Các tiêu chí đánh giá tình hình phát triển KCN tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 43 - 56)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KCN TỈNH

2.2. Đánh giá tình hình phát triển KCN tỉnh Nam Định

2.2.1. Các tiêu chí đánh giá tình hình phát triển KCN tỉnh Nam Định

Các KCN Nam Định đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nam Định theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Các KCN đã góp phần không nhỏ đưa cơ cấu nền kinh tế địa phương chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2008, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong nền kinh tế Nam Định chiếm 31,10%, ngành dịch vụ chiếm 37,02% thì đến năm 2012 tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đã tăng lên đạt 35,8%; ngành dịch vụ 34,45%; ngành nông, lâm, thủy sản còn 29,75%;.

Bảng 2.4. Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Nam Định qua các năm

Ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 (%)

2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông, lâm, thủy sản 31,88 30,5 30,1 29,5 29,75 - Công nghiệp, xây dựng 31,10 35,1 35,4 36,4 35,8

- Dịch vụ 37,02 34,4 34,5 34,1 34,45

(Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Nam Định)

- Đóng góp về mặt kinh tế của các KCN vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Sản xuất công nghiệp của Nam Định trong những năm qua đã liên tục có mức tăng trưởng khá cao; từ năm 2006-2011, tốc độ tăng 24-25%/năm, trong đó công nghiệp địa phương quản lý tăng bình quân 26,3%/năm. Các ngành sản xuất chính

của địa phương đều có mức tăng trưởng khá như: dệt may là 22,5%/năm, sản xuất thực phẩm đồ uống 15,7%/năm, sản xuất vật liệu xây dựng 24,4%/năm, vận tải 31%/năm... Giá trị SXCN năm 2009 tăng 13%, năm 2010 tăng 17,5%. Giá trị SXCN tỉnh trong 05 năm 2008-2012 tăng bình quân 20,7%. Hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong 3 năm 2006-2008 có nhiều thuận lợi và đạt mức tăng trưởng cao, tốc độ tăng giá trị hàng xuất khẩu bình quân đạt 18,9%/năm. Năm 2009, giá trị xuất khẩu tăng 1,8%, năm 2010 giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 253 triệu USD. Tăng trưởng xuất khẩu bình quân trong 5 năm 2006-2010 đạt 13,9%/năm; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người tăng từ 67 USD năm 2005 lên 138 USD năm 2010. Tổng giá trị hàng nhập khẩu năm 2010 đạt 207 triệu USD, tăng bình quân 18% năm.

Kinh tế Nam Định có được những kết quả khả quan trên là do có một phần lớn đóng góp lớn của các KCN trên địa bàn. Năm 2012, các KCN Nam Định đã tạo ra giá trị SXCN đạt 2.923,5 tỷ đồng, chiếm 19,26% giá trị SXCN toàn tỉnh.

Bảng 2.5. Kết quả phát triển giá trị SXCN của các KCN

TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Giá trị SXCN KCN

(tỷ đồng) 1.500,0 1.533,0 1.904,0 2.423,8 2.923,5 2 Chỉ số phát triển

trong năm (%) 135,4 100,0 124,2 128,7 131,0 3 Tỷ lệ so với toàn tỉnh 16,5 20 20,3 20.7 19,26

(Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ báo cáo tổng kết của Ban quản lý các KCN và niên giám thống kê tỉnh Nam Định từ năm 2008 – 2012)

Như vậy có thể nói, kết quả hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh đã đóng góp tương đối lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên so với một số địa phương lân cận như Hải Phòng,.. thì sự đóng góp này vẫn tương đối khiêm tốn.

Theo Sở Kế hoạch- Đầu tư TP.Hải Phòng, cơ cấu các ngành dịch vụ- công nghiệp và xây dựng- nông, lâm, thủy sản năm 2001 là 47,98% -35,46%- 16,56%. Đến năm 2012, tỷ lệ này là 54%- 37%- 9%. Đó là việc chuyển biến tích cực theo đúng định hướng của thành phố. Riêng khu vực FDI, từ chỗ chưa có gì đến nay chiếm tỷ trọng

khoảng 15% GDP toàn thành phố. Tốc độ tăng trưởng trung bình khu vực này tronvòng 10 năm gần đây là 18,7%/năm

Hình 2.2. Tỷ trọng GDP CN KCN trong GDP CN của Nam Định và Hải Phòng

Nhìn vào hình 2.2 ta thấy mặc dù tỷ trọng GDP công nghiệp của KCN trong GDP công nghiệp của Nam Định liên tục tăng trong các năm, từ 16,5% (năm 2008) lên 19,26% (năm 2012) tăng 2,76% nhưng so với Hải Phòng thì sự đóng góp này còn quá ít. Các KCN Hải Phòng có sự đóng góp tương đối lớn vào GDP công nghiệp của thành phố. Năm 2008 KCN Hải Phòng đóng góp vào GDP công nghiệp thành phố là 32%, và đến năm 2012 tỷ lệ này 56% tăng 26%. Điều này cho thấy, các KCN tỉnh Nam Định đã có sự phát triển nhưng so với Hải Phòng thì sự phát triển này còn kém. Vì vậy trong thời gian tới ban quản lý KCN cũng như lãnh đạo tỉnh Nam Định cần phải có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, từ đó sẽ làm tăng sự đóng góp của KCN vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Về đóng góp các khoản thuế vào ngân sách địa phương: Mặc dù các doanh nghiệp KCN có tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp và doanh thu tương đối cao nhưng số nộp ngân sách địa phương còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và diện tích chiếm đất của các KCN. Điều này là do phần lớn các KCN Nam Định mới được thành lập và đi vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp mới được cấp phép đầu tư

16.5

20 20.3 20.7

19.26

32 35

41

53 56

0 5 10 15 20 25

2008 2009 2010 2011 2012

0 10 20 30 40 50 60

Nam Định Hải Phòng

đi vào sản xuất tại các KCN, vẫn đang trong thời kỳ được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn, giảm thuế của nhà nước. Cụ thể là năm 2005, các doanh nghiệp KCN có số nộp ngân sách địa phương là 37,80 tỷ đồng và tăng lên đến 86,11 tỷ đồng vào năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân nộp ngân sách của các doanh nghiệp KCN giai đoạn 2008 – 2012 đạt 16,7%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân thu ngân sách của tỉnh giai đoạn 2008 – 2012 (19%).

2.2.1.2. Về mức độ cao hơn của ROA trung bình của các DN KCN so với ROA trung bình của các DN ngoài KCN

ROA được tính như sau:

ROA =

Tổng lợi nhuận sau thuế

X 100%

Tổng tài sản bình quân

Bảng 2.6. ROA của KCN tỉnh Nam Định

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng LN sau thuế 100045 114397 179347 246591 235029

Tổng TS bình quân 1640082 1567082 2109965 2568656 2611433

ROA 0,061 0,073 0,085 0,096 0,09

(Nguồn: Ban quản lý KCN tỉnh Nam Định)

Hình 2.3. ROA DN KCN và ROA DN NKCN của tỉnh Nam Định

0.061

0.073

0.085

0.096

0.09

0.055 0.06 0.067 0.07 0.073

0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12

2008 2009 2010 2011 2012

ROA DN KCN ROA DN NKCN

Theo báo cáo của ban quản lý KCN tỉnh Nam Định, tỷ suất thu hồi tài sản của các doanh nghiệp trong KCN cao hơn so với tỷ suất thu hồi tài sản của các doanh nghiệp ngoài KCN của tỉnh. Cụ thể: năm 2008 là 6,1%; năm 2009, do được hưởng nhiều ưu đãi, thêm vào đó là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nên tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) đạt là 7,3%. Từ năm 2010 đến năm 2011 chỉ tiêu này tăng từ 8,5% lên 9,6%, nhưng đến năm 2012 do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn nên tỷ suất thu hồi tài sản trung bình chỉ đạt 9%. Mặc dù doanh lợi sau thuế trên tài sản của các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Nam Định giảm nhưng chỉ tiêu này vẫn cao hơn so với các doanh ngiệp công nghiệp ngoài KCN (năm 2012 chỉ số ROATB của các doanh nghiệp ngoài KCN chỉ đạt 7,3%%). Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong KCN hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp ngoài KCN.

Như vậy có thể nói từ năm 2008 – 2012, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong KCN tương đối tốt. Tuy nhiên nếu so sánh với các doanh nghiệp trong KCN của thành phố Hải Phòng, thì các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Nam Định hoạt động kém hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp trong KCN thành phố Hải Phòng luôn đạt mức tỷ suất lợi nhuận trên 10% từ năm 2008 – 2012, trong khi đó doanh nghiệp trong KCN tỉnh Nam Định cao nhất chỉ đạt 9,6%. Nguyên nhân đầu tư vào KCN Hải Phòng hầu hết là các dự án FDI và có số vốn tương đối lớn, trong khi đó Nam Định thu hút chủ yếu là các dự án đầu tư trong nước và có số vốn nhỏ. Do vậy ban quản lý cũng như tỉnh Nam Định cần phải đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài

Hình 2.4. So sánh ROA DN KCN của Hải Phòng và Nam Định

0.13 0.15

0.17

0.13 0.15

0.061 0.073 0.085 0.096 0.09

0 0.05 0.1 0.15 0.2

2008 2009 2010 2011 2012

ROA (HP) ROA (ND)

2.2.1.3. Về mức độ cao hơn của thu nhập tháng bình quân của người lao động ở các DN KCN so với thu nhập tháng bình quân của người lao động ở các DN ngoài KCN.

Đến hết năm 2012, tổng số lao động đang làm việc tác các KCN Nam Định là trên 2,7 vạn người, với tỷ lệ lao động nữ chiếm trên 74%. Lao động làm việc tại các KCN chiếm 1,93% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế và chiếm 11,77% số lao động đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, các KCN gián tiếp tạo ra khoảng 0,7 vạn chỗ làm việc cho lao động tại các làng nghề, khu vực nông thôn. Với số lượng lao động thu hút vào các KCN sẽ tăng trung bình từ 3.000 đến 5.000 người/năm (năm 2010 nhu cầu tuyển mới 5.400 lao động, năm 2011 là 5.780 lao động và năm 2012 là 9.048 lao động); sau 5 năm sẽ tăng khoảng 1,5 - 2,0 vạn lao động, cộng với số lao động hiện nay sẽ nâng tổng số lao động làm việc trong các KCN đến năm 2015 khoảng 4,0 - 4,6 vạn người; cùng với đó là hàng vạn lao động khác được tạo việc làm gián tiếp tại các làng nghề, khu vực lân cận các KCN.

Hầu hết lao động KCN Nam Định đều có trình độ văn hoá từ trung học cơ sở trở lên, chiếm tỷ lệ 98,6%; song trình độ chuyên môn rất hạn chế. Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ trên 5%, trình độ trung cấp khoảng 13%, chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ trên 30%, số lao động này chưa được đào tạo tại các nhà trường, cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp phải hướng dẫn, kèm cặp, dạy nghề, truyền nghề tại chỗ tại chỗ theo hình thức “bắt tay chỉ việc” trước khi đảm nhận công việc hoặc làm các công việc giản đơn; công nhân có tay nghề làm việc tốt khoảng 70%, tay nghề trung bình khoảng 20%, tay nghề yếu 8%. Điều này cho thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo làm việc tại các KCN cao hơn tỷ lệ chung của toàn tỉnh, đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, chất lượng cũng như chuyển dịch cơ cấu lao động chung của địa phương.

Về thu nhập của lao động KCN Nam Định nhìn chung còn thấp, chỉ tương đương hoặc cao hơn rất ít so với mức tiền lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành của Chính phủ đối với các loại hình doanh nghiệp; trong đó tiền lương chiếm khoảng 83% thu nhập hàng tháng, còn lại thu nhập từ làm thêm giờ và nột số khoản

trợ cấp khác. Năm 2009 thu nhập bình quân của người lao động là 1,45 triệu đồng/người/tháng, năm 2010 là 2,0 triệu đồng/người/tháng. Năm 2011, thực hiện quy định của Chính phủ về điều chỉnh tiền lương tối thiều vùng; đồng thời, để thu hút lao động, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tăng lương và áp dụng các chế độ phúc lợi, tăng phụ cấp cho người người lao động (như hỗ trợ tiền nhà trọ, tiền xăng xe đi lại, tiền khi bắt đầu vào làm việc ...) đã khiến cho thu nhập của người lao động tăng đáng kể; tuy nhiên thu nhập bình quân của người lao động cũng chỉ đạt từ 2,2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng. Năm 2012, tiếp tục lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động, thu nhập bình quân của người lao động trong KCN đạt 3,2 triệu. Trong đó, thu nhập trung bình tháng của người lao động thuộc hàng cao bao gồm nhóm ngành dược, chế biến lâm sản, cơ khí (từ 3,0 - 3,7 triệu đồng), tiếp đến là nhóm ngành dệt may, vật liệu xây dựng (từ 2,7 - 3,5 triệu đồng), những ngành có thu nhập trung bình thấp là nhóm ngành nhựa, thủ công mỹ nghệ ... xấp xỉ 2 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù còn thấp so với các khu vực khác (khối dịch vụ, hành chính...) và một số đại phương khác như Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng... nhưng thu nhập của người lao động trong các KCN Nam Định hiện nay cao hơn so với thu nhập bình quân hàng tháng của một nhân khẩu của địa phương (năm 2010 là 1.569 nghìn đồng ở khu vực thành thị, 1.162 nghìn đồng ở khu vực nông thôn; con số đó năm 2011 là 1.872 và 1.527 nghìn đồng).

So sánh với KCN Hải Phòng, ta có bảng sau:

Bảng 2.7. Nhân lực tại KCN Nam Định và Hải Phòng năm 2012 Nam Định Hải Phòng

Tổng số người lao động (người) 27.323 55.044

Thu nhập bình quân (triệu đồng/tháng) 3,2 4,6

Trình độ chuyên môn Thấp Trung bình

Qua bảng 2.4 trên ta thấy:

Nếu xét về tổng số lao động, tính đến hết năm 2012 KCN Nam Định đã thu hút trên 2,7 vạn lao động, trong khi KCN thành phố Hải Phòng là trên 5,5 vạn người. Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả thu hút lao động trên ha đất KCN, có thể nói KCN tỉnh Nam Định có hiệu quả thu hút lao động tương đối tốt là 47 người/ha, cao

hơn KCN Hải Phòng là 45 người/ha. Nguyên nhân do các KCN tỉnh Nam Định chủ yếu thu hút được các dự án trong các lĩnh vực dệt may,... những lĩnh vực mà cần nhiều lao động mà ít vốn. Chính điều này đã làm cho thu nhập bình quân người lao động trong KCN Nam Định chỉ đạt 3,2 triệu đồng/tháng, thấp hơn so với KCN Hải Phòng là 4,6 triệu đồng/tháng. Trong thời gian qua, các dự án có công nghệ cao, quy mô lớn đã và đang đầu tư vào các KCN của thành phố Hải Phòng đã làm tăng năng suất lao động và thu nhập của người lao động. Do vậy, trong thời gian tới lãnh đạo tỉnh cũng như ban quản lý KCN Nam Định, cần phải có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa để có thể thu hút đầu tư, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển KCN nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung.

2.2.1.4. Về mức độ cao hơn của nộp ngân sách năm bình quân của người lao động ở các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp (DN KCN) so với nộp ngân sách năm bình quân của người lao động ở các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp ngoài khu công nghiệp (DN NKCN)

Nộp ngân sách năm bình quân của người lao động ở các doanh nghiệp chính là việc nộp thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân (TTNCN) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách Nhà nước. Đây là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân góp phần cho sự phát triển phồn vinh của đất nước nên hầu hết tất cả lao động trong KCN đều nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của mình. Tổng mức nộp ngân sách của người lao động trong KCN từ năm 2010 – 2012 như sau:

Bảng 2.8 Nộp ngân sách bình quân của người lao động trong KCN và NKCN (Đơn vị: Triệu đồng)

Năm 2010 2011 2012

Tổng mức nộp NS 90.000 120.000 130.000

Nộp NS BQ NLĐ KCN 0,6 0,65 0,71

Nộp NS BQ NLĐ NKCK 0,3 0,37 0,42

(Nguồn: Chi cục thuế Nam Định)

Từ năm 2010 – 2012 chính phủ liên tục điều chỉnh mức lương tối thiểu, trong khi mức thu nhập chịu thuế và mức giảm trừ gia cảnh không thay đổi nên dẫn đến

số lao động phải nộp thuế đến hết năm 2012 tăng lên. Tổng mức nộp ngân sách của người lao động trong KCN tăng từ 90 triệu đồng năm 2010 lên 130 triệu đồng năm 2012, mức nộp ngân sách bình quân của người lao động cũng tăng từ 0,6 triệu lên 0,71 triệu. Tổng mức nộp ngân sách này quá ít so với số lượng lao động thực tế đang làm việc trong KCN. Tuy vậy, mức đóng góp này cao hơn nhiều so với mức đóng góp của người lao động trong doanh nghiệp ngoài KCN. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như của người lao động trong KCN tốt hơn so với các doanh nghiệp ngoài KCN. Tuy nhiên so với mức nộp ngân sách của người lao động trong KCN của thành phố Hải Phòng thì sự đóng góp của người lao động trong doanh nghiệp KCN tỉnh Nam Định là rất thấp.

Hình 2.5. Nộp ngân sách bình quân người lao động tại KCN tỉnh Nam Định và Hải Phòng

Mức nộp ngân sách bình quân của người lao động trong doanh nghiệp tại KCN Hải Phòng đạt 0,97 triệu đồng năm 2012, trong khi tại Nam Định chỉ đạt 0,71.

2.2.1.5. Về mức độ làm ô nhiễm môi trường của các KCN

Cả 3 KCN Nam Định hiện đi vào hoạt động đều đã được phê duyệt báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư xây dựng hạ tầng. KCN Hoà Xá cơ bản hoàn thành việc trồng hệ thống cây xanh theo quy hoạch, đảm bảo tỷ lệ 15% theo quy định; đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt; công tác vệ sinh môi trường, cắt tỉa cây xanh... trong KCN được đảm bảo duy trì thường xuyên. Công ty phát triển và khai thác hạ tầng khu công nghiệp đã xây dựng xong hồ điều hoà có

Nộp ngân sách bình quân người lao động

0.7

0.85 0.97

0.6 0.65 0.71

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

2010 2011 2012

Hải Phòng Nam Định

diện tích gần 01 ha điều hoà không khí trong KCN. Hiện tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Hòa Xá với công suất giai đoạn I là 4.500 m3/ngày đêm cũng đã được đầu tư xây dựng hoàn thành và đang vận hành thử, chính thức đi vào hoạt động trong quý II/2012; Trạm trung chuyển chất thải nguy hại phục vụ chung cho KCN Hòa Xá, khu vực thành phố Nam Định và một số huyện lân cận của tỉnh đã xây dựng xong; công ty hạ tầng đã thực hiện nghiêm chế độ quan trắc định kỳ hàng năm, đủ số lần, số mẫu, số chỉ tiêu cần quan trắc nêu trong báo cáo ĐTM, tuân thủ chế độ thông tin báo cáo về công tác bảo vệ môi trường; các biện pháp quản lý kỹ thuật để phòng, chống và khắc phục các sự cố cháy nổ, các rủi ro và sự cố môi trường đã được công ty quan tâm đầu tư thực hiện.

Tại các KCN khác đang trong thời gian triển khai xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư, việc trồng cây xanh chưa được thực hiện, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường KCN rất hạn chế. KCN Mỹ Trung và KCN Bảo Minh đang lập dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải, công suất dự kiến là 2.500 m3/ngày đêm cho KCN Mỹ Trung và 2.000 m3/ngày đêm cho KCN Bảo Minh. Công tác quan trắc môi trường chưa được các công ty hạ tầng các KCN này triển khai thực hiện.

Đối với các doanh nghiệp và dự án đầu tư thứ cấp - Về công tác thu gom, xử lý chất thải rắn:

Hầu hết các đơn vị có thực hiện việc thu gom chất thải rắn sản xuất và chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, việc phân loại và xử lý các chất thải rắn đúng theo quy định còn rất hạn chế. Qua số liệu điều tra thực tế của Ban quản lý các KCN Nam Định có 68/91 đơn vị thuộc khu công nghiệp Hoà xá, 1/6 đơn vị thuộc khu công nghiệp Mỹ Trung đã kí hợp đồng vận chuyển chất thải rắn với công ty Môi trường đô thị Nam Định. Các đơn vị còn lại, chất thải rắn được thu gom để bán cho các đơn vị thu mua phế liệu. Hiện tại có 69/97 doanh nghiệp đã được cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Có 10 doanh nghiệp đã đăng ký hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, việc phân loại và thu gom chất thải nguy hại tại các đơn vị vẫn chưa được thực hiện tốt do ý thức của đơn vị và do hiểu biết về chất thải nguy hại còn rất hạn chế.

- Tình hình thu gom và xử lý nước thải:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 43 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)