CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Hoạt động huy động vốn trong NHTM
1.2.3. Phânloại huy động vốn của NHTM
a) Huy động vốn nội tệ
- Tiền gửi bằng nội tệ của dân cƣ: Là nguồn huy động có quy mô và cơ cấu lớn trong tổng nguồn vốn bằng nội tệ nhưng tăng trưởng không ổn định. Nguồn này chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm nên nhƣợc điểm là lãi suất huy động bình quân cao, kỳ hạn tiền gửi danh nghĩa của người dân thường ngắn (dưới 12 tháng).Điều này ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn, khả năng dịch chuyển kỳ hạn dư nợ, kết quả kinh doanh và giảm sức cạnh tranh của ngân hàng.
- Tiền gửi bằng nội tệ của các tổ chức kinh tế- xã hội: Nguồn tiền ngày cũng có quy mô và cơ cấu lớn trong tổng nguồn huy động. Đây thường là tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn ngắn và đối tượng gửi được hưởng lãi suất thấp.Nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn này nhiều để cho vay thì sẽ được hưởng chênh lệch lớn giữa lãi suất, giảm đƣợc chi phí vốn bình quân và gia tăng lợi nhuận.
- Tiền gửi bằng nội tệ của các tổ chức tín dụng khác: Nguồn vốn này có quy mô và cơ cấu nhỏ trong tổng nguồn tiền gửi. Nó thường có mức độ tăng trưởng khá cao nhƣng chủ yếu là nguồn trong thanh toán, các NHTM cũng không sử dụng nhiều nguồn này để cho vay.
Ngoài ra, tùy từng giai đoạn cụ thể các NHTM có thể cần phải vay mƣợn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế.Việc đi vay bằng đồng nội tệ chủ yếu để đáp ứng sự thiếu hụt dự trữ.
b) Huy động vốn ngoại tệ
- Tiền gửi bằng ngoại tệ của dân cƣ: Tiền gửi bằng ngoại tệ của các tầng lớp dân cư thường chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy vậy, lượng kiều hối từ những năm 2010 trở lại đây tăng cao khiến cho lƣợng tiền gửi bằng ngoại tệ cũng tăng lên đáng kể.Việc huy động vốn bằng ngoại tệ luôn bị tác động mạnh bởi lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế và lượng cung tiền Việt Nam.
- Tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức kinh tế- xã hội: Nguồn tiền gửi này chủ yếu là các khoản tiền gửi trong thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn thường chỉ từ 1 tuần đến 3 tháng.
- Tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng khác: Nguồn tiền gửi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn huy động bằng ngoại tệ. Tại Việt Nam thì đối tượng cho vay chủ yếu là các NHTM nhà nước.
Ngoài ra, cũng giống nhƣ tiền vay bằng nội tệ, chỉ khi thực sự cần thiết NHTM mới đi vay bằng ngoại tệ với lãi suất cao và đầy biến động về tỷ giá. Do vậy lượng vay này thường rất nhỏ.
1.2.3. 2. Theo đối tượng huy động a) Huy động vốn từ dân cư
Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng. Toàn bộ thu nhập quốc dân ở tình trạng tạm thời nhàn rỗi, các khoản thu nhập tích lũy sử dụng trong tương lai hay các khoản dự phòng biến cố của các cá nhân, các gia đình được gửi vào ngân hàng vừa là nơi giữ hộ, vừa là nơi sinh lãi, đem lại một phần thu nhập.
Ngân hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi này của dân chúng sau đó chuyển đến cho người cần vốn để mở rộng đầu tư, kinh doanh. Đây là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng với ưu thế là nguồn vốn ổn định tương đối cao và lâu dài, hơn nữa tiềm năng huy động từ dân cƣ là rất lớn. Chính vì vậy mà các ngân hàng luôn chạy đua và tìm mọi cách nhƣ đa dạng hóa về sản phẩm, về dịch vụ, về lãi suất để thu hút loại đối tƣợng khách hàng này. Tuy nhiên chi phí của nguồn này cũng khá cao so với loại nguồn huy động từ các đối tƣợng khác
b) Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội
Đây là nguồn huy động đƣợc đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn.Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có tài khoản trong ngân hàng.Các doanh nghiệp khi bán đƣợc hàng hóa đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần.Chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội không giống nhau. Vì vậy ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi. Tuy nhiên độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng dịch vụ.Điều này khiến cho việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch vụ ngân hàng.
1.2.3. 3. Theo thời gian huy động a) Huy động vốn ngắn hạn
Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các ngân hàng thương mại thông qua việc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán,...Phần lớn số này đƣợc dùng để cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để thực hiện cho vay trung hạn. Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp, tuy nhiên tính ổn định lại kém.
b) Huy động vốn trung hạn
Đây là nguồn huy động vốn ngân hàng qua phát hành các công cụ nợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (từ 1 đến 5 năm). Vốn huy động này ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện. Tuy nhiên lãi suất huy động nguồn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn. Nguồn huy động trung hạn rất quan trọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tƣ, thay đổi công nghệ và cho vay trung, dài hạn với lãi suất cao.
c) Huy động vốn dài hạn
Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của ngân hàng trên thị trường vốn, với nguồn huy động này ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tính ổn định cao (từ 5 năm trở lên). Do vậy lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng rất cao.