Giải pháp liên quan tới nhân tố bản chất công việc

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên bán hàng tại công ty TNHH MTV viễn thông quốc tế FPT (Trang 95 - 98)

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY

3.2 Các giải pháp nâng cao sự hài lòng công việc của nhân viên bán hàng tại FTI . 91

3.2.2 Giải pháp liên quan tới nhân tố bản chất công việc

Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy rằng nhân tố bản chất công việc có tác động lớn tới sự hài lòng của nhân viên bán hàng, hệ số chuẩn hóa cao (0.314)

Dựa vào thực trạng của doanh nghiệp, nhân tố bản chất công việc là cơ sở căn bản cho việc đánh giá, phân loại công việc. Tại FTI, công việc bán hàng là mũi nhọn, then chốt để doanh nghiệp phát triển. Đội ngũ nhân viên bán hàng cũng là lực lượng nòng cốt của FTI, nếu không có đội ngũ này thì tổ chức cũng không thể tồn tại. Chính vì vậy, công ty cần phải thay đổi cải tiển công việc để nâng cao sự hài lòng cho nhân viên bán hàng là đúng đắn.

Theo chiến lược phát triển ổn định và bền vững, công ty luôn mong muốn có đội ngũ nhân viên trung thành, có tinh thần đồng đội cao và phát huy được tối ưu sức mạnh của tập thể. Chính thế mà, việc yêu thích, đam mê công việc sẽ là chìa khóa của sự hài lòng trong nhân viên, cũng là chìa khóa để mở các cánh cửa thành công cho doanh nghiệp.

3.2.2.2 Nội dung giải pháp

Thứ nhất là cần xây dựng công việc phù hợp với lao động. FTI hiện nay đã có hệ thống mô tả chức danh công việc cho từng vị trí, tuy nhiên do thay đổi của cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp, của thị trường và các yếu tố tác động bên ngoài nên

96

các hệ thống chức danh này cần bổ sung xây dựng và điểu chỉnh cho phù hợp với hiện tại. Cơ sở các bản mô tả công việc mới đó là căn cứ để đánh giá, phân công lại các công việc để mang tới sự phù hợp tối ưu về công việc của mỗi người trong tổ chức. Việc này sẽ cần tới các công cụ cao hơn từ lãnh đạo để có các dự án, chiến dịch điều tra và làm rõ mức độ phù hợp với công việc của từng nhân viên bán hàng, từ đó sẽ lên phương án tiếp theo như đào tạo bổ sung, hay thuyên chuyển vị trí phù hợp, hay giao thêm các nhiệm vụ mới.

Thứ hai là nâng cao tính hấp dẫn với công việc bằng cách cải tiến quy trình làm việc, quy trình phối hợp giữa các bộ phận khác với bộ phận bán hàng. Tuy nhiên việc cải tiến này phải là đúng đắn, phù hợp và được sự đồng lòng nhất chí của toàn bộ công ty, tất cả để hướng tới mục tiêu chung là sự hài lòng của toàn bộ nhân viên và quản lý, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng doanh thu và phát triển bền vững. Hay để đổi mới tính hấp dẫn công việc, các nhà quản lý hay đưa thêm dùng phương pháp “bánh vẽ” thật khéo léo để người lao động cảm nhận thấy mình sẽ có được những giá trị nào đó trong tương lai thông qua việc cải tiến quy trình làm việc của chính mình có hiệu quả hơn, đây là cách gián tiếp để mang tới sự hấp dẫn trong công việc cho người lao động mà ít tốn chi phí nhất.

Thứ ba là tạo những thách thức mới cho công việc của người lao động, bản chất con người là muốn chinh phục và thử thách, nhưng chỉ nên tạo ra những thách thức ở mức độ vừa phải, vì nếu quá sẽ phản tác dụng làm cho nhân viên chán nản và không muốn tiếp tục. Thách thức trong công việc bao nhiêu là đủ, hiện nay nhiều giám đốc điều hành đã áp dụng phương pháp tự tạo áp lực, tức là họ cho nhân viên có cơ hội phát biểu chính kiến của mình, được đề bạt và đăng ký mức năng suất chính họ mong muốn đạt được, tất nhiên là nằm trong giới hạn kiểm soát của nhà quản lý. Và chính nhân viên sẽ là người tự tạo thách thức và đặt ra mục tiêu cho công việc cho chính mình, họ sẽ tự thấy hấp dẫn với những thành quả do chính mình đặt ra và nỗ lực để đạt được điều đó. Phương pháp này là một trong những phương pháp hay được áp dụng trong nhiều tổ chức trẻ và ngành hàng dịch vụ, tuy

97

nhiên phải đánh đổi bằng việc nhà quản lý cần có công cụ giám sát và đốc thúc tốt hơn nếu người lao động không thực hiện đúng cam kết.

Cuối cùng là đưa ra các phần thưởng, các đánh giá, ghi nhận hữu hình và vô hình cho nhân viên khi họ đạt được những thành tích nhất định. Tháp nhu cầu Maslow cũng đã nói rất rõ điều này: sau những nhu cầu căn bản (ăn, ngủ, ở, bảo vệ…) là nhu cầu được yêu thương, được thể hiện và cao nhất là được công nhận, ghi nhận. Hiện nay, FTI cũng đã và đang làm khá tốt, thường niên có xét khen thưởng định kỳ 6 tháng 1 lần, vinh danh các cá nhân tiêu biểu tại các hội trường lớn, tại nước ngoài. Tuy nhiên, việc vinh danh này vẫn còn dài hơi quá so với những cống hiến của nhân viên, và số lượng lại chọn lọc tại thời điểm xét chứ chưa phản ánh được cả quá trình. Vì thế, Lãnh đạo cần dành thời gian để xem xét, đánh giá, động viên và ghi nhận kịp thời với từng thành viên trong tổ chức của mình, từng cán bộ quản lý đơn vị, từng trưởng nhóm phải có những thông tin chi tiết về từng nhân sự, để nắm bắt được chính xác từng thời điểm họ đã có những cống hiến gì cho công ty, có thể chỉ là vinh danh nhân viên kinh doanh tốt trong tuần, trong tháng 3.2.2.3 Kế hoạch thực hiện

Giải pháp cải tiến quy trình, làm mới công việc là những việc nên làm hàng ngày, hàng giờ khi triển khai công việc. Giải pháp tạo ra tính thách thức và ghi nhận thành quả trong công việc nên được làm định kỳ ngắn hạn, xuất phát từ các tổ, nhóm nhỏ lên tới các đơn vị phòng ban. Việc thực hiện các giải pháp này là khá dễ dàng vì không tiêu tốn quá nhiều chi phí của doanh nghiệp mà hiệu quả thì có thể thấy ngay khi thực hiện. Chính vì dễ thực hiện nên cũng rất dễ bị đi lệch với mục tiêu ban đầu, các nhà quản trị cần phải có óc quan sát tốt, để làm sao cho các quy trình mới phù hợp với thực tế, tăng hiệu suất lao động và không chỉ là tuyên ngôn trên giấy tờ, văn bản. Để thực hiện được giải pháp này, ngoài sự chỉ đạo của Lãnh đạo thì cần có sự đồng lòng, phối hợp của tất cả các bộ máy trong công ty. Hình thức ghi nhận. vinh danh cũng phải thực hiện sao cho hiệu quả, tránh bị trở thành hình thức, màu mè và không có giá trị với người lao động. Mỗi giải pháp đều có

98

những mặt mạnh và yếu riêng, nếu nhà quản trị biết kết hợp và điều tiết tốt thì không những tạo lập được sự hài lòng cho đội ngũ nhân viên bán hàng mà còn nâng tầm giá trị của tổ chức.

3.2.2.4 Kết quả kỳ vọng

Yêu thích công việc là yếu tố nền tảng để nhân viên bán hàng gắn kết với công ty. Tác giả kỳ vọng sử dụng các giải pháp về bản chất công việc tại FTI sẽ được cải thiện được sự hài lòng của những người bán hàng, từ đó sẽ làm giảm tỷ lệ nghỉ việc xuống còn 6-8% với nhóm đối tượng nhân viên bán hàng tại công ty.

Nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu của cả công ty tăng từ 10-15%. Các cán bộ quản lý sẽ có những phát kiến về quy trình, cải thiện làm giảm chi phí hao hụt trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Có rất nhiều khả năng đạt được bởi bản chất công việc luôn là yếu tố đầu tiên khi mỗi người gia nhập tổ chức mong muốn được thực hiện, và cũng đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước đây, nhân viên bán hàng phải cảm thấy tự tin, yêu thích, hài lòng với công việc đó thì mới có thể truyền cảm hứng đó sang cho các đối tác của mình, mang lại các giá trị vật chất và tinh thần cho chính họ và công ty. Sẽ là một hiệu ứng domino cực mạnh lan tỏa sự hài lòng từ nhân viên bán hàng sang các đồng nghiệp khác trong công ty, và cũng từ đó lan tỏa ra bên ngoài (đối tác, khách hàng, ứng viên…)

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên bán hàng tại công ty TNHH MTV viễn thông quốc tế FPT (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)