Các biện pháp phát triển hứng thú trong học tập

Một phần của tài liệu Phoi hop cac phuong phap va phuong tien day hochien dai trong day hoc Vat ly 10 (Trang 26 - 29)

VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1.2 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

1.2.2 Các biện pháp phát triển hứng thú trong học tập

Căn cứ vào cấu trúc và các điều kiện để hình thành của hứng thú, chúng tôi đƣa ra một số biện pháp nhằm phát triển hứng thú học tập Vật lí cho học sinh nhƣ sau:

1. Xác định mục tiêu kiến thức, nội dung học tập phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh.

Khi thiết kế bài giảng, giáo viên cần phải xác định rõ nội dung kiến thức cần truyền tải trong mỗi hoạt động dạy học, trong mỗi giờ học. Đối với mỗi đối tƣợng học sinh (mỗi lớp) cần lựa chọn mục tiêu kiến thức cho phù hợp.

Nếu mục tiêu đặt ra quá các so với năng lực của học sinh sẽ đặt các em vào những vấn đề khó khăn không tự giải quyết đƣợc, gây tâm lí nản chí. Nhƣng nếu mục tiêu đƣa ra quá nhẹ, học sinh chƣa cần vận dụng hết khả năng tƣ duy

đã giải quyết đƣợc vấn đề cũng không tạo cho các em hứng thú khi tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu dạy học phù hợp, giáo viên cần có sự tìm hiểu rõ năng lực học tập của học sinh. Trong trường hợp lớp gồm nhiều đối tƣợng học sinh, giáo viên cần có những các thức tổ chức hoạt động cho phù hợp để mỗi học sinh đều cảm thấy mình đƣợc giao nhiệm vụ đúng với năng lực của mình, nhất là trong các giờ bài tập.

2. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Trong thực tế, nhiều giáo viên Vật lí vẫn còn giữ quan điểm dạy kiến thức vật lí và làm thế nào để học sinh vận dụng kiến thức vào giải các bài tập, để thi cử cho tốt. Chính vì thế nhiều học sinh cho rằng môn Vật lí là một môn học khó, trừu tượng. Muốn học sinh hứng thú học tập, người giáo viên cần phải làm rõ tính ứng dụng trong thực tiễn của mỗi kiến thức Vật lí.

Để thực hiện công việc này, người giáo viên cần làm rõ bản chất và ý nghĩa thực tiễn của các khái niệm vật lí, sử dụng các định luật, các thuyết Vật lí để giải thích các hiện tƣợng trong tự nhiên, các ứng dụng trong kĩ thuật, công nghiệp. Trong các giờ bài tập, cần thiết đƣa vào những bài toán có tính thực tế. Qua việc giải bài toán, học sinh có thể tự rút ra những cách ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, …

3. Sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi thích khám phá, thích sự mới lạ, không thích sự dập khuôn, máy móc. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáp viên cần có sự thay đổi hình thức tổ chức học tập để tránh sự nhàm chán đối với học sinh. Ví dụ nhƣ việc kiểm tra bài cũ không nhất thiết là gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi mà có thể tổ chức thành trò chơi giải ô chữ, hay trả lời trắc nghiệm, …

4. Tổ chức tiến trình dạy học giải quyết vấn đề theo các pha thích hợp[20]

Tiến trình dạy học theo pha gồm các pha nhƣ sau:

- Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hoá tri thức, phát biểu vấn đề. Tức là giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ tiềm ẩn vấn đề. Học sinh hăng hái nhận nhiệm vụ vì cảm nhận ban đầu là có thể thực hiện đƣợc một cách đơn giản. Nhƣng trong quá trình thực hiện các em mới phát hiện ra khó khăn (vấn đề xuất hiện). Sau đó giáo viên định hướng để học sinh phát biểu ra vấn đề cần giải quyết đó.

- Pha thứ hai: Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi , tìm tòi giải quyết vấn đề. Ở pha này giáo viên cần quan sát để đưa ra những định hướng, trợ giúp kịp thời.

- Pha thứ ba: Tranh luận, thể chế hoá, vận dụng tri thức mới. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tranh luận, bảo vệ cái xây dựng được. Giáo viên chính xác hoá, bổ sung, thể chế hoá tri thức mới. Học sinh chính thức ghi nhận tri thức mới và vận dụng.

5. Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp

Để có thể phát triển hứng thú cho học sinh, giáo viên khi lên lớp cần hạn chế sử dụng nhóm các phương pháp dùng lời (như diễn giảng, thuyết trình) mà cần sử dụng nhiều các phương pháp thuộc nhóm các PP trực quan , nhóm các PP thực hành.

6. Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại

Giáo viên cần tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh. Mặt khác việc sử dụng máy tính, các phần mềm dạy học, phương tiện trình chiếu sẽ tăng kênh hình và kênh tiếng trong các hoạt động học tập của học sinh. Nhờ có các phương tiện hỗ trợ này, giáo viên có thể trực quan hoá các hiện tượng, quá trình giúp HS dễ dàng nhận ra bản chất của vấn đề. Đặc biệt, những vấn đề trừu tƣợng nhƣ hiện tƣợng cảm ứng điện từ, sự lan truyền của sóng cơ học,

sự truyền nhiệt… nếu khi có sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại (máy vi tính, phần mềm mô phỏng) thì hiệu quả của giờ học rất cao.

Một phần của tài liệu Phoi hop cac phuong phap va phuong tien day hochien dai trong day hoc Vat ly 10 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)