Sự thay đổi của các chỉ số lâm sàng và hoá sinh của các đối t−ợng ở hai nhóm trong quá trình điều trị

Một phần của tài liệu Dịch tễ học bệnh đái tháo đ ờng ở việt nam, các ph ơng pháp điều trị và biện pháp dự phòng (Trang 139 - 142)

4. Dự phòng biến chứng mạch máu lớn trong bệnh đái tháo đường

4.2. Sự thay đổi của các chỉ số lâm sàng và hoá sinh của các đối t−ợng ở hai nhóm trong quá trình điều trị

4.2.1. BMI và chỉ số eo/hông

Trong suốt qua trình điều trị chỉ số BMI ở nhóm tuân thủ điều trị (nhóm 1) hầu nh− là ổn định, trong khi ở nhóm không tuân thủ điều trị (nhóm 2) BMI có xu hướng giảm hơn ở tháng thứ 9 và đặc biệt ở tháng thứ 18 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Một điều rõ ràng là việc tuân thủ chế độ điều trị (chế độ

ăn uống, luyên tập, thuốc đủ và đúng) giúp người bệnh giữ cân nặng ổn định.

Nghiên cứu UKPDS năm 1998 tại Anh cho thấy ở nhóm điều trị tích cực có tăng trung bình 2,9 kg so với điều trị thông th−ờng [194]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân ở nhóm kiểm soát chặt lại không bị tăng cân. Chỉ số eo/ hông hầu nh− không thay đổi trong suốt quá trình điều trị ở cả

hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05).

4.2.2. Glucose máu lúc đói

Tại thời điểm ban đầu không có sự khác biệt về glucose máu lúc đói trung bình của các đối t−ợng thuộc 2 nhóm nghiên cứu (p > 0,05). Tại các thời

điểm đánh giá sau điều trị cho thấy glucose máu lúc đói trung bình của các

đối t−ợng ở cả hai nhóm đều giảm so với thời điểm ban đầu (p < 0,05) và nhóm tuân thủ điều trị giảm nhiều hơn nhóm không tuân thủ điều trị (p <

0,05). Glucose máu lúc đói của nhóm 1 ở mức quanh 7 mmol/Lvà đạt đ−ợc mục tiêu kiểm soát tốt của nghiên cứu, trong khi ở nhóm 2 dao động từ 7,8 – 8,9 mmol/L và không đạt đ−ợc mục tiêu kiểm soát tốt. Theo khuyến cáo của hiệp hội các nhà Nội tiết Mỹ năm 2002 với mức glucose máu lúc đói < 6,2 mmol/L có thể giúp giảm nguy cơ các biến chứng tim mạch [95]. Nếu để mức

ĐM đói cao hơn > 6,4 mmol/L có thể tăng nguy cơ bị biến chứng tim mạch gấp 2 lần. Khuyến cáo này cũng phù hợp với mục tiêu điều trị của tổ chức y tế thế giới 2002. Như vậy gần đây xu hướng để nồng độ glucose máu lúc đói càng thấp càng giảm đ−ợc nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ. Trong nghiên cứu này bước đầu chúng tôi chọn mức glucase máu lúc đói ≤ 7 mmol/L để phù hợp với hoàn cảnh Việt nam.

4.2.3. Glucose máu sau ăn 2 giờ

Glucose máu sau ăn ở nhóm 1 giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm 2 ở các thời điểm 0, 15, trên 18 tháng, giảm không có ý nghĩa thống kê ở các thời điểm còn lại. Mặc dù nồng độ glucose máu sau ăn ở nhóm 1 chỉ giảm có ý nghĩa so với nhóm 2 ở một vài thời điểm trong nghiên cứu nh−ng chỉ số glucase máu sau ăn của nhóm 1 chỉ dao động từ 7,8 – 8,8 mmol/L (là mức đạt mục tiêu điều trị) còn glucase máu sau ăn của nhóm 2 lại dao động ở mức cao hơn từ 8,8–11 mmol/L. Nghiên cứu DECODE năm 1999 đã nhận thấy có mối liên quan giữa nồng độ glucose máu sau ăn và biến chứng mạch lớn [121].

Theo Henefeld và cộng sự (1999), nồng độ glucose máu sau ăn dao động từ 8,2–11,0 mmol/l không chỉ ảnh hưởng tới xơ vữa động mạch nhiều hơn glucose máu lúc đói mà còn ảnh hưởng tới lớp nội mạc mạch máu [133].

Chính vì vậy hiệp hội các nhà Nội tiết học Mỹ năm 2002 khuyến cáo với mức glucase máu sau ăn <7,8 mmol/L là mức tốt nhất giúp ngăn ngừa tiến triển các biến chứng mãn tính [95].

4.2.4. HbA1c

Tại thời điểm ban đầu, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa HbA1c trung bình của 2 nhóm (p < 0,05). Tại các thời điểm đánh giá sau, HbA1c trung bình của nhóm tuân thủ điều trị và kiểm soát chặt giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm 2 nhóm không tuân thủ điều trị. HbA1c ở nhóm 1 dao động từ 6,19 % đến 6,94 % (là mức đạt mục tiêu điều trị) trong khi chỉ số này ở nhóm 2 dao động từ 7,37% đến 9,49 % cao hơn mục tiêu điều trị.

Nhiều nghiên cứu dịch tễ đã thấy rằng giảm HbA1c sẽ giảm đ−ợc tỷ lệ biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn. Nghiên cứu UKPDS 35 về mức

độ kiểm soát ĐM cho thấy khi giảm 1% HbA1c trung bình thì sẽ giảm đ−ợc 21% nguy cơ của bất kỳ biến chứng nào liên quan với ĐTĐ, giảm 21% tử vong liên quan đến ĐTĐ, giảm 15% nhồi máu cơ tim và giảm 37% biến chứng vi mạch (p<0,0001). Không thấy có ng−ỡng HbA1c nguy cơ cho bất kỳ biến chứng nào. Nguy cơ thấp nhất ở những bệnh nhân có giá trị HbA1c ở giới hạn bình th−ờng là 6% [198]. Tuy nhiên, hiệp hội các nhà Nội tiết học Mỹ năm 2002 khuyến cáo với mức < 6,5% là tốt nhất giúp ngăn ngừa tiến triển các biến chứng mãn tính ở bệnh nhân ĐTĐ.

4.2.5. Cholesterol, Triglycerid, HDL – Cholesterol và LDL – Cholesterol Khi so sánh diễn biến của các rối loạn Lipid máu ở nhóm tuân thủ điều trị và kiểm soắt chặt với nhóm không tuân thủ và không đ−ợc kiểm soát chặt chúng tôi nhận thấy các thành phần Lipid máu ở nhóm 1 đều giảm hơn so với nhóm 2 và giảm đ−ợc ở mức mục tiêu điều trị. Tuy TG ở nhóm 1 không đạt

đ−ợc mục tiêu điều trị nh−ng Triglycerid lại giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm 1 so với nhóm 2 còn các thành phần khác lại không có ý nghĩa. Giảm các thành phần lipid máu cũng góp phần làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ. Nhận xét này của chúng tôi cũng giống nh− các nghiên cứu khác [162].

Một phần của tài liệu Dịch tễ học bệnh đái tháo đ ờng ở việt nam, các ph ơng pháp điều trị và biện pháp dự phòng (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)