CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH NGHỆ AN
3.3. Một số kiến nghị
Do hoạt động huy động vốn của VPBank Nghệ An đƣợc thực hiện phụ thuộc vào các chính sách của Ngân hàng Nhà nước, củaVPBank Hội sở và nhiều yếu tố vĩ mô khác. Vì vậy tác giả có một số kiến nghị với hệ thống VPBank và NHNN nhƣ sau:
3.3.1. Kiến nghị đối với hệ thống VPBank
VPBank Hội sở là cơ quan quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống ngân hàng VPBank trên toàn quốc, có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển của toàn hệ thống, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch huy động vốn của các chi nhánh trên toàn hệ thống. Để cho các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại VPBank Nghệ An thực hiện đƣợc thì cần có sự hỗ trợ, tác động và giúp đỡ của VPBank Hội sở:
- Về chính sách sản phẩm- dịch vụ: Đối với mỗi sản phẩm- dịch vụ mà ngân hàng đóng vai trò là người đầu tiên tung ra thị trường sẽ giúp cho ngân hàng đó có nhiều lợi thế trong việc thu hút thêm khách hàng, giành thị phần so với ngân hàng khác. Ví dụ đối với sản phẩm tài khoản thanh toán VPSuper, VPBank là ngân hàng đầu tiên tung ra sản phẩm này với nhiều ƣu đãi vƣợt trội cho khách hàng trong việc giảm phí chuyển tiền. Ngay trong tháng đầu tiên thực hiện, VPBank Nghệ An đã thu hút hơn 279 khách hàng mở mới tài khoản VPSuper để sử dụng và nguồn huy động tiền gửi không kỳ hạn tăng lên đáng kể vì hầu nhƣ khách hàng đủ điều kiện mởi VPSuper đều là những cá nhân kinh doanh lớn. Do vậy, kiến nghị đầu tiên là VPBank Hội sở cần tiếp tục có những sản phẩm mới, đa dạng và nhiều ƣu đãi để có vị thế là ngân hàng đầu tiên triển khai sản phẩm- dịch vụ tạo lợi thế cạnh tranh, đồng thời luôn luôn tìm hiểu thị trường để các sản phẩm dịch vụ này phù hợp với xu thế phát triển kinh tế trong nước và quốc tế nhằm thu hút khách hàng thông qua đó tăng đƣợc quy mô huy động vốn qua việc khách hàng duy trì số dƣ tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn hay tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
- VPBank cần có cơ chế lãi suất cạnh tranh linh hoạt hơn bởi lãi suất là yếu
được điều này, ngân hàng cần thường xuyên theo dõi thống kê tình hình biến động lãi suất của các ngân hàng đối thủ để có các quyết định điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trường và đặc điểm riêng của ngân hàng. Đồng thời các chương trình huy động vốn cần được triển khai đồng bộ, thường xuyên tránh tình trạng như gần đây VPBank thường đưa ra nhiều chương trình huy động vốn khi thiếu hụt và giảm mạnh các chương trình huy động vốn khi dư thừa vốn khiến cho các Chi nhánh vô cùng khó khăn trong việc giữ chân khách hàng và gây ra tình trạng không ổn định lƣợng vốn huy động
- Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ để giúp chi nhánh dễ dàng phân đoạn khách hàng đối với từng tiêu chí cụ thể, giảm các thao tác thủ công có thể gây ra nhầm lẫn, số liệu không chính xác. Nâng cấp hệ thống mạng nội bộ để mạng nội bộ luôn ổn định, trung tâm tin học xử lý nhanh chóng hơn các sự cố tại Chi nhánh để công tác phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn.
- Thực hiện tốt công tác quản trị thương hiệu và các rủi ro khác có thể ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín và thương hiệu VPBank, tránh tình trạng xuất hiện những tin đồn không tốt trên thị trường làm ảnh hưởng xấu đến quy mô huy động vốn của toàn hàng nhƣ đã từng xảy ra với ngân hàng ACB, ngân hàng Eximbank,...
- VPBank cần hoàn thiện chính sách nhân viên, nâng cao phúc lợi và các chế độ đãi ngộ, tạo môi trường và động lực làm việc cho nhân viên, chú trọng và dành ngân sách thỏa đáng cho công tác đào tạo đáp ứng yêu cầu quản trị ngân hàng để tránh tình trạng chảu máu chất xám gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh trên toàn ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý và điều hành hệ thống các ngân hàng, đƣợc xem là Ngân hàng của các ngân hàng, có vị trí rất lớn trong quản lý điều hành thị trường tiền tệ ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của NHTM phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ của NHNN và đường lối chính sách phát triển nền kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Với một chính sách đúng đắn cộng với cách thức điều hành hợp lý, NHNN sẽ là tổ chức quan trọng và có tác động tích cực đến việc khơi tăng khả năng huy động nguồn
vốn, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư của các ngân hàng thương mại, trong đó có VPBank Việt Nam.
Thực tế những năm qua cho thấy, bằng các biện pháp thích hợp nhƣ : ổn định giá trị đồng nội tệ, kiềm chế lạm phát,tái cơ cấu ngân hàng nhằm tạo lập hệ thống Ngân hàng ngày càng vững mạnh,... đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động huy động vốn của các NHTM. Tuy nhiên, trong thời gian tới để các NHTM phát huy hơn nữa công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cƣ thì các chính sách điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước cần phải tiếp tục được hoàn thiện và đổi mới. Cụ thể nhƣ sau:
- Trước hết, để công cụ lãi suất tiếp tục phát huy được vai trò tác dụng của mình trong tình hình mới, Ngân hàng Nhà nước cần thiết ban hành một hệ thống lãi suất cơ bản hợp lý, có tính ổn định lâu dài và phù hợp với từng thời kỳ nhất định nhưng vẫn bảo đảm mức lãi suất thực dương có lợi cho người gửi tiền, người vay tiền và Ngân hàng.
Ngoài ra, hiện nay khi mà nước ta tham gia ngày càng nhiều vào các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do thì Ngân hàng Nhà nước cũng phải cởi mở chính sách lãi suất hơn. Theo đó, việc điều hoà lãi suất phải vừa thận trọng và linh hoạt đảm bảo nhu cầu về vốn cho các thành phần trong nền kinh tế vừa thu hút đƣợc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào thị trường trong nước.
- Cần hạn chế sự biến động về tỷ giá, tạo sự an tâm cho người gửi tiền, cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM huy động đƣợc nguồn vốn ngoại tệ đang nằm trong dân, trong thời gian tới, chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở tập trung vào các vấn đề sau:
+ Tích cực hoàn thiện thị trường ngoại hối và thị trường nội tệ thông qua việc sử dụng có hiệu quả hai công cụ thị trường này, trên cơ sở đó hoàn thiện, thống nhất, tập trung cơ chế quản lý, điều hành và can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.
+ Hình thành các quỹ ngoại tệ tập trung do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp đứng ra điều hành và quản lý nhằm mục đích dự trữ một lƣợng ngoại tệ mạnh đủ lớn để can thiệp vào thị trường khi cần thiết.
+ Không ngừng cải tiến và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối, đảm bảo luôn đi sâu, đi sát với tình hình thực tế.
+ Tiếp tục vận hành cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng nới rộng phạm vi kiểm soát, cho phép tỷ giá đƣợc hình thành khách quan hơn, sát thực hơn với quan hệ cung - cầu về ngoại tệ trên thị trường vào những thời điểm nhất định...
- Tiếp tục áp dụng các biện pháp chủ động kiềm chế và đẩy lùi nguy cơ lạm phát nhằm ổn định giá trị của đồng nội tệ. Bởi nếu lạm phát cao, đồng tiền sẽ bị mất giá người dân sẽ không mặn mà với việc gửi tiền vào ngân hàng mà chuyển qua các hình thức khách nhƣ dự trự ngoại tệ, vàng,… Hơn nữa, khi lạm phát tăng cao, ngân hàng sẽ gặp bất lợi trong hoạt động huy động vốn và phải trả lãi suất huy động cao hơn để huy động những khoản tiền gửi mới. Lãi suất huy động cao kéo theo lãi suất cho vay tăng cao gây khó khăn cho việc mở rộng hoạt động tín dụng và tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Hoàn chỉnh và tổ chức tốt thị trường tiền tệ: Đây là thị trường vốn ngắn hạn, là công cụ để Ngân hàng Nhà nước điều hòa khả năng thanh toán giữa các ngân hàng, là nơi đáp ứng nhu cầu về vốn của các ngân hàng thương mại thiếu vốn và là thị trường đầu ra cho các ngân hàng thương mại đang dư thừa vốn. Giải quyết tốt các mối quan hệ trên thị trường này, bên cạnh việc giúp Ngân hàng Nhà nước quản lý điều hành đƣợc lƣợng tiền mặt, quản lý đƣợc hạn mức tín dụng với các ngân hàng thương mại là việc tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tìm được nơi đầu tư và thông qua đó để các ngân hàng thương mại xác định được lãi suất đầu vào, đầu ra hợp lý.
- Mở rộng mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt để giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông và góp phần lằm tăng khả năng tạo tiền của toàn hệ thống ngân hàng thương mại, tăng tốc độ tăng trưởng vốn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Dựa trên những lý thuyết phân tích tại chương 1 và thực trạng huy động vốn cũng như định hướng phát triển của VPBank Nghệ An được phân tích cụ thể trong chương 2, trên cơ sở nghiên cứu và qua quá trình làm việc thực tế tại VPBank Nghệ An , tác giả đã đƣa ra một số giải pháp đối với VPBank Nghệ An và một số kiến nghị đối với hệ thống VPBank và Ngân hàng Nhà Nước với hy vọng đóng góp một số ý kiến nhằm tăng cường huy động vốn tại VPBank Nghệ An.