Chất lượng giải quyết các vấn đề hành chính cho doanh nghiệp vào và hoạt động trong KCN còn thua kém

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KCN TỈNH

2.3. Những yếu kém của tỉnh Nam Định trong phát triển KCN

2.3.3. Chất lượng giải quyết các vấn đề hành chính cho doanh nghiệp vào và hoạt động trong KCN còn thua kém

Với quan điểm cải cách hành chính trong thu hút đầu tư được tỉnh xác định là một trong những giải pháp quan trọng để tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Quán triệt sâu sắc các chủ trưong của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, UBND tỉnh đă kịp thời cụ thể hoá các chính sách, co chế bằng việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành. Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư phải quán triệt tinh thần cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư; bồi thường, giải phóng mặt bằng; triển khai thực hiện dự án.

Các thủ tục hành chính được công khai minh bạch theo cơ chế “một cửa, một đầu mối” đă tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhanh chóng hoàn tất các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các bước tiếp theo, rút ngắn thời gian chuẩn bị và đầu tư xây dựng, sớm đưa dự án vào hoạt động. Công nghệ thông tin cũng sớm được ứng dụng trong tổ chức, quản lư, giải quyết các thủ tục hành chính; Hệ thống quản lư chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được áp dụng có hiệu quả trong mọi hoạt động của cơ quan.

Để tăng cường hiệu quả CCHC, tăng tính minh bạch, Chỉ thị 09 của UBND tỉnh nêu ro: Sở KH và ĐT chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh định kỳ tổ chức các hoạt động gặp gỡ, đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư với các cơ quan quản lư Nhà nước; triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả đối thoại giữa chính quyền tỉnh với doanh nghiệp; giải quyết kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp sau đối thoại. Chủ động phối hợp với Ban quản lư các KCN tỉnh rà soát các

dự án đầu tư chậm tiến độ, vi phạm các cam kết tại giấy chứng nhận đầu tư đă cấp để trình UBND tỉnh ra quyết định thu hồi, tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp khác có dự án mang tính khả thi. Tích cực tham mưu, đề xuất giải pháp vận động các nguồn vốn đầu tư Trung ương, vốn ODA, FDI, NGO để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xă hội của tỉnh. Đánh giá việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong đăng kư kinh doanh, rà soát xây dựng trình tự giải quyết thủ tục cụ thể để nâng cao chất lượng phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, rút ngắn thời gian đăng kư kinh doanh, giảm phiền hà cho doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời quản lư tốt hơn doanh nghiệp sau đăng kư kinh doanh. Phối hợp với Sở Nội vụ rà soát, giúp đỡ các đơn vị sự nghiệp công có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường kết nối với doanh nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp triển khai thực hiện các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp, giúp đỡ, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở KH và ĐT đă tiếp tục triển khai đẩy mạnh các giải pháp cải cách thủ tục hành chính. Kết quả thực hiện 5 tháng đầu năm 2013 theo cơ chế một cửa liên thông đă có 100% hồ sơ được giải quyết đúng và sớm hẹn, tổng số hồ sơ được cấp đăng kư kinh doanh và đăng kư thuế là 180 doanh nghiệp và chi nhánh, văn phòng đại diện, nâng tổng số doanh nghiệp của tỉnh đă đăng kư là 4.706 doanh nghiệp và 308 chi nhánh, văn phòng đại diện. Phòng đăng kư kinh doanh đă hoàn thành mô hình đăng kư kinh doanh qua mạng nhằm rút ngắn thời gian, giảm chi phí đi lại cho doanh nghiệp trong việc đăng kư kinh doanh mới, đồng thời thực hiện công tác tuyên truyền vận động giúp các doanh nghiệp tiếp cận với mô hình hiện đại này.

Tuy nhiên công tác cải cách hành chính trong thu hút đầu tư vào KCN của tỉnh Nam Định vẫn còn rất nhiều hạn chế

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một vài nơi còn gặp nhiều khó khãn. Một bộ phận người dân cố tình chống đối hoặc chây ỳ trong việc giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án, do đó đã làm ảnh hưởng đến việc triển khai dự án và môi trường đầu tư của tỉnh.

- Công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) chưa mang tính đồng bộ. Thời gian vừa qua các KCN chủ yếu được hình thành phát triển từ cụm

công nghiệp, do đó đã nảy sinh những tồn tại hạn chế, như: hạ tầng khu công nghiệp chưa thực hiện đồng bộ; việc đầu tư xây dựng và đấu nối các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào KCN của các ngành: điện, nước, giao thông, bưu chính viễn thông...

chưa tạo sự đồng bộ, thống nhất; các lĩnh vực hỗ trợ phát triển KCN như nhà ở cho công nhân, dịch vụ, kho vận... chưa được đáp ứng.

- Cải cách hành chính chưa thực sự triệt để, toàn diện; trong khi cơ chế "một cửa liên thông" trong giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư chưa đi vào hoạt động, vẫn phải qua nhiều đầu mối làm mất nhiều thời gian cho các nhà đầu tư để thực hiện các thủ tục hành chính. Đây là một rào cản trong thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Thủ tục hành chính còn rườm rà và có sự chồng chéo vẫn gây ách tắc cho nhà đầu tư. Sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong giải quyết các thủ tục đầu tư đôi khi còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Cán bộ ở một vài nơi, vài bộ phận còn chưa tinh thông nghiệp vụ, giải quyết công việc máy móc, cứng nhắc, gây khó khãn, ách tắc cho nhà đầu tư. Cá biệt vẫn còn tình trạng cán bộ yếu kém về nãng lực phẩm chất, thiếu nhiệt tình khi giải quyết công việc, đặc biệt là thiếu am hiểu về luật pháp quốc tế, chưa thực sự thành thạo về ngoại ngữ và kỹ nãng giao tiếp...

- Cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt hệ thống giao thông So sánh về thủ tục hành chính trong KCN giữa KCN tỉnh Nam Định và thành phố Hải Phòng, ta có bảng sau:

Bảng 2.12. Thủ tục hành chính trong KCN giữa KCN tỉnh Nam Định và thành phố Hải Phòng

Các vấn đề

hành chính Của tỉnh Nam Định Của Hải Phòng, ....

Đánh giá chất lượng 1.Thủ tục

chuyển công ty vào KCN

QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC KCN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH HOẠT ĐỘNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2006/NĐ-CP NGÀY 22/9/2006

Theo quy định của các văn bản pháp luật: Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, thương mại – XNK

Trung bình

2. Thủ tục thuế

Theo pháp luật về thuế Theo pháp luật về thuế 3. Kiểm tra Luật thanh tra và các văn bản pháp luật

chuyên nghành khác liên quan

Luật thanh tra và các văn bản pháp luật chuyên nghành khác liên quan

Nếu so sánh về vấn đề thủ tục hành chính, giữa KCN tỉnh Nam Định và Hải Phòng cũng không có gì khác nhau nhiều. Cả hai tỉnh, thành phố đều đang trong giai đoạn quyết liệt giảm bớt các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cho nhà đầu tư, và thực hiện cơ chế “một cửa’’. Tuy nhiên nếu so sánh về tiến độ cải cách thủ tục hành chính, tỉnh Nam Định vẫn thực hiện chậm hơn so với Hải Phòng. Đây là một trong những yếu tố làm giảm sức hấp dẫn của KCN tỉnh Nam Định so với các địa phương khác, và làm hạn chế sự phát triển của KCN

Tóm lại, dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, chương 2 của luận văn đi vào tập trung phân tích toàn cảnh về hoạt động của các KCN tỉnh Nam Định. Trên cơ sở đó Luận văn đã phân tích làm sáng tỏ về thực trạng phát triển của các KCN tỉnh Nam Định; chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế, những nguyên nhân của hạn chế đó và đưa ra những cơ sở để định hướng cho các giải pháp thiết thực ở chương 3.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)