PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP THEO MỘT

Một phần của tài liệu Phoi hop cac phuong phap va phuong tien day hochien dai trong day hoc Vat ly 10 (Trang 82 - 86)

Trên cơ sở lí luận đã phân tích ở chương I, trong nội dung phần này chúng tôi xây dựng một số giáo án bài tập Vật lí nhằm làm sáng tỏ những vấn đề, những giải pháp đã đặt ra.

Để thuận lợi cho công tác thực nghiệm sƣ phạm, chúng tôi lựa chọn biên soạn ba giáo án thuộc chương IV – Các định luật bảo toàn. Các kiến thức phần này đòi hỏi học sinh phải tƣ duy phân tích và tổng hợp nhiều hơn so với ba chương trước. Học sinh thường gặp khó khăn khi vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lƣợng. Do vậy phát triển hứng thú để tạo đà cho việc phát triển năng lực tự lực của học sinh trong chương này là mục tiêu đặt ra hàng đầu. Với nhận định đó, chúng tôi đã sử dụng các hình thức ôn tập, củng cố kiến thức như những trò chơi trí tuệ nhằm khởi động tư duy trước khi học sinh bắt tay vào giải quyết các vấn đề khó hơn. Tuy nhiên, để học sinh tích cực tham gia vào phần khởi động này, giáo viên phải tạo đƣợc không khí sôi nổi trong vai trò của một người dẫn chương trình. Công việc này gần giống với một hoạt động trong chương trình ngoại khoá, nó đòi hỏi năng lực tổ chức của người giáo viên. Đồng thời, các vấn đề đưa ra trong các bài toán Vật lí cần lựa chọn phần nhiều là các bài toán mang tính thực tiễn, gần gũi với đời sống, sinh hoạt hàng ngày của học sinh.

Để đạt đƣợc mục tiêu thứ hai của đề tài đặt ra là phát triển năng lực tự lực học tập của học sinh, chúng tôi thiết kế tiến trình dạy học mỗi bài tập Vật lí theo con đường hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Đó là:

Xuất phát từ

các sự kiện,

hiện tƣợng Vật lí

Phân tích khái quát kiến thức

Làm sáng tỏ

các luận điểm cơ bản

Vận dụng

giải thích

hiện tƣợng,

giải quyết các vấn

Với sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện dạy học hiện đại, các sự kiện, hiện tƣợng Vật lí đã đƣợc mô hình hoá hoặc đƣợc quay thành các phim video, nhờ vậy học sinh dễ dàng nắm bắt và hiểu đúng bản chất của hiện tƣợng hơn.

Ví dụ: khi khảo sát bài toán chuyển động của vật bị ném xiên, giáo viên có thể sử dụng đoạn video quay cảnh ném còn của các nam nữ nhân dịp hội xuân và đặt thành bài toán: xác định vận tốc ném quả còn để quả còn có thể chui qua chiếc vòng trên đỉnh cây cột cao 8m, xét trường hợp lí tưởng (bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10m/s2), góc ném 450. Cùng với đoạn video, giáo viên có thể mô phỏng chuyển động của quả còn và hình chiếu tương ứng trên phương ngang và phương thẳng đứng (Dùng hiệu ứng hoạt hình trên Powerpoint).

Việc tăng cường tính trực quan trong giai đoạn mở đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho con đường tư duy tiếp theo của học sinh. Có thể thấy sử dụng hình thức trên đã đảm bảo dẫn dắt học sinh đi theo con đường nhận thức mà V. I. Lê nin đã vạch ra “Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, từ tƣ duy trừu tƣợng tới thực tiễn”. Rèn luyện cho học sinh thói quen tìm hiểu và giải quyết các vấn đề trong các bài toán Vật lí theo con đường này chính là hình thành cho học sinh phương pháp tự học. Từ những hiện tượng được quan sát trực tiếp, qua nhiều lần, biểu tƣợng về hiện tƣợng đó sẽ đƣợc hình thành trong trí óc, sau đó mắc dù không có hiện tượng diễn ra trước mắt nhưng học sinh vẫn có thể tái hiện, hình dung ra các quá trình, diễn biến của các quá trình đó và có thể suy luận, phán đoán kết quả hoặc sự việc kế tiếp.

Cũng là để đạt mục tiêu phát triển năng lực tự lực học tập cho học sinh, chúng tôi đã sử dụng máy chiếu camera để học sinh có thể trình bày ý tưởng cũng nhƣ cách giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ đƣợc giao. Bằng hình thức này, học sinh được rèn luyện khả năng diễn đạt, trình bày vấn đề trước đám

đông, khả năng hùng biện, tranh luận bảo vệ quan điểm của mình. Nhờ sự bộc lộ của học sinh, giáo viên có thể đánh giá năng lực của học sinh từ đó có những định hướng, điều chỉnh hoặc phát huy năng lực của các em cho phù hợp. Đôi khi do tác động của tâm lí lứa tuổi, các học sinh lắng nghe phần trình bày của bạn có thể dễ hình dung hơn do cách dùng từ ngữ diễn đạt, đồng thời cũng mạnh dạn hơn trong việc tranh luận. Nếu là giáo viên thực hiện công việc trình bày lời giải thì học sinh do tâm lí tin vào giáo viên lúc nào cũng đúng nên lười suy nghĩ, hoặc nếu có điều gì chưa rõ cũng không dám mạnh dạn đề xuất, tranh luận. Có thể nói, hình thức này cũng là một cách thức của thảo luận, ximena.

Theo quan điểm của chúng tôi, muốn đạt đƣợc hiệu quả các trong dạy học thì trước hết phải tạo ra hứng thú với đối tượng cần nghiên cứu, khiến học sinh ham muốn được khám phá, tìm hiểu. Tiếp đó là hình thành con đường, phương pháp tư duy logic, các mối quan hệ biện chứng giúp học sinh có định hướng đúng đắn từ đó có thể độc lập, tự lực giải quyết vấn đề.

Dưới đây chúng tôi xin trình bày ba giáo án được biên soạn theo quan điểm, mục tiêu của đề tài đặt ra.

Tiết tự chọn:

BÀI TẬP VỀ ĐỘNG LƢỢNG CỦA VẬT CHUYỂN ĐỘNG

Một phần của tài liệu Phoi hop cac phuong phap va phuong tien day hochien dai trong day hoc Vat ly 10 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)