CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM
1.4.1. Các nhân tố bên ngoài
1.4.1.1. Tình hình kinh tế xã hội
Động thái của nền kinh tế chính là cơ sở đầu tiên để người gửi tiền ra quyết
khác.Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn định, giá cả và sức mua của đồng tiền biến động mạnh thì người dân có xu hướng tích trữ vàng, ngoại tệ hoặc các dạng tài sản khác thay vì đem số tiền đó gửi tại ngân hàng. Hơn nữa khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập thực tế của người lao động giảm và ngày càng biến động, điều này vừa sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng vào sự ổn định của đồng tiền hơn nữa khi thu nhập thấp thì lƣợng tiền nhàn rỗi trong toàn nền kinh tế sẽ giảm xuống mà lƣợng tiền dân cƣ đã gửi vào hệ thống ngân hàng cũng có nguy sơ bị rút ra. Khi đó Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, quản lý dự trữ và củng cố lòng tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng.
Ngƣợc lại, một nền kinh tế phát triển ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì người dân sẽ có cái nhìn khả quan hơn và xu hướng tiền gửi ở các NHTM tăng lên là một điều tất yếu. Hơn nữa một nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, nguồn tiền gửi vào các NHTM sẽ gia tăng nhanh chóng do hoạt động sản xuất đƣợc mở rộng, mang lại nhiều công ăn việc làm từ đó góp phần cải thiện thu nhập của dân cư. Mặt khác khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì nhu cầu sử dụng vốn tăng lên, các ngân hàng có thể mở rộng khối lƣợng tín dụng bằng cách tăng lãi suất huy động nhằm kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng để tạo nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tiền tín dụng của nền kinh tế.
1.4.1.2. Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô
Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động của ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật.Các hoạt động của các NHTM chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật khác của nhà nước.
Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay các NHTM đƣợc tổ chức theo mô hình tổng công ty do vậy các chi nhánh ngân hàng trong hoạt động của mình ngoài việc phải tuân thủ theo pháp luật và các văn bản dưới luật của nhà nước ban hành còn phải tuân thủ theo các quy định mà NHNN ban hành cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho vay,… Trong sự ràng buộc của pháp luật, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm thay đổi quy mô và chất lƣợng hoạt động huy động vốn.
Các NHTM là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, là lĩnh vực chứa
đựng rủi ro rất lớn do vậy mà ngân hàng càng cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.
Việc xây dựng các chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cần phải dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Chẳng hạn, việc xây dựng chính sách lãi suất cho các sản phẩm huy động của ngân hàng phải dựa trên khung lãi suất của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ.Mặt khác, việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh, thông thoáng cũng là một nhân tố quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại.Bởi vì khi Nhà nước khuyến khích việc mở rộng huy động vốn thì sẽ có các chính sách văn bản hướng dẫn cụ thể. Từ đó, các NHTM sẽ có các căn cứ pháp lý để thực hiện nghiệp vụ này một cách thuận lợi hơn. Ngƣợc lại, khi Nhà nước không khuyến khích thì tất yếu công tác này sẽ rất khó có khả năng tồn tại và phát triển.
Hiện nay, Nhà nước ta đã thấy được sự cần thiết của việc huy động vốn và đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm khuyến khích các NHTM ngày càng mở rộng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
1.4.1.3. Cạnh tranh trong huy động vốn giữa các ngân hàng
Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bao gồm cạnh tranh trên nhiều phương diện bao gồm cạnh tranh về lãi suất, về tính đa dạng của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, về các chương trình khuyến mãi, thái độ phục vụ của nhân viên,… Giai đoạn hiện nay, đối thủ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng nhiều và càng gay gắt. Các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng liên doanh,…
với tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý cao càng ngày càng gia nhập nhiều vào Việt Nam buộc các ngân hàng thương mại phải nỗ lực đổi mới và gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ. Ngoài ra, sự phát triển của thị trường vàng, thị trường chứng khoán cũng là những kênh huy động mới cho các ngân hàng, nhƣng cũng tạo thêm đối thủ cạnh tranh cho chính ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại phải thuyết phục được khách
hàng gửi tiền rằng gửi tiền vào ngân hàng có lợi hơn so với hình thức đầu tƣ trên thị trường vàng, thị trường chứng khoán.