Các phương tiện dạy học hiện đại

Một phần của tài liệu Phoi hop cac phuong phap va phuong tien day hochien dai trong day hoc Vat ly 10 (Trang 47 - 54)

VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1.4 PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ ĐỂ PHÁT TRIỂN HỨNG

1.4.3 Các phương tiện dạy học hiện đại

Phương tiện dạy học (còn gọi là đồ dùng, thiết bị dạy học) là các vật thể hoặc tập hợp các vật thể mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này.

Các phương tiện dạy học theo nghĩa rộng có thể bao gồm: các thiết bị dạy học, phòng dạy học, phòng thí nghiệm, bàn ghế, các phương tiện kĩ thuật, …

a. Vị trí của các phương tiện trong quá trình dạy học

Trong mọi hoạt động của con người, 3 phạm trù: nội dung, phương pháp, phương tiện luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi phương pháp, phương tiện tương ứng. Ngược lại, sự cải tiến và sáng tạo những phương tiện lao động làm nảy sinh những nội dung và phương pháp mới có chất lƣợng cao hơn.

Trong dạy học, mối quan hệ giữa nội dung, phương pháp, phương tiện cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Có thể thấy rằng, sự phát triển của

phương tiện dạy học cũng phải trải qua các thời kì thủ công nghiệp, cơ khí, tự động nhƣ các công cụ lao động khác. Sự thay đổi về số lƣợng và chất lƣợng của thiết bị dạy học đã làm thay đổi vị trí của chúng trong quá trình dạy học (QTDH).

Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, vai trò của thiết bị dạy học ngày càng mở rộng. Các thiết bị dạy học hiện đại đã cho phép đƣa vào QTDH những nội dung diễn cảm và hứng thú, làm thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tạo ra trong QTDH một nhịp độ, phong cách và trạng thái tâm lí mới. [2]

b. Các chức năng của phương tiện dạy học

* Theo quan điểm lí luận dạy học, các phương tiện dạy học có các chức năng sau:

- Sử dụng phương tiện dạy học để tạo động cơ học tập, kích thích hứng thú nhận thức của học sinh đặc biệt trong giai đoạn định hướng mục đích nghiên cứu.

- Sử dụng phương tiện dạy học để hình thành kiến thức, kĩ năng mới.

- Phương tiện dạy học có thể được sử dụng để củng cố kiến thức, kĩ năng của học sinh (ôn tập, đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá).

- Sử dụng phương tiện dạy học để kiểm tra kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã thu đƣợc.

- Phương tiện dạy học góp phần phát triển năng lực nhận thức của học sinh.

- Việc sử dụng phương tiện dạy học đem lại hiệu quả xúc cảm, thẩm mĩ cho học sinh.

- Hiệu quả của việc điều khiển quá trình nhận thức của học sinh sẽ đƣợc nâng cao.

- Phương tiện dạy học góp phần thực hiện một trong các nội dung dạy học Vật lí là phát triển tối ƣu nhân cách của từng học sinh. [10]

* Theo quan điểm tâm lí học học tập, hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập có thể diễn ra trên các bình diện khác nhau: bình diện hành động đối tƣợng - thực tiễn, bình diện trực quan trực tiếp, bình diện trực quan gián tiếp và bình diện nhận thức khái niệm ngôn ngữ, trong đó vai trò của ngôn ngữ tăng dần và vai trò của trực quan giảm dần.

- Bình diện hành động đối tƣợng - thực tiễn: Ví dụ sử dụng các thiết bị thí nghiệm dùng cho thí nghiệm của học sinh.

- Bình diện trực quan trực tiếp: ví dụ nhƣ việc sử dụng các vật thật, các ảnh chụp, các thiết bị dùng cho thí nghiệm của giáo viên, các phim học tập quay các cảnh thật.

- Bình diện trực quan gián tiếp: Khi sử dụng các thí nghiệm mô hình, các phim hoạt hình, các phần mềm máy vi tính mô phỏng các hiện tƣợng, quá trình Vật lí, các mô hình vật chất, các hình vẽ, sơ đồ.

- Bình diện nhận thức khái niệm – ngôn ngữ: Các phương tiện dạy học nhƣ sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, các phần mềm vi tính dùng cho ôn tập … tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhận thức trên cơ sở các khái niệm, các kết luận khái quát, tức là hoạt động trên bình diện khái niệm – ngôn ngữ.

c. Các loại phương tiện dạy học

* Các phương tiện dạy học truyền thống:

1. Các vật thật trong đời sống kĩ thuật.

2. Các thiết bị thí nghiệm dùng để tiến hành các thí nghiệm của giáo viên và các thí nghiệm của học sinh.

3. Các mô hình vật chất.

4. Bảng.

5. Tranh ảnh và các bản vẽ sẵn.

6. Các tài liệu in: Sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn thí nghiệm, các tài liệu tham khảo khác.

* Các phương tiện dạy học hiện đại: máy vi tính, máy chiếu, phim học tập, phần mềm dạy học, …

d. Một số yêu cầu chung khi sử dụng phương tiện trong quá trình dạy học

Để việc sử dụng thiêt bị có hiệu quả, phải thoả mãn một số yêu cầu chung sau:

1. Phải xác định rõ nhiệm vụ của thiết bị trên bài học. Điều này phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung và phương pháp dạy học, trên cơ sở đó lựa chọn thiế bị và xác định phương pháp sử dụng thích hợp.

2. Xác định vị trí của thiết bị. Thiết bị có thể sử dụng ở các bước khác nhau của quá trình dạy học nhằm tạo ra mâu thuẫn, kích thích, hứng thú của học sinh, minh hoạ những vấn đề phức tạp, củng cố, vận dụng kiến thức,…

3. Thiết bị phải góp phần tích cực hoá quá trình nhận thức và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Điều đó có thể thực hiện qua việc sử dụng các thiết bị dạy học theo tinh thần dạy học nêu vấn đề, tăng cường các dạng thực hành khác nhau, đặc biệt là thực hành đồng loạt.

4. Sử dụng phối hợp các dạng thiết bị với nhau để phát huy ưu điểm đặc thù của mỗi loại.

5. Thiết bị phải được trình bày dưới dạng động, có lượng thông tin và thời gian hợp lí. [22]

1.4.3.2 Phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí a. Phim học tập

* Các loại phim học tập đƣợc sử dụng trong dạy học Vật lí:

- Phim đèn chiếu: Chiếu các phim dương bản về đối tượng của Vật lí học, các phép đo trong Vật lí, các ứng dụng của Vật lí…

- Phim chiếu bóng quay các cảnh thật hoặc phim hoạt hình.

- Phim truyền hình

- Phim trên băng video, đĩa VCD, DVD, …

* Các trường hợp sử dụng phim học tập trong dạy học Vật lí:

- Giới thiệu các thí nghiệm cơ bản mà không thể tiến hành trong điều kiện lớp học.

- Khi đối tượng quan sát có kích thước rất nhỏ, khó quan sát, hoặc quá lớn, hoặc hiện tƣợng diễn ra ở những nơi, vào thơi điểm không quan sát trực tiếp đƣợc nhƣ nhà máy điện, các thiên thể, …

- Các quá trình Vật lí diễn ra quá nhanh hoặc rất chậm, ví dụ nhƣ sự rơi tự do, hiện tƣợng khuếch tán, …

- Khi nghiên cứu các ứng dụng của Vật lí.

- Khi trình bày lịch sử phát triển của một vấn đề Vật lí, một phát minh khoa học, kĩ thuật, …

* Lợi ích của việc sử dụng phim học tập trong dạy học Vật lí:

- Phim học tập giúp thu nhận thế giới tự nhiên vào lớp học, xoá bỏ những hạn hẹp không gian của lớp học và thời gian hạn chế của tiết học.

- Cho phép quan sát với tốc độ mong muốn hoặc có thể dừng hình ảnh, nhờ vậy có thể quan sát đƣợc rõ ràng các quá trình, hiện tƣợng Vật lí, làm cho học sinh có biểu tƣợng đúng đắn về chúng.

- Làm tăng tính trực quan và hiệu quả cảm xúc khi tri giác các đối tƣợng và hiện tƣợng Vật lí do các phim học tập có sự kết hợp hài hoà kĩ thuật âm thanh và hình ảnh…

- Phim học tập có thể đƣợc sử dụng ở tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học, ở trong lớp học, ngoài lớp học, trong và ngoài giờ học chính khoá.

* Phương pháp sử dụng đoạn phim học tập trong dạy học Vật lí:

Các giai đoạn chủ yếu làm việc của giáo viên với phim học tập

- Đặt kế hoạch sử dụng phim trong kế hoạch tổng thể của một chương, một phần cụ thể kế hoạch dạy học.

- Xác định công việc chuẩn bị với học sinh trước khi sử dụng phim.

- Trong khi xem phim, giáo viên cần quan sát, đƣa ra các gợi ý nhằm hướng sự chú ý của học sinh vào cái cơ bản, cái đặc biệt

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phim học tập. [10]

b. Máy vi tính

Do có những tính năng mới và ưu việt nên trong khoảng ba, bốn mươi năm gần đây, máy vi tính đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục người ta cũng đã và đang nghiên cứu sử dụng máy vi tính vào dạy học. [11], [14]

* Các tính năng ƣu việt của máy vi tính đối với quá trình dạy học

- Máy vi tính là thiết bị tạo nên, lưu trữ và hiển thị một khối lượng thông tin vô cùng lớn dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh nên máy vi tính đƣợc sử dụng để hỗ trợ giáo viên trong quá trình minh hoạ các hiện tƣợng, quá trình tự nhiên cần nghiên cứu. Tất cả những văn bản, hình ảnh hay âm thanh có thể đƣợc chọn lọc, sắp xếp trong máy vi tính và đƣợc trình bày nhanh chóng với chất lƣợng cao theo một trình tự bất kì trong giờ học. Máy vi tính thể hiện tính ưu việt của nó hơn hẳn các phương tiện dạy học khác còn ở chỗ: ngay tức khắc, theo ý muốn của giáo viên, nó có thể phóng to, thu nhỏ, làm chậm, làm nhanh, dừng lại quá trình đang xảy ra hay chuyển sang nghiên cứu quá trình khác.

- Nhiều chương trình (phần mềm) đã được xây dựng nhằm hỗ trợ cho việc tự học, tự ôn tập của học sinh, trong đó các yếu tố kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, tự lực cũng nhƣ trí lực của học sinh đƣợc hết sức chú

trọng. Việc kiểm tra, đánh giá với sự hỗ trợ của máy tính cũng đã và đang đƣợc thử nghiệm trong lĩnh vực dạy học, để đảm bảo đƣợc tính khách quan, chính xác cao của công việc kiểm tra, đánh giá. Nhiều chương trình (phần mềm) tự kiểm tra, đánh giá đã đảm bảo các mối liên hệ ngƣợc trong quá trình dạy học.

- Máy vi tính còn sử dụng trong việc mô phỏng, mô hình hoá các hiện tƣợng, quá trình cần nghiên cứu. Nhờ máy vi tính và các phần mềm, ta có thể xây dựng và quan sát mô hình tĩnh hay mô hình động ở các góc độ khác nhau, trong không gian 1, 2 hay 3 chiều, với đủ loại màu sắc khác nhau có trong tự nhiên.

- Máy vi tính đƣợc kết nối với mạng internet và đƣợc sử dụng nhƣ một phương tiện dạy học trên mạng Internet.

1.4.3.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương tiện dạy học hiện đại a. Ƣu điểm:

- Truyền thụ cho học sinh khối lƣợng kiến thức lớn, chính xác và diễn cảm trong thời gian tương đối ngắn.

- Giảng dạy cho một số lớn học sinh mà không đòi hỏi nhiều giáo viên.

- Tăng cường tính trực quan của quá trình dạy học.

- Các máy dạy học cho phép giải phóng người thầy khỏi những công việc sự vụ đơn thuần để họ có thể tham gia các hoạt động sáng tạo.

- Phương tiện hiện đại hỗ trợ tích cực cho việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với học sinh và tự kiểm tra, đánh giá của học sinh.

b. Nhƣợc điểm:

- Đối với người giáo viên khi sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, việc soạn bài, chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp mất rất nhiều thời gian, công sức.

- Học sinh dễ bị phân tán tư tưởng nếu không có sự định hướng hợp lí vào đối tƣợng chính cần quan sát.

- Sử dụng công nghệ thông tin đòi hỏi học sinh phải tham gia tích cực, tốc độ nhanh, nên những học sinh ở mức trung bình, yếu có thể không theo kịp.

Một phần của tài liệu Phoi hop cac phuong phap va phuong tien day hochien dai trong day hoc Vat ly 10 (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)