Chất lượng quy hoạch các KCN còn thấp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KCN TỈNH

2.3. Những yếu kém của tỉnh Nam Định trong phát triển KCN

2.3.1. Chất lượng quy hoạch các KCN còn thấp

Về tổng thể các KCN của vùng Đồng bằng Sông Hồng có nhiều thuận lợi về vị trí, gần sân bay Nôi Bài như KCN Quang Minh (Vĩnh Phúc), KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội), KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh); Gần cảng Hải Phòng như các KCN của Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, gần các ga đường sắt như các KCN của Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, gần các quốc lộ lớn như quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 10. Ngoài ra vùng Đồng bằng Sông Hồng còn có nhiều lợi thế về mặt tuyển dụng lao động, gần các TT đào tạo lớn của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, gần các làng nghề truyền thống, vùng này cũng là vùng đông dân số nên thuận tiện cho việc tuyển dụng lao động.

Đến hết năm 2009 toàn tỉnh Nam Định đã có 11 KCN được Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận đưa vào qui hoạch phát triển các KCN trên cả nước. Nhìn chung các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định đều có vị trí thuận lợi, đều gần các quốc lộ lớn như quốc lộ 1A quốc lộ 21, quốc lộ 10, gần cảng đường sông, gần ga đường sắt, cách cảng Hải Phòng trung bình 90 km, cách sân sân bay Nội Bài trung bình là 120

km. Các KCN này đều thuộc các vùng có nguồn lao động dồi dào, có các làng nghề truyền thống như dệt may, cơ khí.

Bảng 2.10. Vị trí các KCN tỉnh Nam Định

- KCN Hoà Xá Diện tích 286 ha Địa điểm TP Nam Định - KCN Mỹ Trung Diện tích 152 ha Địa điểm H Mỹ Lộc - KCN Bảo Minh Diện tích 162 ha Địa điểm H. Vụ Bản - KCN Hồng Tiến Diện tích 150 ha Địa điểm H. Ý Yên - KCN Nghĩa An Diện tích 150 ha Địa điểm H. Nam Trực - KCN Ý Yên II Diện tích 200 ha Địa điểm H. Ý Yên - KCN Mỹ Thuận Diện tích 200 ha Địa điểm H. Mỹ Lộc - KCN Việt Hải Diện tích 100 ha Địa điểm H. Nam Tr ưc - KCN Xuân Kiên Diện tích 200 ha Địa điểm H. Xuân Trường - KCN Thành An Diện tích 105 ha Địa điểm H. Vụ Bản

Nguồn: BQL các KCN tỉnh Nam Định Hình 2.6. Bản đồ qui hoạch phát triển các KCN tỉnh NĐ đến 2020

Nguồn: Ban QL các KCN tỉnh Nam Định

Các KCN của Nam Định đều có vị trí tốt được đặt ở vị trí thuận lợi, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt như hệ thống đường giao thông quốc gia (QL 1A, QL 21, đường vành đai ven biển), hệ thống cấp thoát nước, hệ thống lưới điện quốc gia, hệ thống thông tin, viễn thông; ở các vùng qui hoạch KCN đều có khả năng cung cấp nguồn nhân lực dồi dào; Sau khi thành phố Nam Định được Chính Phủ qui hoạch thành trung tâm vùng Nam ĐBSH thì các điều kiện sinh hoạt, vui chơi giải trí phục vụ các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng được nâng lên và sẽ đáp ứng được trong tương lai không xa

b. Chất lượng qui hoạch KCN

Về qui hoạch các KCN của vùng ĐBSH cũng được qui hoạch tương đối tốt, các KCN của một số tỉnh như Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng đều được qui hoạch một cách đồng bộ, qui hoạch các KCN gắn liền với khu đô thị, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ. Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ KHĐT qui hoạch vùng này vẫn còn nhiều hạn chế nhất là đối với các tỉnh như Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định…việc qui hoạch chi tiết các KCN chưa được chú trọng, việc phân khu chức năng đều chưa được thực hiện nghiêm túc. Việc qui hoạch các KCN theo vùng nguyên liệu, theo thế mạnh của địa phương như các KCN chuyên ngành nhằm khai thác triệt để thế mạnh của các địa phương như: Dệt may, đóng tàu, sản xuất dược liệu vẫn còn ít.

Quy hoạch tổng thể các KCN của tỉnh Nam Định được Thủ tướng phê duyệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập quy hoạch dài hạn về sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch nhà ở công nhân, quy hoạch giao thông, quy hoạch xử lý môi trường, các quy hoạch liên quan khác trên địa bàn tỉnh; đồng thời các quy hoạch này được xác định sẽ hỗ trợ cho xây dựng phát triển bền vững các KCN. Mặt khác, các KCN đã phê duyệt quy hoạch được phân bố đều trên địa bàn thành phố Nam Định và các huyện sẽ đáp ứng yêu cầu tại chỗ về giải quyết việc làm và phát triển công nghiệp của các địa phương trong tỉnh. Qui mô của các KCN cũng vừa phải từ 150 đến 200 ha, phù hợp với qui hoạch sử dụng đất của tỉnh.

Quy hoạch chi tiết KCN:

Phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN

theo quy định thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh trên cơ sở phù hợp quy hoạch chung các KCN. Đến nay, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 6 KCN, làm cơ sở cho công tác thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN; gồm Hoà Xá, Mỹ Trung, Bảo Minh, Thành An, Hồng Tiến.

Quy hoạch mặt bằng trong KCN gồm các phần diện tích chính sau:

- Diện tích đất cho thuê để sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ lệ từ 65% - 70%

- Diện tích đất xây dựng các công trình hạ tầng chiếm tỷ lệ từ 10%- 15%

- Diện tích trồng cây xanh, mặt nước chiếm tỷ lệ từ 10% - 12 % - Diện tích khu dịch vụ, nhà ở công nhân

Đánh giá: Công tác quy hoạch KCN ở tỉnh Nam Định đã được chú trọng.

Công tác quy hoạch phát triển KCN ở Nam Định đã có sự kết hợp một cách hữu cơ giữa 3 loại quy hoạch: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ. Giữa các loại quy hoạch có sự liên hệ với nhau. Từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch KCN có mối liên hệ qua lại, bổ sung cho nhau và hoàn thiện lẫn nhau. Các KCN của tỉnh được thành lập đều phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH và quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm của tỉnh.

Tuy nhiên công tác quy hoạch KCN ở Nam Định vẫn còn một số hạn chế như sau:

(1) Mặc dù đã có định hướng xây dựng KCN Hoà Xá nhưng do không được quy hoạch sớm và công bố rộng rãi, đến khi triển khai KCN Hoà Xá thì ngành Điện lực đã xây dựng rất nhiều đường dây điện ở các cấp điện áp khác nhau đi qua khu vực KCN, cắt nát không gian, khiến cho việc bố trí mặt bằng trong KCN rất khó khăn và rất lãng phí đo đó phải để lại hành lang các tuyến dây tải điện. Nếu như có quy hoạch chặt chẽ thì không xảy ra điều đáng tiếc này, KCN sẽ đẹp hơn, đất đai được sử dụng hiệu quả hơn, hiệu quả đầu tư KCN cũng cao hơn. Điều này cấn rút kinh nghiệm cho những KCN tiếp theo.

(2) Công tác quy hoạch KCN Nam Định chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển ngoài hàng rào KCN. Mặc dù KCN Hoà Xá đã đi vào hoạt động nhiều năm nay nhưng công tác quy hoạch đô thị ngoài hàng rào KCN này vẫn chưa được tiến hành, chưa có khu nhà ở cho công nhân, khu vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức

khoẻ,... cho người lao động trong KCN. Hầu hết người lao động trong KCN phải thuê nhà ở xung quanh KCN. Và vấn đề này đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người lao động phải đi thuê ở trọ vì điều kiện nhà trọ rất hạn chế về mọi mặt.

(3) Chưa có sự kết hợp tốt giữa quy hoạch phát triển KCN và quy hoạch đô thị. Vị trí đặt KCN Hoà Xá nằm ở phía Tây thành phố Nam Định cạnh quốc lộ 10, cách Trung tâm thành phố Nam Định 3 km về phía Tây. Theo quy hoạch phát triển đô thị thành phố Nam Định thì đến năm 2020, thành phố Nam Định tiếp tục mở rộng về phía Tây và Nam. Như vậy khi đó KCN Hoà Xá sẽ nằm gọn trong lòng thành phố Nam Định.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)