CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Hoạt động huy động vốn trong NHTM
1.2.1. Nguồn vốn của NHTM
NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với các chức năng cơ bản là: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Để thực hiện đƣợc các chức năng này và đi vào hoạt động một cách hiệu quả và có lợi nhuận thì đòi hỏi NHTM phải có một lƣợng vốn hoạt động nhất định.Nguồn vốn của NHTM đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và các loại vốn khác.
1.2.1.1. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là điều kiện đầu tiên để ngân hàng đƣợc pháp luật cho phép hoạt động và đây là loại vốn mà ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trụ sở, văn phòng, trang thiết bịcho ngân hàng. Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan
không thể thay thế, đó là cung cấp nguồn lực ban đầu giúp ngân hàng có thể duy trì hoạt động khi mới thành lập, là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch, phòng ngừa rủi ro kinh doanh cho ngân hàng.
Đặc trƣng của vốn chủ sở hữu là ổn định, nhƣng nó lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM do đặc trƣng trong kinh doanh của ngân hàng là huy động nhằm mục đích cho vay. Vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh của bản thân ngân hàng, là chỗ dựa quan trọng đảm bảo thanh toán tiền lãi cho các khoản vay trong trường hợp xấu nhất là ngân hàng phá sản.Với chức năng này, vốn chủ sở hữu đƣợc coi nhƣ là tài sản đảm bảo mang lại niềm tin với khách hàng. Nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Nguồn vốn hình thành ban đầu
Tùy theo tính chất sở hữu mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau.
Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước thì nguồn vốn là do ngân sách Nhà nước cấp. Nếu là NHTM cổ phần thì do các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp, ngân hàng tƣ nhân là vốn thuộc sở hữu tƣ nhân.
- Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu theo nhiều phương thức khác nhau tùy vào từng điều kiện cụ thể.
+ Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận:
Khi hoạt động kinh doanh tạo ra thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tƣ. Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng và cân nhắc về tích lũy và tiêu dùng. Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao so với vốn hình thành ban đầu.
+ Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm,...
Nguồn vốn này nhằm mục đích mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn của chủ do Ngân hàng Nhà nước qui định.
Đặc điểm hình thức huy động vốn này là không thường xuyên nhưng nó giúp cho ngân hàng có đƣợc lƣợng vốn sở hữu lớn vào lúc cần thiết.
- Các quỹ
Ngân hàng có nhiều quỹ với các mục đích khác nhau tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng. Nguồn hình thành các quỹ này là từ thu nhập hằng năm của ngân hàng, bao gồm:
+ Quỹ dự phòng: Quỹ này đƣợc trích hàng năm và đƣợc tích lũy lại nhằm bù đắp rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ.
+ Quỹ thặng dƣ: là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới. Tùy theo những quy định cụ thể của từng nước, các ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng,
Các quỹ của NHTM thuộc sở hữu của chủ ngân hàng. Nguồn hình thành các quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên khả năng sử dụng các quỹ này vào hoạt động kinh doanh tùy thuộc vào mục đích sử dụng quỹ.
- Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cồ phần
Các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể đƣợc coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng do nguồn này có một số đặc điểm nhƣ sử dụng lâu dài, có thể đầu tƣ vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn.
1.2.1.2. Nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động không phải là nguồn vốn thuộc chủ sở hữu của ngân hàng nhƣng lại vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng. Đây là nguồn vốn đƣợc hình thành thông qua nghiệp vụ huy động vốn bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ, vốn huy động thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước.
- Tiền gửi không kỳ hạn
Đó là khoản tiền gửi do khách hành gửi vào nhằm mục đích nhờ ngân hàng giữ hộ, thanh toán hộ, chi trả các hoạt động mua bán hàng hóa và các khoản chi phí phát sinh một cách an toàn và thuận tiện. Với hình thức này, khách hàng
vốn này không ổn định nên ngân hàng phải thường dự trữ lại với số lượng rất lớn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng do đó ngân hàng thường áp dụng lãi suất thấp cho loại tiền gửi này.
- Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng có sự thỏa thuận với ngân hàng để chọn một loại thời hạn gửi tiền thích hợp. Theo nguyên tắc, đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền chỉ được rút ra khi đến hạn thì mới được hưởng lãi suất cam kết còn trong trường hợp người gửi rút trước hạn thì người gửi chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút. Đây là nguồn vốn thường khá ổn định vì ngân hàng biết trước thời điểm mà khách hàng sẽ rút tiền ra nên ngân hàng thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm
Trong dân cƣ có các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, chƣa sử dụng đến và có thể gửi tiền tiết kiệm nhằm mục đíchan toàn và sinh lời. Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động tiền gửi theo kiểu truyền thống của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi của cá nhân đƣợc gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, đƣợc xác nhận trên thẻ/sổ tiết kiệm,hưởng lãi theo quy định của ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm và đƣợc bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Tiền gửi tiết kiệm cũng đƣợc chia làm hai loại: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
- Tiền gửi của ngân hàng khác
Với mục đích an toàn, thuận tiện và nhanh chóng trong thanh toán cho khách hàng, các NHTM không chỉ duy trì tiền tại ngân hàng của mình mà còn tiến hành gửi tiền tại ngân hàng khác. Tuy nhiên quy mô của nó không lớn và thường chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.
- Phát hành giấy tờ có giá
Khi các NHTM cần huy động số vốn lớn trong thời gian ngắn thì ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá nhƣ kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi.Giấy tờ có giá đó là chứng nhận của tổ chức
tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa các tổ chức tín dụng và người mua.
1.2.1.3. Nguồn đi vay
Nguồn vốn đi vay là nguồn mà ngân hàng phải vay mượn thêm trong trường hợp khả năng huy động vốn của NHTM bị thiếu hụt trong khi nhu cầu thanh toán, chi trả cho khách hàng lại tăng cao. Nguồn đi vay này có thể từ Ngân hàng Nhà nước, từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường vốn
- Vay từ Ngân hàng Nhà nước
Khoản vay từ NHNN thường là các khoản vay nhằm giải quyết công việc cấp bách trong chi trả của các NHTM. Việc cấp vốn của NHNN thường thông qua hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM, cho vay tái cấp vốn hoặc cho vay theo hạn mức tín dụng. NHNN với vai trò là người cho vay cuối cùng sẽ xem xét xem có cho các NHTM vay hay không vì việc này sẽ ảnh hưởng đến khối lượng tiền trong lưu thông. Nguồn vốn đi vay này rất quan trọng vì nó đảm bảo cho các tổ chức tín dụng được hoạt động một cách bình thường.
- Vay các tổ chức tín dụng khác
Để đảm bảo khả năng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách, và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế nguồn tái cấp vốn từ NHNN, các NHTM thường vay mượn của nhau và vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trường. Quá trình vay mượn giữa các NHTM rất đơn giản, có thể có hoặc không cần đảm bảo, dựa trên cơ sở uy tín của ngân hàng đi vay hoặc mối quan hệ giữa các ngân hàng với nhau.
1.2.1.4. Nguồn khác
Ngoài các phương thức huy động vốn kể trên, các ngân hàng còn có thể huy động bằng các nguồn khác như các khoản thuế chưa nộp ngân sách Nhà nước, lương thưởng tạm thời chưa thanh toán đối với nhân viên hoặc từ các nguồn vốn ủy thác đầu tư, nguồn trong thanh toán,… Những nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng không đáng kể trong huy động vốn của ngân hàng.