Bệnh đái tháo đường là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biến chứng. Theo Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển và đang đ−ợc coi là một dịch bệnh ở nhiều n−ớc đang phát triển, những n−ớc mới công nghiệp hoá. Những biến chứng của bệnh đái tháo đường thường rất
phổ biến (khoảng 50% bệnh nhân bị đái tháo đường có các biến chứng) như
bệnh mạch vành, các bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ, bệnh lý thần kinh do
đái tháo đường, cắt đoạn chi, suy thận và mù mắt. Các biến chứng này thường dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ [143].
Đái tháo đường đang là một vấn đề y tế nan giải, là một gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự phổ biến của bệnh, vì các hậu quả
nặng nề của bệnh do đ−ợc phát hiện và điều trị muộn. Một nghiên cứu về chi phí trực tiếp cho bệnh đái tháo đường tại 8 nước thuộc Châu Âu đã cho thấy chi phí trực tiếp cho 10 triệu người bị ĐTĐ trong năm 1998 đã tiêu tốn 26,97 tỷ USD và chi phí trực tiếp cho điều trị đái tháo đường típ 2 chiếm từ 3% đến 6% ngân sách dành cho toàn bộ ngành y tế. Năm 1997, cả thế giới đã chi ra 1030 tỷ USD cho điều trị bệnh ĐTĐ. Trong đó, hầu hết là chi cho điều trị các biến chứng của bệnh. Cũng theo báo cáo của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế và Tổ chức y tế thế giới, bệnh ĐTĐ típ 2 ngày càng có xu h−ớng xuất hiện ở những lứa tuổi trẻ hơn như ở những nhóm người đang độ tuổi lao động, ở lứa tuổi trẻ em và tuổi dậy thì, đặc biệt ở khu vực các nước đang phát triển như khu vực Tây Thái Bình Dương [143]. Tăng nồng độ glucose máu là "thủ phạm" chính dẫn đến các biến chứng mạn tính của ĐTĐ đặc biệt là các biến chứng mạch máu. Chính vì vậy trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của việc kiểm soát đường máu đối với các biến chứng mãn tính ở bệnh nhân ĐTĐ.
Năm 1993 nghiên cứu DCCT (Diabetes Control and Complication Trial) đ−ợc công bố lần đầu tiên đã cho thấy kết quả rất thuyết phục về lợi thế của vấn đề kiểm soát glucose máu chặt chẽ bằng Insulin trên 1441 bệnh nhân
ĐTĐ. Mặc dù hạ đ−ờng huyết tăng gấp 3 lần sau thời gian trung bình 6,5 năm nh−ng chính việc kiểm soát glucose máu chặt chẽ làm giảm đ−ợc tiến triển
đến biến chứng võng mạc ở bệnh nhân ĐTĐ típ 1 là 27-76%; biến chứng thận giảm 34 - 57%; biến chứng thần kinh giảm d−ới 60% [186].
ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 do bản chất của bệnh rất phức tạp với tình trạng
đề kháng Insulin và suy tế bào bêta kết hợp ở nhiều mức độ khác nhau trên từng bệnh nhân. Biểu hiện của bệnh cũng rất đa dạng, trong đa số tr−ờng hợp bệnh nhân không có triệu chứng gì, một số bệnh nhân có biến chứng mạch máu nhỏ khi bệnh mới đ−ợc phát hiện, ĐTĐ típ 2 cũng hay kết hợp với các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch nh− béo bụng, rối loạn chuyển hoá lipid và tăng HA. Ngoài ra khoảng 8 - 10% bệnh nhân đ−ợc phát hiện sau tuổi 60 và
đáng ngại nhất là từ 50 - 70% bệnh nhân không đ−ợc chẩn đoán nh−ng trong lúc đó các biến chứng vẫn âm ỉ tiến triển nhất là các biến chứng mạch máu lớn, đây là biến chứng chính của ĐTĐ típ 2.
Năm 1995, nhóm tác giả Nhật Ohbuko Y, Kishikawa H, Akari E và cộng sự theo dõi bệnh nhân ĐTĐ típ 2 điều trị bằng Insulin trong 6 năm cho thấy điều trị tích cực bằng Insulin làm giảm đ−ợc các biến chứng trên mạch máu nhỏ nh−ng kết quả ch−a có ý nghĩa do số l−ợng bệnh nhân quá ít [169].
Vì đa số bệnh nhân bị ĐTĐ típ 2 đều không có triệu chứng lâm sàng nên dễ đ−a đến hiểu lầm là ĐTĐ típ 2 là một bệnh nhẹ, không cần điều trị tích cực và nhiều bệnh nhân chết tr−ớc khi các biến chứng xuất hiện. Ngoài ra vì
thiếu các bằng chứng có tính thuyết phục nên các bác sĩ điều trị các thể thông thường của của ĐTĐ típ 2 không biết phải chọn mục tiêu điều trị đến mức độ nào là tốt nhất cho bệnh nhân, liệu đ−a hẳn nồng đồ glucose máu về mức bình th−ờng có ngăn ngừa đ−ợc biến chứng cho bệnh nhân ĐTĐ hay không?
Nghiên cứu UKPDS (UK Prospective diabetes study) trong nhiều năm và ở nhiều trung tâm khác nhau tại Anh, Scotland và Ireland đã trả lời câu hỏi đó.
Trong 5102 bệnh nhân đ−ợc lựa chọn vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 53 (từ 25 đến 65 tuổi); 59% nam, 41% nữ; BMI trung bình là 28, glucose máu lúc đói trung bình là 11,5m mol/ l; HbA1C trung bình là 9,1% và có 39% tổng số bệnh nhân cao huyết áp. Thời gian theo dõi trung bình là 10 năm.
Nhóm điều trị tích cực đ−ợc dùng thuốc Sulfonylurea hoặc Insulin hoặc phối hợp với Metformin ở những bệnh nhân béo phì nhằm khống chế glucose máu tốt. Kết quả cho thấy ở nhóm này nhờ glucose máu lúc đói giảm đi 1,8 mmol/l và HbA1c giảm 6,9% nên đã giảm tất cả các biến chứng liên quan đến
ĐTĐ típ 2 đ−ợc 12%, giảm nhồi máu cơ tim đ−ợc 16%, giảm các biến chứng mạch máu nhỏ được 25%; giảm các trường hợp đục nhân mắt 24%. Diễn biến
đến bệnh lý võng mạc giảm 21%, vi đạm niệu giảm đ−ợc 33% [194].
Nhóm bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp gồm 1148 bệnh nhân. ở số bệnh nhân đ−ợc điều trị HA tích cực bằng Captopril và Atenolol, các biến chứng liên quan đến ĐTĐ giảm 25%; tỷ lệ tử vong liên quan đến ĐTĐ giảm 32%; tai biến mạch máu não giảm đ−ợc 44%, các biến chứng mạch máu nhỏ giảm 34%, thị lực xấu dần giảm 47%. Ngoài ra các tác giả cũng nhận thấy
đồng thời vừa giảm nồng độ glucose máu và chỉ số huyết áp sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng [194, 197, 147].
Với những hiểu biết mới về cơ chế bệnh sinh của bệnh ĐTĐ típ 2 và các biến chứng của nó, người ta đã đưa ra khái niệm “điều trị tích cực”. Nguyên tắc của ph−ơng pháp điều trị này là can thiệp vào tất cả các khâu trong chu trình bệnh lý tạo biến chứng của người mắc bệnh ĐTĐ típ 2 để dự phòng biến chứng. Để thoả mãn yêu cầu này, ngoài việc duy trì nồng độ glucose máu lúc
đói và sau ăn gần như mức sinh lý, người ta còn phải quản lý tốt chỉ số huyết
áp và điều chỉnh các rối loạn huyết động khác, cân bằng các rối loạn chuyển hoá lipid...
Mặc dù về ph−ơng diện kinh tế điều trị tích cực sẽ tốn kém hơn, nh−ng bù lại bệnh nhân ít có biến chứng hơn nên lại giảm bớt đ−ợc chi phí điều trị các biến chứng. Thực tế, điều trị tích cực đã đ−ợc chứng minh là không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn góp phần quan trọng vào mục đích cải thiện chất l−ợng cuộc sống cho ng−ời bệnh.