CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2. Thực trạng huy động vốn tại VPBank Nghệ An
2.2.3. Cơ cấu huy động vốn
Nguồn vốn cần có một cơ cấu hợp lý giữa vốn nội tệ và ngoại tệ, vốn ngắn hạn và dài hạn thì mới đáp ứng đƣợc các hoạt động nghiệp vụ có thế mạnh và mang tính đặc thù của ngân hàng. Tính ổn định của cơ cấu nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng, xu hướng biến đổi của nguồn vốn cũng là một vấn đề cần được quan tâm.Sau đây là bảng tổng hợp cơ cấu huy động vốn đƣợc phân loại theo các tiêu chí
38,43%
28,67%
17,23%
40,88%
29%
17,68%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
2013/2012 2014/2013 Tháng 9.2015/2014
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng tưởng quy mô huy động vốn của VPBank Nghệ An và hệ thống VPBank
Bảng 2.6 : Quy mô và tỷ trọng huy động vốn theo từng loại hình huy động vốn tại VPBank Nghệ An giai đoạn 2012- Tháng 9/2015
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2012 2013 2014 T09.2015
Quy môhuy động vốn 706.854 978.497 1.259.033 1.475.964 Phân loại theo lọai tiền
Quy mô huy động vốn
Nội tệ 656.385 887.008 1.143.831 1.356.116
Ngoại tệ 50.469 91.489 115.202 119.848
Tỷ trọng quy mô huy động vốn
Nội tệ 92,86% 90,65% 90,85% 91,88%
Ngoại tệ 7,14% 9,35% 9,15% 8,12%
Phân loại theo đối tƣợng huy động vốn Quy mô huy động vốn
Dân cƣ, cá nhân 580.539 798.063 1.072.570 1.244.385 Doanh nghiệp và các tổ
chức kinh tế xã hội
126.315 180.434 186.463 231.579
Tỷ trọng quy mô huy động vốn
Dân cƣ, cá nhân 82,13% 81,56% 85,19% 84,31%
Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội
17,87% 18,44% 14,81% 15,69%
Phân loại theo thời gian huy động vốn Quy mô huy động vốn
Không kỳ hạn 248.318 300.203 314.255 341.390
Có kỳ hạn 458.536 678.294 944.778 1.134.574
Tỷ trọng quy mô huy động vốn
Không kỳ hạn 35,13% 30,68% 24,96% 23,13%
Có kỳ hạn 64,87% 69,32% 75,04% 76,87%
Phân loại theo đơn vị Quy mô huy động vốn
Trụ sở chính 308.348 451.771 575.875 670.752
PGD Nguyễn Văn Cừ 139.145 181.012 219.105 256.091
PGD Chợ Vinh 74.176 97.801 119.843 137.653
PGD Bến Thủy 63.053 85.181 133.819 167.845
PGD Đội Cung 60.431 81.631 108.610 126.672
PGD Cửa Đông 61.701 81.101 101.781 116.951 Tỷ trọng quy mô huy động vốn
Trụ sở chính 43,62% 46,17% 45,74% 45,45%
PGD Nguyễn Văn Cừ 19,69% 18,50% 17,40% 17,35%
PGD Chợ Vinh 10,49% 10,00% 9,52% 9,33%
PGD Bến Thủy 8,92% 8,71% 10,63% 11,37%
PGD Đội Cung 8,55% 8,34% 8,63% 8,58%
PGD Cửa Đông 8,73% 8,29% 8,08% 7,92%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh Các thông tin cụ thể về cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh đƣợc phân tích chi tiết dưới đây
2.2.3.1. Phân loại theo loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Trong các năm 2012, 2013, 2014 và 9 tháng đầu năm 2015, vốn huy động của VPBank Nghệ An chủ yếu bằng VNĐ và đều chiếm trên 90%, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm một phần nhỏ. Doanh số huy động vốn bằng ngoại tệ chủ yếu là USD, ngoài ra còn có EUR và AUD. Năm 2012, vốn huy động nội tệ là 656,385 tỷ đồng, còn vốn huy động ngoại tệ quy đổi là 50,469 tỷ đồng. Năm 2013, vốn huy động nội tệ đạt 887,008 tỷ đồng; tăng trưởng 35,14% so với năm 2012
656,385
887,008
1,143,831
1,356,116
50,469 91,489 115,202 119,848 -
300,000 600,000 900,000 1,200,000 1,500,000
2012 2013 2014 Tháng 9.2015
Biểu đồ 2.5: Quy mô huy động vốn tại VPBank Nghệ An theo loại tiền
Nội tệ Ngoại tệ
trong khi vốn huy động ngoại tệ quy đổi đạt 91,489 tỷ đồng; tăng trưởng 81,28% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 lãi suất nội tệ giảm mạnh so với năm 2012, người dân mất niềm tin vào đồng Việt Nam và có xu hướng nắm giữ vàng và gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, trong khi đó VPBank Hội sở lại có cơ chế lãi suất và các chương trình khuyến mãi cho khách hàng gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ nên đã thu hút nguồn ngoại tệ lớn, đặc biệt là thu hút lượng kiều hối từ nước ngoài về chuyển sang gửi tiết kiệm.
Sang năm 2014 và 9 tháng đầu năm 2015, tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ lại có xu hướng giảm so với vốn huy động nội tệ. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động ngoại tệ cũng có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động ngoại tệ năm 2014 so với năm 2013 là 25,92% trong khi tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động ngoại tệ trong 9 tháng đầu năm 2015 so với năm 2014 là 4,03%. Tốc độ huy động vốn bằng ngoại tệ giảm mạnh là do các cơ chế lãi suất dành cho nguồn tiết kiệm ngoại tệ không còn, hơn nữa NHNN lại đƣa ra quy định lãi suất trần USD giảm từ 0,75%/ năm xuống còn 0,25%/năm đối với tất cả kỳ hạn khiến tâm lý người gửi tiền không còn muốn gửi ngoại tệ mà dần chuyển sang gửi tiết kiệm bằng VNĐ.
2.2.3.2. Phân loại theo đối tượng huy động vốn
Đơn vị: Triệu đồng
580,539
798,063
1,072,570
1,244,385
126,315 180,434 186,463 231,579
- 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000
2012 2013 2014 Tháng 9.2015
Biểu đồ 2.6: Quy mô huy động vốn tại VPBank Nghệ An theo đối tƣợng huy động
Dân cƣ, cá nhân
Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội
Xét theo đối tƣợng huy động vốn ta thấy nguồn vốn huy động của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng nguồn vốn huy động, tuy nhiên sự tăng giảm qua các năm lại không đồng đều, năm 2012 chiếm 17,87%, năm 2013 chiếm 18,44% và năm 2014 là 14,81%. Nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn tiền gửi dân cƣ, đây là nguồn có tính chất ổn định và không thể thiếu đƣợc.Tỷ trọng vốn huy động từ dân cƣ qua các năm đều chiếm trên 80%. Tại thời điểm 30/09/2015, huy động vốn có kỳ hạn từ dân cƣ là 1.356.116triệu đồng, chiếm 91,88%so với tổng nguồn vốn huy động từ dân cƣ chứng tỏ công tác huy động vốn tại Chi nhánh đặc biệt là đối tƣợng dân cƣ có hiệu quả và là một tiềm năng cần phát triển trong tương lai.
Theo thống kê, hiện tại tổng số lƣợng khách hàng cá nhân tại thời điểm 30/09/2015 là khoảng 11.500 người. Nếu phân loại khách hàng cá nhân thành ba nhóm: Nhóm 1 là các khách hàng cá nhân có số dƣ tiền gửi từ 1 tỷ đồng trở lên, nhóm 2 là nhóm các khách hàng cá nhân có số dƣ tiền gửi từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng, nhóm 3 là nhóm các khách hàng cá nhân còn lại thì VPBank Nghệ An có khoảng 240 khách hàng thuộc nhóm 1 (chiếm 2,09% lƣợng khách hàng cá nhân nhƣng chiếm khoảng 25% - 30% lƣợng tiền gửi huy động từ dân cƣ), khoảng 3.500 khách hàng thuộc nhóm 2 (chiếm tỷ trọng 30,43% lƣợng khách hàng và chiếm 45% - 50% lƣợng tiền gửi huy động từ dân cƣ), nhóm khách hàng nhóm 3 chiếm 67,48% tổng số khách hàng cá nhân nhƣng lƣợng tiền gửi huy động chỉ chiếm từ 20% - 30% trong quy mô huy động vốn từ dân cƣ.
Nhƣ vậy qua phân tích trên có thể thấy rằng hoạt động huy động vốn tại VPBank Nghệ An vẫn bộc lộ hạn chế là chƣa khai thác tốt toàn bộ nền khách hàng của mình. Trong giai đoạn các ngân hàng cạnh tranh, lôi kéo khách hàng ngày càng gay gắt nhƣ hiện nay, Chi nhánh cần phải đƣa ra những biện pháp chăm sóc, tiếp thị đối với khách hàng huy động vốn để củng cố lƣợng khách hàng truyền thống của mình đồng thời phát triển lượng khách hàng tiềm năng, khách hàng thông thường và phát triển thêm lƣợng khách hàng mới.
2.2.3.3. Phân loại theo thời gian huy động vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Xét về quy mô huy động vốn theo thời gian huy động, cả vốn huy động có kỳ hạn và không kỳ hạn đều tăng qua các năm nhƣng xét về tỷ trọng thì vốn huy động không kỳ hạn có tỷ trọng thấp hơn và giảm dần qua các năm. Tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn qua các năm 2012, 2013, 2014 lần lƣợt là 35,13% ; 30,68%;
24,96%. Nguyên nhân một phần lớn ở đây do đây là khoản tiền nhàn rỗi của người dân nên họ gửi vào VPBank với hình thức tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn. Đặc biệt trong hai năm 2014 và 2015 tiền gửi có kỳ hạn tăng mạnh với tỷ trọng chiếm trêm 70% tổng nguồn vốn huy động nhờ VPBank Nghệ An đã triển khai mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân cũng nhƣ tổ chức gửi tiền có kỳ hạn với nhiều ưu đãi về lãi suất và chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Nhìn vào bảng 2.6, cơ cấu kỳ hạn của VPBank Nghệ An theo xu hướng tiền gửi có kỳ hạn nhƣ sau: Năm 2012 đạt 458,536 tỷ đồng; năm 2013 đạt 678,294 tỷ đồng, tăng trưởng 47,93% so với năm 2012; năm 2014 đạt 944,778 tỷ đồng, tăng trưởng 39,29% so với năm 2013. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn:
năm 2012 đạt 248,318 tỷ đồng; năm 2013 đạt 300,203 tỷ đồng, tăng trưởng 20,89%
248,318 300,203 314,255
341,390 458,536
678,294
944,778
1,134,574
- 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000
2012 2013 2014 Tháng 9.2015
Biểu đồ 2.7: Quy mô huy động vốn tại VPBank Nghệ An theo thời gian
Không kỳ hạn Có kỳ hạn
so với năm 2012; năm 2014 đạt 314,255 tỷ đồng, tăng trưởng 4,68% so với năm 2013. Xét về mặt tài chính thì điều này không tốt cho VPBank Nghệ An do đối với một ngân hàng với mục tiêu là bán lẻ là chủ yếu thì cơ cấu huy động nhƣ vậy là chƣa hợp lý vì lãi suất huy động bình quân sẽ cao hơn. Nguồn vốn không kỳ hạn là nguồn vốn mất chi phí nhỏ nhất nên là nguồn vốn có khả năng sinh lợi cao nhất.
Mặc dù vậy nó sẽ giúp cho VPBank Nghệ An có một lợi thế khi nhu cầu đầu tƣ trung và dài hạn tăng, ngân hàng luôn có đủ vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu thì việc chủ động sử dụng nguồn vốn để đầu tƣ dài hạn bị hạn chế bởi nguồn vốn trung và dài hạn thấp, hạn chế bởi các chỉ tiêu an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, với sự gia tăng về chỉ tiêu huy động cũng là sức ép về chi phí phải trả cho VPBank Nghệ An. Trong khi đó hạn chế về lãi suất cho vay cũng nhƣ sự khó khăn chung của thị trường đã gây không ít cản trở cho VPBank Nghệ An thu hồi lại đƣợc chi phí đã bỏ ra.
2.2.3.4. Phân loại theo đơn vị
VPBank Nghệ An có 6 điểm giao dịch: Trụ sở chính đi vào hoạt động năm 2007, PGD Nguyễn Văn Cừ đƣợc thành lập năm 2008, PGD Chợ Vinh đƣợc thành lập năm 2009, PGD Cửa Đông đƣợc thành lập năm 2010 và hai PGD Đội Cung và PGD Bến Thủy đƣợc thành lập năm 2011. Nhìn vào bảng 2.7, quy mô huy động vốn của các đơn vị tăng trưởng qua các năm. Huy động vốn của Trụ sở chính vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Chi nhánh, do Trụ sở chính có lợi thế về cơ sở vật chất, vị trí địa lý dân cƣ đông đúc, lại ngay sát chợ Quang Trung và nằm trên trục đường Quang Trung sầm uất bậc nhất thành phố, hơn nữa trụ sở chính còn có số lƣợng cán bộ nhân viên nhiều hơn các phòng giao dịch. Tỷ trọng huy động vốn của trụ sở chính luôn chiếm trên 40% tổng vốn huy động toàn chi nhánh.
Để có thể thấy rõ hơn mức tăng trưởng huy động vốn của các đơn vị, ta phân tích bảng sau:
Bảng 2.7 : Tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn theo đơn vị
2013/2012 2014/2013 Tháng 9.2015/2014
Trụ sở chính 46,51% 27,47% 16,48%
PGD Nguyễn Văn Cừ 30,09% 21,04% 16,88%
PGD Chợ Vinh 31,85% 22,54% 14,86%
PGD Bến Thủy 35,09% 57,10% 25,43%
PGD Đội Cung 35,08% 33,05% 16,63%
PGD Cửa Đông 31,44% 25,50% 14,90%
Nhìn vào bảng ta thấy tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn của các đơn vị giảm qua các năm. Nguyên nhân nhƣ đã phân tích ở phần2.2.2.1.Tuy nhiên có thể thấy trong các đơn vị thì PGD Bến Thủy là đơn vị có sự tăng trưởng đột biến vào năm 2014. Trong khi các đơn vị khác có mức tăng trưởng từ 20%- 35% thì PGD Bến Thủy đạt mức tăng trưởng huy động vốn năm 2014 so với năm 2013 là 57,1%.
Nguyên nhân của mức tăng này là do năm 2014 PGD Bến Thủy có sự thay đổi về nhân sự chủ chốt là Giám đốc. Với cách quản lý hiệu quả, tạo động lực cho nhân viên đã làm thay đổi phong cách làm việc lâu nay của phòng.Hơn nữa nhờ mối quan hệ của lãnh đạo phòng nên năm 2014 PGD Bến Thủy đã huy động đƣợc nguồn huy động lớn và thường xuyên từ Trường Đại học Vinh.
Chín tháng đầu năm 2015, trong khi các đơn vị khác chỉ đạt mức tăng trưởng từ 14%- 17% thì PGD Bến Thủy vẫn duy trì mức tăng trưởng cao là 25,43%. Trong khi đó PGD Chợ Vinh là đơn vị thành lập trước PGD Bến Thủy 2 năm, lại có lợi thế về vị trí địa lý nằm ngay trước cổng chính chợ Vinh, nơi tập trung buôn bán tấp nập nhất thành phố thì tốc độ tăng trưởng huy động vốn lại giảm mạnh qua các năm.
Tính đến thời điểm 30/9/2015 PGD Chợ Vinh có số dƣ huy động là 137,653 tỷ đồng trong khi số dƣ huy động của PGD Bến Thủy là 167,845 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn chín tháng đầu năm 2015 so với năm 2014 của PGD Chợ Vinh chỉ đạt 14,86%, thấp nhất trong Chi nhánh.