VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
1.6 CÁC BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI KHI GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ
Căn cứ vào các cơ sở lí luận về phương pháp và phương tiện dạy học đã phân tích ở trên, chúng tôi xin đƣợc đƣa ra một số biện pháp phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại trong việc giảng dạy bài tập Vật lí nhƣ sau:
1.6.1 Phối hợp các phương pháp và PTDH hiện đại trong các bài tập kiểm tra, đánh giá
Hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh thường được thực hiện ở đầu hoặc cuối giờ học hoặc sau mỗi hoạt động học tập. Sử dụng các phương tiện dạy
học hiện đại có thể hỗ trợ đƣa hệ thống câu hỏi và bài tập kiểm tra nhanh.
Chức năng mô phỏng của máy vi tính sẽ giúp giáo viên không phải dùng lời để mô tả hiện tƣợng, mặt khác nó tăng tính trực quan đối với học sinh.
Giáo viên có thể sử dụng các phần mềm nhƣ VIOLET, POWERPOINT để thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá. Ví dụ: đƣa vào các dạng bài tập hay câu hỏi trắc nghiệm khách quan, điền vào chỗ khuyết trong câu phát biểu, ghép các mệnh đề thành câu hoàn chỉnh, giải ô chữ …
Sử dụng máy chiếu vật thể (camera) để kiểm tra kết quả hoạt động giải bài tập của học sinh. Sau khi tổ chức định hướng và giao nhiệm vụ cho học sinh, học sinh sẽ thực hiện nhiệm vụ giải bài tập (hoạt động nhóm hoặc cá nhân). Kết quả của hoạt động đó cần đƣợc trình bày để giáo viên và các học sinh khác nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm. Nếu sử dụng hình thức truyền thống là trình bày bảng hoặc dùng lời sẽ mất thời gian và hiệu quả thấp.
Nhƣng việc sử dụng máy chiếu đa vật thể sẽ hỗ trợ trình chiếu toàn bộ bài giải của học sinh rất nhanh, trực quan cho tất cả lớp cùng quan sát và nghe học sinh đó trình bày. Do đó, giáo viên có thể kiểm tra bài của nhiều nhóm, nhiều học sinh cùng với sự tham gia đánh giá của học sinh.
1.6.2 Sử dụng phương pháp thí nghiệm lí tưởng với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại khi giải các bài tập thí nghiệm [18]
Phương pháp thí nghiệm lí tưởng đặc biệt giúp phát triển trực giác khoa học, tƣ duy logic chặt chẽ, năng lực phân tích sâu sắc, thực tế và dự đoán diễn biến của hiện tƣợng.
Các thí nghiệm lí tưởng thường khó thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm ở trường phổ thông. Giáo viên khi dạy thường dùng lời để mô tả thí nghiệm cùng với hình vẽ tĩnh. Để tăng cường tính hiệu quả của phương pháp thí nghiệm lí tưởng, giáo viên có thể sử dụng các phần mềm dạy học để giới thiệu các thí nghiệm với tính trực quan cao.
Ví dụ: sử dụng phần mềm Crocodile Physics, Galileo, các phần mềm thí nghiệm ảo…
1.6.3 Sử dụng phương pháp tương tự trong dạy học bài tập Vật lí với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại
Phương pháp tương tự là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu Vật lí. Phương pháp này giúp cho học sinh rèn luyện được một loạt các thao tác tƣ duy, tạo điều kiện cho học sinh liên kết giữa cái đã biết và cái chƣa biết, phát hiện những mối liên hệ giữa các hệ thống khác nhau ở các phần khác nhau của Vật lí cũng nhƣ những dấu hiệu giống nhau và khác nhau của chúng.. Sử dụng phương pháp này còn giúp cho học sinh dễ hình dung ra các quá trình, hiện tƣợng Vật lí không thể quan sát trực tiếp.
Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, cụ thể là sử dụng máy chiếu và máy vi tính, có thể cho phép đƣa ra các bảng so sánh, đối chiếu hoặc trình chiếu đồng thời các hiện tượng, quá trình có tính tương tự để học sinh dễ dàng thực hiện thao tác tư duy tương tự.
Trong dạy học bài tập Vật lí, có thể sử phương pháp trên để hỗ trợ cho học sinh trong quá trình tự lực giải bài tập.
1.6.4 Sử dụng phương pháp mô hình trong dạy học bài tập Vật lí với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại.
Nếu xem xét quá trình học tập của học sinh là một quá trình hoạt động nhận thức khoa học thì mô hình cũng có chức năng nhƣ trong nghiên cứu khoa học Vật lí. Ngoài ra trong dạy học Vật lí học sinh nhiều khi không đủ khả năng xây dựng mô hình để thay thế vật gốc trong nghiên cứu, nhƣng giáo viên có thể sử dụng mô hình với mục đích sư phạm như một phương tiện trực quan nhằm tạo cho học sinh hiểu rõ vấn đề nào đó.
Trong dạy học trước đây, để tạo ra các mô hình trực quan, giáo viên phải vẽ tranh hoặc tạo các mô hình tĩnh. Hiện nay, với sự hỗ trợ tích cực của máy
vi tính, giáo viên dễ dàng tạo ra các mô hình nhƣ: hình vẽ tĩnh, hình động (sử dụng hiệu ứng hoạt hình, ví dụ: mô phỏng chuyển động của vật bị ném, vật trƣợt trên mặt phẳng nghiêng, con lắc đơn, con lắc lò xo, …), các phần mềm mô phỏng (ví dụ: mô phỏng chuyển động nhiệt của các phân tử, mô phỏng sự biến đổi của số đường cảm ứng từ gửi qua tiết diện của khung dây dẫn kín…).
Trong dạy học bài tập Vật lí, việc sử dụng chức năng mô phỏng của máy vi tính để giúp học sinh dễ dàng nhận ra bản chất của hiện tƣợng nêu ra trong mỗi bài toán. Nhờ vậy, học sinh định hướng, lựa chọn phương pháp giải bài toán nhanh và chính xác hơn, phát huy tốt năng lực tự lực học tập của học sinh.