CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KCN CẤP TỈNH
1.2. Phương pháp đánh giá tình hình phát triển KCN cấp tỉnh
Từ trước đến nay ở Việt Nam người ta mới quen đánh giá được tình hình phát triển KCN cấp tỉnh theo đa phần các chỉ số không phản ánh chất lượng như:
diện tích, tỷ lệ lấp đầy, vốn đâu tư, số lượng DAĐT, vốn đầu tư, số lượng người lao động…
Chuyên ngành QTKD đòi hỏi chúng ta phải theo đuổi hiệu lực quản lý nhà bnước đối với KCN, hiệu quả hoạt động của KCN; Nói đến Phát triển KCN là phải nói đến các chỉ tiêu chất lượng và vận dụng Lý luận thiết lập phương pháp đánh giá tình hình của GS Đỗ Văn Phức [1, tr53], học viên thiết lập phương pháp đánh giá tình hình phát triển KCN cấp tỉnh gồm các chỉ số như: 1) Tỷ trọng GDP công nghiệp của các KCN trong toàn bộ GDP CN của tỉnh; 2) Mức độ cao hơn của ROA trung bình của các DN KCN so với ROA trung bình của các DN ngoài KCN; 3) Mức độ cao hơn của thu nhập tháng bình quân của người lao động ở các DN KCN so với thu nhập tháng bình quân của người lao động ở các DN ngoài KCN; 4) Mức độ cao hơn của nộp ngân sách năm bình quân của người lao động ở các DN KCN so với nộp ngân sách năm bình quân của người lao động ở các DN ngoài KCN; 5) Mức độ làm ô nhiễm môi trường.
1.2.1. Về tỷ trọng GDP CN KCN trong GDP CN của tỉnh
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của KCN vào GDP công nghiệp, toàn bộ GDP của tỉnh. Tăng tỷ trọng này là một mục tiêu của phát triển KCN trong mục tiêu tăng trưởng công nghiệp và kinh tế của tỉnh nói chung. Do vậy, sử dụng chỉ số này là hoàn toàn cần thiết.
Tỷ trọng GDP CN KCN/ GDP CN =
GDP CN KCN
X 100%
GDP CN.
Chỉ số này của tỉnh cụ thể cần được so sánh với của tỉnh là đối thủ cạnh tranh thành công troing việc phát triển KCN. Do GDP chưa phải là hiệu quả hoạt động của KCN nên trọng số của chỉ số này tối đa là 15/100.
1.2.2. Về mức độ cao hơn của ROA trung bình của các DN KCN so với ROA trung bình của các DN ngoài KCN
Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) phản ánh mức độ sinh lợi (tỷ suất lợi nhuận) của tổng tài sản đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Đây là chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh quan trọng nhất. Mục đích, một trong các mục tiêu của phát triển KCN là nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp của tỉnh – ROA trung bình của các DN KCN phải cao hơn ROA trung bình của các DN ngoài KCN. Khi ROA trung bình của các DN KCN bằng hoặc thấp hơn ROA trung bình của các DN ngoài KCN là khi quá trình xây dựng KCN thất bại.
ROA =
Tổng lợi nhuận sau thuế
X 100%
Tổng tài sản bình quân
Chỉ số này của tỉnh cụ thể cần được so sánh với của tỉnh là đối thủ cạnh tranh thành công trong việc phát triển KCN. Do ROA là chỉ số quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh nên trọng số của chỉ số này tối đa là 35/100.
1.2.3. Về mức độ cao hơn của thu nhập tháng bình quân của người lao động ở các DN KCN so với thu nhập tháng bình quân của người lao động ở các DN ngoài KCN
Đây là chỉ số phản ánh trình độ sử dụng lao động, năng suất lao động của các KCN của tỉnh (thành phố). Chỉ số này được đo bằng: thu nhập bình quân/tháng/lao động (bao gồm các loại chi trả, các loại chia tiền, hiện vật, dịch vụ chia cho người lao động tiêu dùng, tái sản xuất sức lao động). Chỉ số này phản ánh khả năng chi trả, mức độ hấp dẫn đối với người lao động của các KCN của tỉnh (thành phố). Nếu thu nhập tháng bình quân của người lao động, nhất là của nhân lực chất lượng cao ở các DN KCN bắt đầu thấp hơn so với thu nhập tháng bình quân của người lao động, nhất là của nhân lực chất lượng cao ở các DN ngoài KCN thì sự nghiệp xây dựng KCN sẽ đi đến thất bại.
Chỉ số này của tỉnh cụ thể cần được so sánh với của tỉnh là đối thủ cạnh tranh thành công troing việc phát triển KCN. Do chỉ số này chỉ phản ánh mức đạt
mục tiêu trung gian của các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh nên trọng số của chỉ số này tối đa chỉ là 15/100.
1.2.4. Về mức độ cao hơn của nộp ngân sách năm bình quân của người lao động ở các DN KCN so với nộp ngân sách năm bình quân của người lao động ở các DN ngoài KCN
Nộp ngân sách bình quân đầu người là mục tiêu quan trọng của phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung, của phát triển KCN của tỉnh (thành phố).
Chỉ số này phản ánh mức độ và kỷ luật đóng góp của doanh nghiệp thuộc các KCN của tỉnh (thành phố) cho ngân sách của tỉnh và nhà nước. Nếu mức nộp ngân sách bình quân của người lao động,của các DN KCN bằng hoặc thấp hơn so với mức nộp ngân sách bình quân của người lao động của các DN ngoài KCN thì sự nghiệp xây dựng KCN có thẩ coi như thất bại.
Chỉ số này của tỉnh cụ thể cần được so sánh với của tỉnh là đối thủ cạnh tranh thành công trong việc phát triển KCN. Do chỉ số này chỉ phản ánh mức độ đạt mục đính của việc xây dựng các KCN của tỉnh nên trọng số của chỉ số này tối đa là 20/100.
1.2.5. Về mức độ làm ô nhiễm môi trường của các KCN
Đây là chỉ số phản ánh mức độ nhìn xa - trông rộng, phản ánh mức độ nhận thức, đầu tư cho phát triển bền vững của các KCN của tỉnh (thành phố). Chỉ số này là một mục tiêu quan trọng của phát triển KCN. Chỉ số này được nhận biết, đánh giá theo các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam về các mặt như: xử lý nước thải, x\ử lý chất thải rắn, gây ô nhiếm không khí…
Về xử lý nước thải
+ Qui mô và tốc độ tăng lượng nước thải KCN ra môi trường
+ Các chỉ số phản ánh chất lượng xử lý nguồn nước thải từ KCN ra môi trường: Tỷ lệ số KCN đạt tiêu chuẩn xả thải loại A, loại B và không đạt loại B. Các chỉ số này được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về mức độ ôxy sinh hoá (BOD - biochemical oxygen demand); độ ô xy hoá học (COD- chemical oxygen demand), nồng độ Nitơ, Cadmium.
+ Tỷ lệ, số lượng KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Về xử lý chất thải rắn
+ Tỷ lệ, số lượng KCN có hệ thống xử lý, phân loại chất thải rắn.
+ Khối lượng chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất KCN được thu gom và xử lý, đặc biệt là các chất thải nguy hại.
+ Các chỉ số phản ánh chất lượng xử lý chất thải rắn từ KCN dựa trên phương pháp xử lý rác thải KCN: Tỷ lệ % lượng rác thải được tái chế; Tỷ lệ % lượng rác thải được xử lý tại chỗ; % được xử lý bởi các doanh nghiệp xử lý rác thải công nghiệp.
+ Tỷ lệ rác thải KCN được chôn lấp; Tỷ lệ rác thải được xử lý bằng phương pháp đốt rác và các phương pháp khác.
Về ô nhiễm không khí
+ Các chỉ số phản ánh chất lượng không khí trong và ngoài KCN, bị tác động từ hoạt động sản xuất của KCN: nồng độ khí độc SO2, NO2, Ozone, CO, nồng độ bụi lơ lửng (TSP); chì.
+ Vấn đề đầu tư và vận hành các trang thiết bị xử lý ô nhiễm không khí của các doanh nghiệp trong KCN.
Những tiêu chí nêu trên là thực sự cần thiết cho việc đánh giá toàn diện sự phát triển các KCN nói chung. Tuy vậy, việc vận dụng những tiêu chí nào theo tác giả là tùy theo từng giai đoạn nhất định, phù hợp với những yêu cầu đặt ra khác nhau và khả năng quản lý, tính toán cụ thể của các cấp quản lý KCN.
Nếu Chỉ số này của các DN KCN bằng hoặc thấp hơn so với của các DN ngoài KCN thì sự nghiệp xây dựng KCN sẽ đi đến thất bại.
Chỉ số này của tỉnh cụ thể cần được so sánh với của tỉnh là đối thủ cạnh tranh thành công troing việc phát triển KCN. Do ta đang ở giai đoạn đầu của phát triển công nghiệp KCN nên chỉ số này có trọng số thông qua điểm tối đa là 15/100.
Bảng 1.2. Tóm lược phương pháp đánh giá tình hình phát triển khu công nghiệp cấp tỉnh (thành phố)
Chỉ số Chuẩn so sánh Điểm tối
đa 1. Tỷ lệ (%) GDP CN KCN/GDP CN Mức đạt của ĐTCT thành đạt
hoặc của các chuyên gia
15 2. ROA TB DN CN KCN/ROA TB DN
NKCN
Mức đạt của ĐTCT thành đạt hoặc của các chuyên gia
35 3. Thu nhập BQ NLĐ DN CN KCN/
TN BQ NLĐ DN NKCN
Mức đạt của ĐTCT thành đạt hoặc của các chuyên gia
15 4. Nộp ngân sách BQ NLĐ DN CN
KCN/ Nộp ngân sách BQ NLĐ DN NKCN
Mức đạt của ĐTCT thành đạt hoặc của các chuyên gia
20
5. Mức độ làm ô nhiễm môi trường Bộ tiêu chuẩn VN về mội trường khu công nghiệp
15 Khi đánh giá tình hình phát triển KCN của tỉnh cụ thể cần có số liệu, tính toán các chỉ số, so sánh vởi mức đạt của tỉnh (thành phố) là đối thủ cạnh tranh thành công để cho điểm từng chỉ số và cả tình hình. Sau đó tập hợp kết quả vào bảng để dễ nhận biết.
Bảng 1.3. So sánh tình hình phát triển khu công nghiệp cấp tỉnh (thành phố) với đối thủ cạnh tranh
Chỉ số Thực trạng
của tỉnh ……..
Thực trạng của ĐTCT thành công
Điểm cho/Điểm
tối đa 1. Tỷ lệ (%) GDP CN
KCN/GDP CN
2. ROA TB DN CN KCN/ROA TB DN NKCN 3. TN BQ NLĐ DN CN KCN/ TN BQ NLĐ DN NKCN
4. NNS BQ NLĐ DN CN KCN/ NNS BQ NLĐ DN NKCN
5. Mức độ làm ô nhiễm môi trường
Sau khi cho điểm, đamnhs giá từng chỉ số và của toàn bộ tình hình phát triển KCN của tỉnh (thành phố) ta xếp loại như sau:
Từ 75 điểm trở lên - tình hình tốt;
Từ 50 đến 74 điểm – tình hình bình thường;
Dưới 50 điểm - tình hình yếu kém