Tình hình, đặc điểm kinh tế và công nghiệp của tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KCN TỈNH

2.1. Tình hình, đặc điểm kinh tế và công nghiệp của tỉnh Nam Định

Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, trải dài từ 19054’ đến 20040’ vĩ độ Bắc và 105055’ đến 106045’ độ kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Tây Bắc giáp với tỉnh Hà Nam, phía Đông Nam và Nam giáp biển Đông.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Nam Định là 1.669 km2, với 09 huyện và 01 thành phố, trong đó bao gồm 20 phường, 15 thị trấn và 194 xã (đến thời điểm 31/12/2011). Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nam Định là thành phố Nam Định được trải dài hai bên bờ sông Đào, có tiềm năng phát triển đa dạng, có vị trí quan trọng và thuận lợi của vùng tam giác kinh tế nơi tiếp giáp với nhiều đầu mối giao thông trong và ngoài tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 50km về phía Tây Bắc, cách cảng Hải Phòng 80 km về phía Đông Bắc. Thành phố Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Nam Định là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, nằm gần hành lang kinh tế duyên hải Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm, rất thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc, tạo điều kiện cung cấp nước, giao lưu buôn bán cũng như phát triển kinh tế biển.

Nam Định là một tỉnh có trên 22.000 ha diện tích mặt nước và trên 70 km bờ biển, có tiềm năng rất lớn về phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

Ngành công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản được coi là ngành công nghiệp trọng tâm nhằm phát huy lợi thế của ngành thuỷ sản với nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có tại địa phương.

Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Nam Định đang hội tụ được cả hai lợi thế rất căn bản là kinh tế biển và công nghiệp dệt – may. Nam Định lại là nơi có nguồn lao động rất dồi dào và chất lượng lao động đang ngày một nâng cao cùng với sự nâng cao của trình độ văn hoá, học vấn, tay nghề và sự năng động, nhanh nhạy trong cơ chế thị trường. Nam Định có hướng đầu tư đúng và có chỉ số phát triển con người cao.

Tuy nhiên, Nam Định cũng có những khó khăn lớn khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp nặng còn nghèo cả về số lượng và trữ lượng. Diện tích đất nông nghiệp ít, dân số đông trong khi nền kinh tế chưa có những bước phát triển vượt bậc, tạo nên sức ép về dân số, nhất là số người chưa có việc làm còn chiếm tỉ lệ lớn.

Một số kết quả phát triển kinh tế tỉnh Nam Định

Thực hiện nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII, XVIII và chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong những năm qua, kinh tế Nam Đinh đã có sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) trong 03 năm (2006-2008) tăng hàng năm từ 11 – 11,5%, năm 2009 đạt 7,1%, năm 2010 đạt 10,7%. Tăng trưởng bình quân trong 5 năm 2006-2010 đạt 10,6%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 14,8 triệu đồng. Quy mô nền kinh tế được mở rộng so với thời kỳ 2001-2005; tổng GDP tăng hơn 1,6 lần, GDP bình quân đầu người năm 2010 tăng hơn 2,6 lần so với năm 2005. Riêng năm 2012, GDP tỉnh Nam Định tăng 11,7% so với năm 2011, thu nhập bình quân đầu người đạt 20,2 triệu đồng/người/năm; Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (giá so sánh) ước đạt 4.708 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm 2011; Giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 363,5 triệu USD, tăng 12,7%, Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.900 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn cả năm ước đạt 18.230 tỷ đồng, tăng 16,5% so với 2011. Riêng vốn đầu tư thuộc NSNN do tỉnh quản lý là 3.741 tỷ đồng (trong đó tỉnh đã tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi cho đầu tư 411 tỷ đồng)..

Về phát triển doanh nghiệp, toàn tỉnh có 3.603 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, gồm 01 doanh nghiệp Nhà nước, 1.176 công ty cổ phần, 586 doanh nghiệp tư nhân, 1.339 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên

trở lên, 500 công ty trách nhiệm một thành viên và 1 công ty hợp danh với tổng số vốn đăng ký 39.620 tỷ đồng.; tốc độ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh tăng bình quân 26,7%/năm. Kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2010 tăng 10 bậc so với năm 2009 (thứ 45/63).

Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định

Hình 2.3 Cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2012

2.1.2. Tình hình và đặc điểm công nghiệp của tỉnh Nam Định

Nam Định là một địa phương có truyền thống phát triển công nghiệp, sản xuất cơ khí, chế biến gỗ và đúc đồng, đặc biệt là công nghiệp dệt may. Từ những cuối những năm của thế kỷ 18 Thực dân Pháp đã qui hoạch và xây dựng thành phố Nam Định trở thành 1 trong 3 trung tâm lớn của miền Bắc cùng vơi Hà Nội và Hải Phòng. Từ đó đến nay Nam Định được biết đến như là cái nôi của ngành dệt may của cả nước với Nhà máy liên hợp dệt nổi tiếng.

Trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, Nam Định đã góp nhiều công sức của mình sức người, sức của, về sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp phục vụ cho chiến trường. Nhà máy liên hợp dệt là cơ sở cách mạng nổi tiếng trên khắp cả nước, luôn đi đầu trong phong trào sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, nền kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngành công nghiệp dệt may của Nam Định gặp nhiều khó khăn.

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

35.00%

40.00%

45.00%

Nông nghiệp 40.95% 31.88% 29.75%

CN và xây dựng 21.58% 31.10% 35.80%

Dịch vụ 37.47% 37.02% 34.45%

2003 2008 2012

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, từ năm 1986 đến nay kinh tế Nam Định đã có những bước phát triển toàn diện.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân của tỉnh Nam Định tăng bình quân 8,8%

(nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định, 2012).

Bảng 2.1. Mục đích, các mục tiêu phát triển KCN của tỉnh Nam Định Trước khi có KCN KCN thời gian qua 1. Mục đích: Thay đổi

cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp…

Công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 21,58%

Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 36%

2. Các mục tiêu

Tăng cường thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp của nước ngoài:

Kém

Tính đến năm 2012 đã thu hút 19.274 tỷ đồng và 206,5 triệu USD Nâng cao trình độ, kỹ

năng quản lý sản xuất công nghiệp

Kém Tiếp thu trình độ và

kinh nghiệm quản lý Nâng cao trình độ công

nghệ sản xuất công nghiệp

Công nghệ lạc hậu

Rất ít dự án có công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám cao Nâng cao trình độ, kỹ

năng cho đội ngũ công nhân sản xuất công nghiệp

Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo, kỹ năng kém

Trình độ, kỹ năng người lao động được nâng cao

Việc qui hoạch và xây dựng các KCN được thực hiện vào đầu năm 2001. KCN Hoà Xá là khu công nghiệp đầu tiên được thành lập với diện tích 286 ha, đây là một tiền đề quan trọng cho tỉnh tiếp tục quy hoạch các KCN trên địa bàn toàn tỉnh.

Năm 1991 KCN Tân Thuận – KCN đầu tiên của cả nước ra đời thì đến tháng 10 năm 2002 tỉnh Nam Định mới hình thành KCN đầu tiên là KCN phía tây Thành Phố Nam Định (Khu công nghiệp Hoà Xá) theo quyết định số 1341/CP-CN ngày 28/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy sự hình thành và phát triển các KCN ở Nam Định diễn ra chậm so với các tỉnh trong cả nước.

Sự hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiêp và dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 40,95% năm 2003 xuống còn 31,88% năm 2008 và đến năm 2012 là 29,75%, tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng từ 59,05% năm 2003 lên 68,12% năm 2008 và đến năm 2012 là 70,25% (xem hình 2.1)

Ngày 13/11/2003 Ban QL các KCN tỉnh Nam Định mới chính thức được thành lập. Cho đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 10 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, với tổng diện tích gần 2.000 ha, trong đó có 07 KCN đã có chủ đầu tư hạ tầng (xem bảng 2.1). Như vậy tuy được hình thành và phát triển chậm hơn so với cả nước nhưng được sự quan tâm của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND và các cấp các ngành, các KCN tỉnh Nam Định đã phát triển nhanh chóng và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh nhà. Mục 2.2 tiếp sau đây sẽ phân tích cụ thể hơn thực trạng các KCN tỉnh Nam Định.

Bảng 2.2. Danh mục các KCN tỉnh Nam Định

TT Tên KCN Diện

tích (ha)

Tổng vốn

đầu tư (tỷ) Chủ đầu tư hạ tầng 1 KCN Hoà Xá 286 472 Cty PT & KT hạ tầng KCN tỉnh

Nam Định

2 KCN Mỹ Trung 150 274 Tập đoàn CNTT Việt Nam 3 KCN Bảo Minh 142 264 Cty CP đầu tư VINATEX 4 KCN Nghĩa An 150 350 Tổng công ty VINACONEX 5 KCN Thành An 105 Cty CP đầu tư và PT Thiên Hưng 6 KCN Ý Yên II 200 Cty CP hỗ trợ phát triển công

nghiệp DETECH

7 KCN Hồng Tiến 150 -

8 KCN Mỹ Thuận 200 -

9 KCN Việt Hải 100 -

10 KCN Xuân Kiên 200 -

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)