,032).
Dempsey JC và cộng sự [117] thấy rằng những phụ nữ tham gia bất kỳ hình thức hoạt động thể lực nào trong 20 tuần mang thai đầu tiên sẽ giảm 48%
(OR = 0,52) nguy cơ ĐTĐ típ 2 so với những người ít hoạt động thể lực. Thời gian hoạt động thể lực và mức năng lượng tiêu thụ (cường độ hoạt động) cũng có liên quan làm giảm nguy cơ ĐTĐ thai kỳ (p < 0,011). Hoạt động thể lực trong vòng 1 năm trước khi khi có thai cũng làm giảm đáng kể nguy cơ ĐTĐ
thai kỳ. Nhưng với những người hoạt động thể lực đều đặn 1 năm trước khi có thai và 20 tuần mang thai đầu tiên, sự giảm nguy cơ mắc ĐTĐ thai kỳ sẽ là
nhiều nhất (OR = 0,40). Điều này gợi ý rằng hoạt động thể lực phù hợp nên
đ−ợc áp dụng vừa để dự phòng, vừa để điều trị ĐTĐ thai kỳ.
Tỷ lệ mắc ĐTĐ thai kỳ ở nhóm đối t−ợng đã từng sinh con trong những lần mang thai trước là 7,4%. Vì số người đã từng sinh con nặng ≥ 4000g trong nghiên cứu này là rất ít (chiếm 2,7% những người đã từng sinh con), chúng tôi giả thiết rằng ng−ỡng giá trị nguy cơ này (tiền sử đẻ con nặng >=4000g) không phù hợp với ng−ời Việt Nam. Chọn ng−ỡng giá trị 3500g (cân nặng con trong lần đẻ trước) để phân nhóm và so sánh tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ của mẹ, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh ở hai nhóm khác nhau có ý nghĩa thống kê (OR = 2,106; P < 0,05). Tuy nhiên, sự khác biệt đặc biệt có ý nghĩa thống kê nếu lấy ng−ỡng so sánh là tiền sử sinh con nặng ≥ 3600g (OR = 2,592; p <
0,005). Dù sao đây cũng chỉ nên xem là một nhận xét ban đầu, do số l−ợng ng−ời tham gia nghiên cứu còn hạn chế và nghiên cứu chỉ đ−ợc tiến hành trong một khu vực địa lý nhất định. Chúng tôi hy vọng sẽ có một nghiên cứu khác đủ lớn để đánh giá vấn đề này.
Đái tháo đ−ờng thai kỳ còn gây nhiều ảnh h−ởng trực tiếp và gián tiếp lên trẻ sơ sinh dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau như thai to, hạ glucose máu sau đẻ, suy hô hấp, vàng da do tăng bilirubin máu, ngạt, chấn thương khi đẻ do thai to và chuyển dạ kéo dài, đa hồng cầu, suy tim, dị tật bẩm sinh, phì đại các cơ quan,… Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi không phát hiện đ−ợc những ảnh h−ởng này ngoài cân nặng con của các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ cao hơn con của các bà mẹ có glucose máu bình th−ờng (cân nặng trung bình t−ơng ứng 3356,3 gr và 3229,2 gr, P = 0,021), nguy cơ đẻ con có cân nặng trên 4000 gr của các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ cũng cao hơn 2,5 lần so với nguy cơ đẻ con có cân nặng trên 4000 gr của các bà mẹ không bị đái tháo đường thai kỳ (OR=2,492; p = 0,038). Chúng tôi cho rằng sở dĩ nghiên cứu này của chúng tôi không phát hiện đ−ợc nhiều ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với trẻ sơ sinh là vì ngay sau khi được
phát hiện bị bệnh, các bà mẹ đã đ−ợc t− vấn kịp thời để thay đổi lối sống và
điều chỉnh chế độ dinh d−ỡng không hợp lý.