Nâng cao chất lượng qui hoạch các KCN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 75 - 79)

Tại Nam Định qui hoạch phát triển các KCN đến năm 2015 tầm nhìn 2020 toàn tỉnh có 11 KCN, đến hết năm 2012 đã có 3 KCN đi vào hoạt động và 1 KCN đang đền bù GPMB – từ thực tiễn công tác qui hoạch vừa qua có thể thấy cần phải làm một số việc sau:

3.2.1.1. Rà soát lại công tác qui hoạch các KCN trên địa bàn toàn tỉnh nhằm khai thác tốt nhất hiệu quả các nguồn lực của địa phương trên cơ sở dự báo dài hạn về nhu cầu thị trường và thành tựu đổi mới khoa học

Các KCN được qui hoạch đã đảm bảo mối quan hệ gắn kết nhiều chiều giữa qui hoạch vùng, ngành, qui hoạch tổng thể về phát triển KTXH của Nam Định. Tuy

nhiên việc qui hoạch cũng chưa được tính toán và xem xét kỹ như một số KCN tập trung xung quanh thành phố Nam Định như Hoà Xá, Mỹ Trung, Thành An, … các KCN này gần Thành phố nên việc thu hút lao động là vấn đề vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp dệt may. Hiện nay UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo là không thu hút các doanh nghiệp dệt may, các DN có nhu cầu về lao động phổ thông lớn vào các KCN gần thành phố Nam Định do vấn đề tuyển dụng lao động, vấn đề nhà ở cho công nhân và vấn đề về an ninh trật tự xã hội …. Hiện tại xung quanh thành phố Nam Định chưa có khu KCN với công nghệ cao, công nghệ sạch nhằm khai thác lợi thế về nguồn lực có tay nghề cao, được đào tạo tại khu vực này.

Trong khí đó các KCN ven biển nhằm khai thác thế mạnh của tỉnh với 72 Km bờ biển lại chưa được hình thành. Hiện tại mới chỉ có 1 KCN đóng tàu VINASHIN ở khu vực này – Vùng ven biển này còn có các KCN khác như Nghĩa Bình, Xuân Kiên có trong qui hoạch nhưng chưa đươc thành lập, những KCN này nên được qui hoạch thành KCN chế biến thuỷ, hải sản, sữa chữa và đóng tàu biển ..

Trong thời gian tới tỉnh cần tập trung và khẩn trương hoàn thành đề án trình Chính Phủ thành lập KKT tổng hợp ven biển Ninh Cơ trên phạm vi 2 huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Nếu được phê duyệt khẩn trương kêu gọi và huy động mọi nguồn vốn vào để xây dựng hạ tầng cơ sở các KCN tại khu vực này

3.2.1.2. Qui hoạch các KCN phải gắn với qui hoạch các khu đô thị, khu dân cư, nhà ở công nhân và phát triển dịch vụ thương mại nhằm đảm bảo môi trường đầu tư hấp dẫn.

Tại Nam Định mới có 3 KCN đã đi vào hoạt động thì có 2 KCN gần với thành phố Nam Định nên các điều kiện sinh hoạt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tương đối thuận lợi hơn, nhưng nếu các KCN vùng Xuân Trường, Hải Hậu, Ý Yên …sau khi hình thành thì việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn. Vì vậy Ban QL các KCN cùng các cấp các ngành cần tham mưu cho UBND tỉnh để cần qui hoạch một số khu đô thị và thương mại ở các vùng này để kêu gọi đầu tư vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân, vừa đáp ứng các nhà đầu tư.

Trước mắt cần huy động vốn của các nhà đầu tư, nguồn vốn phát triển KCN, hoặc đề nghị Trung Ương hỗ trợ, phối hợp với liên đoàn lao động, các công ty có số

lượng lao động lớn xây dựng ngay nhà ở cho công nhân và các khu vui chơi tiện ích xã hội phục vụ cho đời sống của người công nhân khu vực KCN Hoà Xá và Mỹ Trung.

Hiện nay quĩ đất giành cho xây dựng nhà ở cho công nhân tại khu vực Thành Phố Nam Định đã được qui hoạch những chưa thể thực hiện vì không có nguồn vốn.

Ngân sách thì tỉnh không có, các nhà đầu tư thì không quan tâm vì lĩnh vực này lợi nhuận không cao …Vì vậy tỉnh cần nghiên cứu có các chính sách ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực này ngoài các qui định của Chính Phủ như: Miễn giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế thu nhập DN, hỗ trợ phí quản lý, trợ giá thuê nhà cho công nhân ….

3.2.1.3. Qui hoạch các KCN gắn với việc xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể đào tạo nguồn nhân lực cho KCN

Theo thống kê của Phòng quản lý Doanh nghiệp và Lao động – Ban QL các KCN tỉnh Nam Định hiện nay các DN trong KCN thiếu khoảng 7000 lao động với các ngành nghề khác nhau, chủ yếu là lao động qua đào tạo và có tay nghề.

Hiện nay đã xuất hiện sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực giữa các nhà máy, giữa các KCN, giữa các địa phương và đang ngày một trở nên nóng dần và sẽ đến lúc gay gắt. Đây thực ra là một sự cạnh tranh lành mạnh chứ không mang tính tiêu cực..

Trong thời gian qua, vấn đề dự báo nguồn nhân lực ở nước ta thiếu tính chuyên nghiệp, công tác đào tạo không có chiến lược lâu dài. Điều này dẫn đến sự mò mẫm trong khâu đào tạo và huy động lao động só số lượng lớn từ các miền quê phục vụ cho các KCN, nhà máy.

Việc cung ứng lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo cho các doanh nghiệp KCN đang đặt ra không chỉ cho ngành lao động. Vì vậy cần rút kinh nghiệm từ thực tiễn, ngay từ giai đoạn lập dự án phát triển các KCN còn lại cần phải có sự phối hợp với trách nhiệm cao giữa ngành Lao động với các chủ đầu tư hạ tầng để nắm cơ cấu ngành nghề trong mỗi KCN để đào tạo nghề sẵn sàng cung ứng khi các doanh nghiệp cần. Mặt khác, căn cứ vào tình hình và tốc độ phát triển của các KCN trên địa bàn, Ban QL các KCN cần phối hợp chặt chẽ với ngành lao động cần chủ

động tổ chức trường đào tạo hoặc các khoá đào tạo chuyên cung ứng lao động cho doanh nghiệp KCN. Việc này ở các tỉnh phía Nam đã làm thành công.

Với hệ thống các trường chuyên nghiệp và dạy nghề của Nam Định khá đa dạng (9 trường Trung học chuyên nghiệp, 9 trường Cao đẳng và Đại học, hàng chục trường công nhân kỹ thuật) với số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ 13.000 đến 14.000 người, Ban QL các KCN tỉnh cần liên kết với các trường đào tạo nghề của tỉnh để giải quyết tình trạng thiếu lao động kỹ thuật như hiện nay.

Công tác quy hoạch và xây dựng các KCN cũng cần phải gắn với quy hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho nông dân bị mất đất để tránh hậu quả về mặt xã hội, không chỉ đợi đến khi quy hoạch sử dụng đất, thu hồi giải phóng mặt bằng thì vấn đề đào tạo mới được quan tâm. Người nông dân mất việc làm trong nông nghiệp có nguy cơ thất nghiệp toàn phần. Khó khăn lớn nhất đối với lao động nông nghiệp vùng bị thu hồi đất là đối với số lao động lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên), số này chiếm quá 1/2, khó có thể thích nghi với môi trường mới, khó chuyển đổi nghề nghiệp và cũng không có khả năng tham gia các khoá đào tạo để hoà nhập vào thị trường lao động, nên nguy cơ thất nghiệp toàn phần và kéo dài đối với họ là rất lớn. Chính vì vậy ngay từ khi quy hoạch xây dựng KCN, Ban quản lý các KCN cùng với nhà đầu tư xây dựng hạ tầng KCN cần khảo sát kỹ số hộ dân có đất bị thu hồi để từ đó có kế hoạch đào tạo nghề cho họ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào KCN sử dụng lực lượng lao động này. Cần thực hiện một cách đồng bộ chính sách thu hồi đất - bồi thường - giải phóng mặt bằng - đào tạo - chuyển nghề - tái định cư để ổn định cuộc sống của người nông dân có đất bị thu hồi. Có như thế người nông dân mới yên tâm khi bị thu hồi, tạo điều kiện cho công tác giải phóng mặt bằng xây dựng KCN được tiến hành nhanh chóng.

3.2.1.4. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui hoạch của các DN trong KCN Vấn đề quản lý qui hoạch chi tiết đã được phê duyệt tại các KCN đã đi vào hoạt động cũng cần phải đặt ra. Hiện nay các KCN đề có qui hoạch chi tiết với các phân khu chức năng theo ngành nghề riêng biệt nhưng thực tế các DN hầu hết không thực hiện theo thiết kế cơ sở đã được duyệt, điều này phá vỡ qui hoạch KCN gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường, cá biệt một số DN trong KCN còn xây nhà ở gia đình trong khu vực nhà máy sản xuất …Như vậy việc hậu kiểm, kiểm

tra thanh tra của Ban QL các KCN và các cơ quan hữu quan cần phải được thực hiện thường xuyên (ít nhất 1 năm 2 lần) nhằm nhắc nhở kịp thời, và nếu thấy vi phạm nghiêm trọng công tác qui hoạch thì phải đề xuất biện pháp xử lý nghiêm minh.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)