Tăng thêm mức độ hấp dẫn của chính sách ưu đãi doanh nghiệp vào và hoạt động ở khu công nghiệp của tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 79 - 86)

Một trong những mục tiêu ưu tiên khi xây dựng KCN là thu hút đầu tư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN hiện đại, đồng bộ cũng nhằm vào việc thu hút đầu tư. Thu hút đâu tư tạo điều kiện cho nhà đầu tư sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận là biện pháp tốt nhất để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi. Các chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN bao gồm chính sách đòn bẫy về tài chính, thuế, ngân hàng,... đặc biệt bảo đảm cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào KCN bằng việc xây dựng và ban hành luật KCN.

Thu hút đầu tư là mục tiêu ưu tiên khi xây dựng KCN. Xây dựng KCN với các yêu cầu về cơ sở hạ tầng hiện đại là để thu hút đầu tư. Do đó, thu hút đầu tư là một tiêu chí đánh giá sự thành công của KCN.

Các chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN cần được đồng bộ và nhất quán, bao gồm :

- Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN;

- Chính sách dất đai;

- Chính Sách tài chính đối với doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN;

- Thống nhất chính sách khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào KCN.

Trong bối cảnh Việt nam sẽ gia nhập tổ chức WTO, các chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN phải tuân thủ theo các quy định của tổ chức WTO. Môi trường đầu tư cần được xây dựng để mang tính cạnh tranh với các nước triong khu vực. Đặc biệt, các thủ tục hành chánh, quy địh về cho thuê đất, giá dịch vụ, thủ tục thẩm định dự án đầu tư, ... phải được cải thiện nhanh chóng, mà tiêu chuẩn so sánh là các nước láng giềng Trung Quốc, Thái Lan đang cạnh tranh chúng ta rất quyết liệt trong thu hút đầu tư. Chính phủ giữ vai trò quyết định đến xây dựng môi trường, đầu tư mang tính cạnh tranh cao bằng việc ban hành các chính sách vĩ mô

đồng bộ, phối hợp, liên kết, tạothành sức mạnh tổng hợp hướng về mục tiêu chung CNH đất nước mang tính hiện đại vào năm 2020 và đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội cụ thể trong từng thời kỳ.

3.2.2.1. Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN Để đạt được các mục tiêu về phát triển công nghiệp, trong thời gian tới lãnh đạo tỉnh vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm và bằng nhiều giải pháp khác nhau.

Trong đó việc đẩy nhanh đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào các khu công nghiệp, nâng cao hiệu quả trong công tác xúc tiến đầu tư đang là một trong những giải pháp cấp thiết.

Trước hết phải giải quyết tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bởi đây là vấn đề phức tạp, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân có đất trong quy hoạch xây dựng KCN. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo giải phóng mặt bằng cho các KCN. Thế nhưng, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào các KCN gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Một số nơi vẫn còn bức xúc, kéo dài thời gian thực hiện, gây hậu quả xấu về mặt xã hội, làm thất thoát, lãng phí rất lớn về tài chính. Một số trường hợp, do nhu cầu cấp bách về mặt bằng, nhà đầu tư tự ý thực hiện việc nâng giá bồi thường theo phương thức hỗ trợ, tạo nên sự so sánh trong nội bộ nhân dân cũng gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.

Để khắc phục những hạn chế này cần thực hiện công khai các chủ trương, chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng và quy hoạch phát triển các KCN, tạo sự thống nhất nhận thức về thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Có chính sách hỗ trợ nhân dân khu vực có đất quy hoạch xây dựng KCN trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề, phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ KCN và doanh nghiệp KCN, giải quyết tốt vấn đề lao động cho người dân địa phương.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất, chủ động thực hiện công tác lập hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch sử dụng đất, giảm thiểu các thủ tục hành chính, thời gian và chi phí cho nhà đầu tư.

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải huy động số lượng lớn vốn đầu tư. Thời gian thu hồi vốn đầu tư chậm, nhất là việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, do đó Công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN phải có tiềm lực tài chính,

có khả năng huy động tốt các nguồn vốn để đầu tư, có kinh nghiệm về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thực hiện công tác xúc tiến đầu tư.

Để huy động tốt các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào có chất lượng cao, cần thực hiện huy động vốn đầu tư trên cơ sở những nguồn vốn trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng thương mại; vốn từ nhân dân, các thành phần kinh tế; thông qua việc thực hiện hợp tác đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức BOT, BT, BO; hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng…

Cùng với việc giải quyết tốt về mặt bằng, nguồn vốn đầu tư, thường xuyên giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo quy hoạch bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng các công trình. Đôn đốc việc thực hiện tiến độ, kịp thời phát hiện những sai phạm, những vướng mắc khó khăn để có biện pháp xử lý và hỗ trợ kịp thời. Kiên quyết yêu cầu việc đầu tư xây dựng và hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là trạm xử lý và hệ thống xử lý nước thải trước khi KCN đi vào hoạt động. Thực tiễn đã chứng minh, tất cả các loại hình ô nhiễm từ chất thải rắn, ô nhiễm khí, bụi... thì cuối cùng cũng đều tập kết về môi trường nước. Vì vậy việc đưa trạm xử lý nước thải và hệ thống xử lý nước thải đi vào hoạt động sẽ giải quyết tốt các vấn đề gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN.

Hệ thống kết cấu hạ tầng KCN được đầu tư xây dựng đồng bộ, chất lượng cao sẽ nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh.

3.2.2.2. Chính sách đất đai

Việc tạo “đất sạch” để giao, cho thuê, không chỉ giúp doanh nghiệp có ngay đất thực hiện dự án đầu tư, mà còn tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đất đai thuận lợi hơn, và đó là một nhiệm vụ quan trọng, vì đất đai là đầu vào của sản xuất.

Trong việc bồi thường, GPMB thì Luật đất đai có quy định tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện bồi thường, GPMB theo quy hoạch của đất chưa có nhà đầu tư. Tuy nhiên đến đầu năm 2010 ở nhiều địa phương trong đó có Nam Đinh vẫn chưa được thành lập, thiếu cán bộ, khó khăn về tài chính, không có nguồn vốn để thực hiện thu hồi đất trước khi có dự án đầu tư nên thực tế chỉ làm dịch vụ cho người được giao

đất, thuê đất. Việc thực hiện thu hồi, bồi thường, GPMB đất hiện nay của Nam Định chủ yếu vẫn do Ban bồi thường và Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện thực hiện. Điều này làm cho rất nhiều dự án KCN của tỉnh vẫn nằm trong ‘dự án treo’’. Vì vậy, trong thời gian tới Nam Định cần xây dựng chính sách về đất đai hợp lý để hỗ trợ phát triển công nghiệp, sau đây là một số giải pháp:

- Quy hoạch tổng thể không gian đô thị của thành phố với tầm nhìn dài hạn (30-50 năm) làm cơ sở xác định quỹ đất cho phát triển công nghiệp thành phố ổn định. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng các Khu CN Bảo Minh,Hồng Tiến,... ;Dành một phần diện tích đất trong các khu công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ thuê để tiến hành sản xuất, trong đó ưu tiên cho các đơn vị di dời theo quy hoạch của thành phố.

- Áp dụng linh hoạt, phù hợp các hình thức cho thuê đất, giao đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đáp ứng yêu cầu về mặt bằng cho sản xuất. Có chính sách ưu đãi phù hợp đối với các dự án, sản phẩm thuộc lĩnh vực ưu tiên và đầu tư vào các địa bàn khó khăn của thành phố; khuyến khích và có chính sách giao đất hoặc ưu đãi để doanh nghiệp xây nhà ở cho công nhân.

- Kiểm tra, rà soát lại thời hạn cho thuê đất đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo thời gian cho thuê đất ít nhất là 20 năm để doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong khâu cho thuê đất đối với các dự án trong và ngoài khu CN, nhằm tạo ra môi trường ngày càng thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư.

- Xây dựng lộ trình di dời-giải tỏa đối với các doanh nghiệp trong diện di dời, đặc biệt là các doanh nghiệp có qui mô lớn, chi phí di dời cao, để giúp doanh nghiệp có kế hoạch chủ động thực hiện việc di chuyển, bố trí, đầu tư nơi sản xuất mới cho phù hợp.

3.2.2.3. Chính Sách tài chính đối với doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN

Hiện nay, khi nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong KCN, KCX nói riêng bị giảm sút mạnh. Một số doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, có những doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động của dự án trước thời hạn hoặc giải thể. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh kết

cấu hạ tầng KCN (doanh nghiệp hạ tầng) lại càng gặp khó khăn nhiều hơn, do vốn đầu tư vào dự án lớn, việc thu hồi rất chậm, mang nhiều yếu tố rủi ro. Do đó đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển KCN tỉnh Nam Định rói riêng và của cả nước nói chung.

Nhiều doanh nghiệp hạ tầng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng, không vay được vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình thiết yếu để đưa dự án vào hoạt động, tạo nguồn thu cho doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp đã vay vốn trước đây, do phải chịu lãi suất quá cao, nên hoạt động kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP với khung giá đền bù cao, làm cho chi phí đầu tư hạ tầng của các KCN tăng cao, dẫn đến giá cho thuê lại đất hoặc giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất không hấp dẫn các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, việc định giá cho thuê đất hoặc giao đất cho các doanh nghiệp hạ tầng theo giá thị trường cũng chưa thực sự phù hợp.

Đầu tư cơ sở hạ tầng là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay trong việc phát triển bền vững KCN trên địa bàn tỉnh, để giải quyết tốt những khó khăn như đã nêu trên, cần một số cơ chế chính sách, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng sau:

Thứ nhất: Điều chỉnh lại Khoản a, Mục 1, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 đối với việc thắt chặt tín dụng trong lĩnh vực bất động sản “không bao gồm các dự án đầu tư hạ tầng KCN” để các chủ đầu tư được vay vốn từ các tổ chức tín dụng, tiếp tục thực hiện các công trình còn dở dang. Thực hiện ưu đãi về tiền thuê đất đối với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN, bao gồm miễn giảm tiền thuê đất có thời hạn cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và nhà ở cho công nhân, nếu được nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất;

Thứ hai: - Sửa đổi Nghị định 108/2006/NĐ-CP, điều chỉnh việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng ưu đãi hơn hoặc bằng với ưu đãi theo Nghị định 24/2007/NĐ-CP để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Tức là thực hiện tốt việc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu theo các quy định pháp luật hiện hành;

Thứ ba: Tăng hỗ trợ một phần chi phí giải tỏa đền bù, tạo mặt bằng đầu tư KCN, khu tái định cư và nhà ở công nhân;

Thứ tư: Thực hiện hỗ trợ một phần vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc thực hiện bảo lãnh và Giảm lãi suất cho vay; xem xét cho vay vốn đối với các dự án đầu tư hạ tầng KCN

Ngoài ra, còn thực hiện hỗ trợ đối với một số lĩnh vực có liên quan như: xúc tiến mời gọi các dự án đầu tư nhà xưởng sản xuất vào KCN, hỗ trợ trong việc đào tạo, dạy nghề và giới thiệu, tuyển dụng lao động cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất trong KCN, hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động trong đô thị, khu dân cư di dời nhà xưởng sản xuất vào KCN…

Thực hiện tốt việc đầu tư hạ tầng và công tác quản lý đối với KCN sẽ góp phần phát triển bền vững KCN trên địa bàn tỉnh nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung

3.2.2.4. Thống nhất chính sách khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào KCN

Hiện nay để thu hút đầu tư vào KCN, rất nhiều tỉnh, thành phố đưa ra các chính sách ưu đãi như nhau đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong KCN, tạo ra sự hấp dẫn trong thu hút nguồn vốn FDI. Thực tế đã chứng minh cho thấy các tỉnh này luôn dẫn đầu cả nước trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn trong năm 2013 Hải Phòng là thành phố đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn FDI hay Bắc Ninh trong nhiều năm qua luôn là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn vào chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN tỉnh Nam Định ta thấy, một trong những rào cản lớn nhất là tỉnh đã đưa ra những ưu đãi đối với doanh nghiệp trong nước khác với doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài hầu như không được hưởng nhiều ưu đãi như với các doanh nghiệp trong nước. Chính điều này làm cho khả năng thu hút vốn FDI của Nam Định rất thấp, gần như là thấp nhất trong vùng, còn các dự án trong nước thì cao hơn rất nhiều, nhưng thực tế những dự án này chủ yếu là của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đây là nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển của KCN. Vì vậy trong thời gian tới tình nên có một số biện pháp sau:

- Xóa bỏ phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài

- Xóa bỏ ưu đãi về thuế căn cứ vào giá trị xuất khẩu và số lượng lao động sử dụng trong doanh nghiệp.

- Áp dụng mức ưu đãi về thuế như nhau đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp.

- Vận dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế suất thấp nhất theo quy định của Nhà nước

- Cần có các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân đối với cả người Việt Nam và ngưới nước ngoài làm việc trong KCN tỉnh Nam Định

Bảng 3.3. Đề xuất tăng mức độ hấp dẫn của các chính sách ưu đãi doanh nghiệp vào và hoạt động ở KCN ở tỉnh Nam Định

Chính sách ưu đãi Thực trạng Đề xuất cho 5 – 10 năm tới

1.Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN

- Chậm trễ trong GPMB đối với một số dự án KCN

- Hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém.

- GPMB, giao đất cho nhà đầu tư đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đầu tư đồng bộ trong và ngoài KCN

2.Chính sách đất đai Tỉnh hỗ trợ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng với trị giá 10.000 đ (mười nghìn đồng) cho 01 m2 (một mét vuông) diện tích

Áp dụng mức hỗ trợ cao nhất về hỗ trợ chi phí đền bù GPMB

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)