CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KCN TỈNH
2.3. Những yếu kém của tỉnh Nam Định trong phát triển KCN
2.3.2. Mức độ hấp dẫn của chính sách ưu đãi doanh nghiệp vào và hoạt động ở
Ngay từ khi thành lập KCN, UBND tỉnh Nam Định đã có những chủ trương, chính sách nhằm thực hiện khuyến khích, ưu đãi và thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào các KCN của tỉnh.
- KCN Hòa Xá thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư theo quyết định số 2816/2001/QĐ-UB ngày 29/11/2001 về việc ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển KCN phía Tây thành phố Nam Định;
quyết định số 2702/2004/QĐ-UBND ngày 25/10/2004 về việc quy định chi tiết tiếp tục thực hiện cơ chế khuyến khích đầu tư vào KCN Hòa Xá theo quyết định số 2816/2001/QĐ-UB của UBND tỉnh Nam Định.
- Đối với KCN Mỹ Trung, thực hiện theo quyết định số 3074/2005/QĐ- UBND ngày 10/10/2005 của UBND tỉnh Nam Định về việc hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KCN Mỹ Trung do Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam làm chủ đầu tư.
- Đối với các KCN khác, các cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư thực hiện theo quyết định số 08/2008/QĐ-UBND ngày 22/5/2008 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN và đầu tư sản xuất kinh doanh trong các KCN tỉnh Nam Định;
quyết định 2169/2004/QĐ-UB ngày 31/8/2004 khuyến khích đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Nam Định đối với Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam; quyết
định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 07/10/2011 khuyến khích, hỗ trợ đối với dự án đầu tư có vốn lớn, công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Theo đó, một số cơ chế, chính sách ưu đãi chính đối với doanh nghiệp đầu tư vào KCN là:
- Về sử dụng đất
Đối với nhà đầu tư hạ tầng KCN: được tỉnh hỗ trợ 5.000 đồng/m2 tiền san lấp mặt bằng KCN, hỗ trợ 20% số tiền đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải, được áp dụng đơn giá thuê đất thấp nhất bằng 0,5 lần đơn giá cho thuê theo quy định, không phải trả tiền thuê đất cho phần diện tích mặt bằng xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi; được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng theo giấy chứng nhận đầu tư được phê duyệt.
- Về thuế, tài chính
Đối với nhà đầu tư hạ tầng, được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời gian 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế trong 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Đối với doanh nghiệp thứ cấp thuê lại đất, được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; sau khi hết thời gian được ưu đãi thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp vào ngấn sách trong 5 năm. Các nhà đầu tư vào KCN được giảm 50% chi phí quảng cáo trên báo, đài truyền hình địa phương trong thời gian 2 năm.
- Về lao động và đào tạo nghề
Doanh nghiệp KCN được ưu tiến tiếp nhận lao động đã qua đào tạo, hỗ trợ 1 triệu đồng/người đối với công nhân cần đào tạo lại để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Những năm qua công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư vào các KCN tỉnh luôn được trú trọng, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Riêng năm 2009 Ban Quản lý các khu công nghiệp đã tiếp và làm việc với trên 50 nhà đầu tư trong và ngoài nước, điển hình trong đó có Tập đoàn Taekwang – Hàn Quốc nghiên cứu để thực hiện Trung tâm điện lực Nam Định với công suất 2.400 MW, tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ USD.
Ngoài việc cung cấp các tài liệu, thông tin miễn phí, các nhà đầu tư còn được đi
khảo sát trực tiếp tại hiện trường để có cơ sở nghiên cứu, triển khai dự án.
Các hội nghị xuc tiến đầu tư vào các KCN nói riêng và vào tỉnh Nam Định nói chung được tổ chức thường xuyên với qui mô lớn như “ Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Nam Định” được tổ chức tạo Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2007;
“Hội nghị xúc tiến đầu tư vào hai tỉnh Nam Định – Thái Bình” được tổ chức tại thành phố Nam Định vào tháng 8 năm 2012, với sự tham dự của hơn 400 doanh nghiệp, Tập đoàn trong và ngoài nước và các Bộ, ngành trung ương, các tổ chức Quốc tế. Tại hội nghị này, đã có 05 nhà đầu tư (trong đó có 02 nhà đầu tư nước ngoài) ký biên bản ghi nhớ với Lãnh đạo UBND tỉnh để đầu tư tại Nam Định với tổng số vốn 1,3 tỷ USD và 2.775 tỷ đồng (trong đó đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh 02 dự án, với số vốn là 15 triệu USD và 150 tỷ đồng).
Ngoài ra, Ban cũng đã chủ động cử Lãnh đạo và chuyên viên tham gia các Hội nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tổ chức tại Việt Nam, như tổ chức tại tỉnh Bắc Ninh, tại Đại sứ quán Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc ... Trong năm 2012, Ban đã tham gia 03 đoàn của tỉnh đi xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc và HongKong.
Mặc dù đã quan tâm đến công tác xúc tiến đầu tư nhưng hiệu quả đạt được cũng chưa cao, cho đến hết năm 2012 tổng số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN đến hết năm 2012 là 132 doanh nghiệp với 180 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 13.876 tỷ đồng và 206.5 triệu USD, lao động đăng ký 56.702 người.
Vốn đầu tư trong nước của Nam Định gần 14,5% của toàn vùng, nhưng đầu tư nước ngoài chỉ đạt 206.5 triệu USD chiếm khoảng 1,5% toàn vùng, thấp hơn so với Hà Nam là 240 triệu USD và Thái Bình là 230 triệu USD.
Trong những năm qua, Ban QL các KCN Nam Định đã xây dựng kế hoạch về xúc tiến kêu gọi đầu tư để trình UBND tỉnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên công tác này cũng cần phải đổi mới nhằm đạt được hiệu quả cao hơn nữa phù hợp với những tiềm năng, thế mạnh và nguồn lực của tỉnh nhà. Song song với việc thu hút đầu tư thì cũng cần phải làm trong sạch và cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư của tỉnh Nam Định nói chung.
Công tác hỗ trợ các doanh nghiệp trước và sau đầu tư tại các KCN Nam Định được các nhà đầu tư đánh giá là tương đối tốt, cần phải được phát huy và duy trì công tác này, đây cũng có thể coi là một biện pháp quảng bà và xúc tiến đầu tư hiệu quả. Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp trong thời gian qua cơ quan đã chủ động có kế hoạch phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Công đoàn các KCN hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật lao động, tuyên truyền phòng chống ma tuý ..., hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định về giao kết hợp đồng lao động, tiền lương, BHYT, BHXH, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, chế độ đối với lao động nữ, công tác An toàn - vệ sinh lao động, thực hiện chế độ tiền lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Những việc làm trên đã được đa số các doanh nghiệp hưởng ứng và thực hiện, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần.
- Ban QL các KCN đã thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng thực hiện thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, BHXH, phát hiện và có ý kiến về các vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và chủ sử dụng lao động. 6 tháng đầu năm 2012 đã tổ chức được 2 cuộc kiểm tra các DN về đầu tư, về lao động và môi trường.
- Thường xuyên nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và hướng dẫn các doanh nghiệp tuyển dụng lao động theo quy định của pháp luật. Trung tâm tư vấn hỗ trợ đầu tư KCN hàng năm đã tổ chức hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp, các công nhân vận hành, các tổ trưởng sản xuất về công tác an toàn lao động, công tác môi trường, công tác quản lý sản xuất, vận hành trạm điện... Năm 2012 đào tạo và tập huấn được hơn 400 cán bộ, công nhân trong KCN, 6 tháng đầu năm 2013 đã đào tạo và tập huấn được trên 200 cán bộ, công nhân trong KCN.
So sánh chính sách ưu đầu tư vào KCN tỉnh Nam Định và Hải Phòng ta có bảng sau:
Bảng 2.11. Chính sách ưu đầu tư vào KCN tỉnh Nam Định và Hải Phòng
Chính sách ưu đãi
Thực trạng của tỉnh Nam Định Của Hải Phòng, .... Đánh
giá mức độ hấp dẫn 1. Về
thuê địa điểm.
Các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp trong các năm từ năm 2001-2003 được miễn nộp tiền thuê đất trong suốt thời gian hoạt động của dự án đầu tư. Sau năm 2003, các dự án có mức đầu tư từ 30 tỷ đồng trở lên, sử dụng công nghệ cao vào khu công nghiệp được miễn nộp tiền thuê đất 15 năm và giảm 80% trong 10 năm tiếp theo. Các doanh nghiệp khác vào khu công nghiệp được miễn nộp tiền thuê đất 10 năm và giảm 50% trong 10 năm tiếp theo.
Sau thời gian được miễn giảm tiền thuê đất, doanh nghiệp được khuyến khích:
- Giảm 30% tiền thuê đất hàng năm, nếu nộp ngay một lần toàn bộ tiền thuê đất của 5 năm liền.
- Giảm 50% tiền thuê đất hàng năm, nếu nộp ngay tiền thuê đất của 10 năm liền.
- Giảm 60% tiền thuê đất hàng năm, nếu nộp ngay tiền thuê đất của 15 năm liền.
- Các doanh nhgiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài được áp dụng giá thuê đất 0,06 USD/m2/năm
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong các trường hợp sau:
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.
- Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các khu công nghiệp; dự án sử dụng đất xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từ ngân sách nhà nước; dự án sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh (xã hội hoá) thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, khoa học - công nghệ.
- Kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động, cụ thể như sau:
Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư vào KKT Đình Vũ – Cát Hải; Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
Trung bình
2. Về thuế
Điều 11: Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước:
11.1- Các dự án đầu tư vào ngành nghề thuộc danh mục A, Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của CHính phủ, đợc tỉnh hỗ trợ 20% giá trị thực nộp của thuế thu nhập doanh nghiệp.
11.2- Thời hạn miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: các doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu có thu nhập chịu thuế.
Điều 12: Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
12.1- Được hưởng mức thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất áp dụng cho các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư trong vùng khó khăn là 10%, áp dụng đối với các ngành nghề quy định được ưu đãi của Chính phủ.
12.2- Thời hạn miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng :
- Miễn 4 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp đạt một trong hai điều kiện: có tỷ lệ xuất khẩu đạt từ 30 - 50%, hoặc có mức sử dụng lao động từ 50 - 100 người.
- Miễn 5 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp đạt một trong hai điều kiện: có tỷ lệ xuất khẩu đạt từ 50 - 80%, hoặc có mức sử dụng lao động từ 101 - 200 người.
1- Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo;
2- Thuế thu nhập cá nhân:
Người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại Khu kinh tế được giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập.
3- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
- Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế quan và chỉ được sử dụng trong khu phi thuế quan của KKT Đình Vũ – Cát Hải;
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài;
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan này chuyển sang bán cho khu phi thuế quan
Kém
- Miễn 6 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp đạt một trong hai điều kiện: có tỷ lệ xuất khẩu đạt từ 80 - 100%, hoặc có mức sử dụng lao động từ 201 - 300 người.
- Miễn 8 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp đạt một trong hai điều kiện: có tỷ lệ xuất khẩu đạt 100%, hoặc có mức sử dụng lao động trên 300 người.
12.3- Được hưởng mức thuế xuất 3% khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
12.4- Nếu dùng lợi nhuận để tái đầu tư, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp 100% đối với khoản thu nhập đem tái đầu tư trong trường hợp:
- Doanh nghiệp đã góp đủ vốn pháp định ghi trong giấy phép đầu tư.
- Vốn tái đầu tư được sử dụng từ 3 năm trở lên.
khác hoặc doanh nghiệp chế xuất trong lãnh thổ Việt Nam;
- Hàng hóa không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu có xuất xứ từ nội địa Việt Nam đưa vào khu phi thuế quan;
4- Thuế giá trị gia tăng:
Hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, tiêu thụ trong khu phi thuế quan và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan không phải chịu thuế giá trị gia tăng;
Hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam và từ khu thuế quan trong KKT Đình Vũ – Cát Hải đưa vào khu phi thuế quan được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.
5- Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất, tiêu thụ trong khu phi thuế quan hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ mặt hàng có quy định riêng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt).
Nhìn vào bảng so sánh trên ta thấy, chính sách ưu đãi vào KCN tỉnh Nam Định kém hấp dẫn rất nhiều so với KCN thành phố Hải Phòng thể hiện:
- Chính sách thuê mặt bằng: Tại KCN thành phố Hải Phòng, lãnh đạo thành phố đã miễn tiền thuê đất đối với những dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, còn những dự án khuyến khích đầu tư thì mức giảm cao nhất lên tới 15 năm, và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Trong khi tại KCN tỉnh Nam Định, cơ sở để miễn, giảm tiền thuê mặt bằng lại căn cứ vào quy mô của dự án đầu tư, và đối với và doanh nghiệp nước ngoài thì áp dụng mức thuê đất là 0,06 USD/m2/năm. Điều này chính là nguyên nhân khiến số vốn đầu tư FDI vào tỉnh Nam Định đặc biệt thấp trong thời gian vừa qua.
- Chính sách thuế: Tại KCN tỉnh Nam Định, doanh nghiệp FDI muốn được hưởng các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu và số lượng lao động. Còn đối với doanh nghiệp trong nước thì được miễn thuế trong 3 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm, các năm tiếp theo được tỉnh hỗ trợ 20% số thuế phải nộp. Trong khi đó, KCN thành phố Hải Phòng, không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp đều được hưởng mức thuế suất thấp nhất theo quy định của Nhà
nước. Bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp, lãnh đạo thành phố Hải Phòng còn đưa ra nhiều ưu đãi về các loại thuế khác như giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho tất cả các đối tượng, ....
Chính sách ưu đãi kém hấp dẫn so với các tỉnh, thành phố khác là nguyên nhân khiến hoạt động của KCN tỉnh Nam Định trong thời gian qua hoạt động chưa hiệu quả. Điều này đã làm kiềm chế sự phát triển của KCN tỉnh.