CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KCN CẤP TỈNH
1.3. Các yếu tố trực tiếp quyết định tình hình phát triển khu công nghiệp của tỉnh
1.3.2. Mức độ hấp dẫn của chính sách ưu đãi doanh nghiệp vào hoạt động ở
Đối với các KCN, chính sách ưu đãi đầu tư càng có vai trò quan trọng. Đây là một trong những yếu tố then chốt tạo ra sự thu hút doanh nghiệp đầu tư, hoạt động vào các KCN. Nhờ những ưu đãi về tài chính, đất đai, những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và thủ tục hành chính giản đơn dành cho các doanh nghiệp hoạt động ở các KCN mà các KCN đã đóp góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương, thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Chính sách ưu đãi đối với KCN, các chính sách về thuế chưa ổn định, mức ưu đãi đối với dự án đầu tư vào KCN và dự án mở rộng còn nhiều điểm chưa hợp lí, ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn.
Trong thời gian qua, chúng ta phát triển các KCN với những chính sách ưu đãi rất rõ ràng từ Chính phủ cho đến các bộ, ngành. Tuy nhiên những chính sách ưu đãi đó giờ đang mất dần, làm giảm sức hút với DN trong KCN. Ví dụ thuế Thu nhập DN trong KCN với bên ngoài hiện nay đều như nhau, ở mức 25%. Những DN đã đầu tư vào KCN trước đó rồi nhưng không được hưởng chế độ ưu đãi bắt đầu tỏ ra rất lo lắng bởi chính sách không nhất quán. Do đó việc thu hút đầu tư vào các KCN cũng đang giảm sút, đặc biệt là các DN FDI. Ví dụ hàng năm có khoảng 60-65 dự án đầu tư vào các KCN, nay giảm còn 45-50 dự án/năm. Thực tế cho thấy, vào thời kỳ năm 1995-2005 Nhà nước đã có chính sách ưu đãi liên quan đến giá thuê đất tại các KCN và quy định ở mức ổn định trong thời gian 5 năm, nếu có thay đổi thì không được vượt quá 15% của mức giá trước đó. Tuy nhiên kể từ ngày 1-1-2006, Nghị định số 142/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc tính thuế giá đất tại các KCN theo giá thị trường. Điều này khiến cho giá thuê đất tại các KCN tăng rất cao, còn chủ đầu tư hạ tầng tại các KCN thì không biết cho thuê thế nào. Giá thuê đất tăng gấp 5 lần so với thời điểm trước đó. Ngoài ra, chính sách của chúng ta không nhất quán, có những sự thay đổi làm cho các DN, các chủ đầu tư rất lúng túng. Do đó không
tạo được sự thu hút đặc biệt vào các KKT, KCN. Thêm vào đó, đầu tư của Nhà nước vào các KCN, KCX, KKT rất dàn trải. Đầu tư dàn trải như vậy vừa không hiệu quả, vừa kéo dài khả năng thu hút đầu tư cũng như hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, so với trước đây, những chính sách ưu đãi hiện nay trong KKT, KCN đã giảm, cho nên DN ít muốn vào KKT, KCN vì phải chịu sự quản lí. Vì vậy hiện nay nhiều KCN, KKT đầu tư xong rồi bỏ hoang, không phát huy hiệu quả. Do đó, muốn thu hút đầu tư mạnh vào các KCN, KKT, chúng ta phải có cơ chế chính sách đặc biệt, nhất là về thuế, đầu tư hạ tầng và công tác đền bù giải phóng mặt bằng để tạo sự thông thoáng về chính sách.
Để đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào các KCN, KKT, KCX, Chính phủ phải hoàn thiện cơ chế chính sách, và cơ chế chính sách là phải mang tính ổn định, bền vững, không thể nay chính sách này, mai chính sách khác thì nhà đầu tư không thể yên tâm. Trong thời gian này, Các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN) và Ban quản lý các KCN ở khắp các tỉnh thành đang kỳ vọng việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN sẽ sớm tăng trưởng trở lại khi ưu đãi thuế cho nhà đầu tư vào khu vực này được phục hồi trở lại. Cùng với việc đề xuất cho các dự án đầu tư mở rộng được hưởng ưu đãi đầu tư, Bộ Tài chính cũng đã đưa quy định về ưu đãi thuế với khu công nghiệp vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi. Nếu điều này thành hiện thực thì theo các công ty phát triển hạ tầng việc thu hút đầu tư vào KCN sẽ "dễ thở" hơn trong bối cảnh đầu tư nước ngoài ngày càng giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Thực tế cho thấy, việc bỏ quy định ưu đãi thuế đối với KCN đã phát sinh bất cập do hầu hết các KCN được phân bố ở vùng kinh tế trọng điểm (chiếm khoảng 80% trong tổng số KCN), không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, tuy có thuận lợi về vị trí, hạ tầng, nhưng chi phí đền bù, xây dựng hạ tầng cao, dẫn đến giá thuê lại đất trong KCN rất cao. Vì vậy, nếu không có chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với KCN thì rất ít doanh nghiệp đầu tư vào KCN, điều này dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý về môi trường, lao động, an ninh, trật tự cũng như phát triển ngành công nghiệp theo định hướng của Nhà nước.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của khu vực và toàn cầu, nếu Việt Nam vẫn áp dụng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp như hiện nay, thì sẽ hết sức khó khăn để thu hút đầu tư. Các công ty phát triển hạ tầng KCN cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, thu hút một dự án đầu tư sản xuất vào KCN đã rất khó khăn, nếu
không phục hồi ưu đãi về thuế, sẽ càng khó khăn hơn. “Việt Nam có ưu điểm nổi bật là giá nhân công rẻ và có những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nay không còn ưu đãi nữa, trong khi nhân công của Việt Nam mặc dù rẻ, nhưng trình độ tay nghề lại thấp, thì Việt Nam sẽ không còn được lựa chọn ưu tiên”
1.3.3. Chất lượng giải quyết các vấn đề, thủ tục hành chính của tỉnh cho doanh nghiệp vào và hoạt động trong khu công nghiệp
Yếu tố chính quyết định việc thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động ở các KCN là môi trường đầu tư. Đây là vấn đề được lãnh đạo các tỉnh, các cấp, ban, ngành đặc biệt quan tâm. Với quan điểm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, các địa phương có KCN đặc biệt coi trọng công tác cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi vào hoạt động ở KCN.
Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, trong thời gian vừa qua, các địa phương đã kịp thời cụ thể hóa các chính sách, cơ chế bằng việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các địa phương thường xuyên chỉ đạo đến các cấp, các ngành trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư phải quán triệt tinh thần cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện dự án.
Sau một thời gian, những địa phương nào thực hiện quyết liệt việc ra soát và giảm bớt các thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư đã làm cho môi trường đầu tư của địa phương đó được đánh giá cao chẳng hạn như các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Dương,.. Qua bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh (PCI) của phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) những tỉnh, thành này luôn đứng trong
”top” đầu của cả nước.
Trong thời gian qua, các địa phương đang triển khai xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan để cơ chế "một cửa liên thông" đi vào hoạt động.
Khi cơ chế này đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong giải quyết các thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí và thời gian đi lại, giảm bớt phiền hà đồng thời tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút thêm nguồn lực cho phát triển KT-XH từ các dự án đầu tư trong và ngoài nước tại các KCN. Trong quá trình rà soát trình tự cấp phép đầu tư, chính quyền các cấp đã quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị, đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức
và doanh nghiệp trong việc kiến nghị về thủ tục hành chính. Qua đó đã phát hiện những thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được, công tác thu hút đầu tư vào KCN trong những năm qua tại các địa phương còn gặp khó khăn và bộc lộ nhiều hạn chế về cải cách hành chính ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, đó là:
- Lĩnh vực kinh doanh, đầu tư ngoài việc chịu sự chi phối trực tiếp của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư còn chịu sự chi phối trực tiếp của một số luật khác như:
Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, các luật chuyên ngành khác;
trong khi đó các văn bản hướng dẫn luật chậm ban hành (nhất là quy định về quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu chế xuất); thậm chí trong nội dung những luật còn có những tồn tại khác biệt, một vài điểm chưa tương thích. Một thực tế nữa là cả cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp đều lúng túng trong việc xác định trình tự và thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng có liên quan. Trong khi đó các luật điều chỉnh các loại thủ tục này không xác định rõ ràng khi nào bắt đầu thực hiện thủ tục có liên quan trong quá trình chuẩn bị dự án đầu tư, cũng như trình tự và trật tự thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan của cả quá trình đầu tư.
- Quy định thủ tục hành chính không thống nhất và còn nhiều rườm ra gây ra nhiều thiệt hại trực tiếp cho các doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều thủ tục để có được giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng,... khi bắt đầu cũng như trong quá trình mở rộng sản xuất, kinh doanh. Để thực hiện các thủ tục này, họ phải trải qua hàng chục quy trình thủ tục hành chính và phải làm việc với chính quyền từ trung ương tới địa phương cùng các cơ quan chức năng. Với những trở ngại đó, nhà đầu tư tốn kém nhiều thời gian trong việc phải đi lại nhiều lần đến các cơ quan Nhà nước có liên quan để hoàn tất thủ tục. Thời gian hoàn tất thường kéo dài nhiều khi làm họ nản lòng hoặc lỡ mất cơ hội kinh doanh.
- Cải cách hành chính chưa thực sự triệt để, toàn diện; trong khi cơ chế "một cửa liên thông" trong giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư chưa đi vào hoạt động, vẫn phải qua nhiều đầu mối làm mất nhiều thời gian cho các nhà đầu tư. Đây là một rào cản trong thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Thủ tục hành chính còn rườm rà và có sự chồng chéo vẫn gây ách tắc cho nhà đầu tư. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
CHƯƠNG 2