Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Phoi hop cac phuong phap va phuong tien day hochien dai trong day hoc Vat ly 10 (Trang 66 - 71)

VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1.7 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DẠY HỌC BÀI TẬP VẬT LÍ VỚI SỰ

1.7.3 Kết quả điều tra

Chúng tôi đã thực hiện điều tra, trao đổi với giáo viên và học sinh lớp 10 THPT ở các trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Trường THPT Lê Hồng Phong, Trường THPT Phổ Yên, Trường THPT Đồng Hỷ. Căn cứ vào thông tin thu nhận đƣợc qua điều tra, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

* Về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Hiện nay với sự đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của Sở GD&ĐT cùng với các Trường THPT, điều kiện dạy học đã khá thuận lợi.

Phòng học đảm bảo chất lượng, các trường đầu có phòng học chuyên môn, phòng học giáo án điện tử, phòng thí nghiệm. Qua trao đổi với lãnh đạo của một số trường, chúng tôi nhận thấy các thiết bị dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu Projector, máy chiếu camera, một số phần mềm dạy học, … đều đã được trang bị. Lãnh đạo các nhà trường cũng rất khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin và sưu tầm, phổ biến cho đồng nghiệp các phần mềm dạy học, phim học tập, đồng thời các trường cũng đang tiếp tục xây dựng , bố trí tăng cường các phòng học sử dụng công nghệ thông tin.

* Đối với giáo viên:

- Tất cả các giáo viên Vật lí đƣợc hỏi ý kiến đều xác định mục đích chính của giờ giải bài tập là củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện phương pháp giải bài tập. Hình thức tổ chức giải bài tập chủ yếu là giáo viên nêu đề bài, tổ chức cho cả lớp thảo luận, phân tích để giải bài toán. Song các giờ bài tập vẫn chủ yếu thiên về giải các bài tập định lƣợng trong sách giáo khoa và sách bài tập.

Chỉ có một số ít giáo viên biên soạn các bài tập theo hệ thống và bài tập tổng hợp kiến thức.

- Thực hiện theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, hầu hết các giáo viên Vật lí ở THPT đã có sự tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh nhƣ đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề, tổ chức hoạt động nhóm, … Tuy nhiên tuỳ theo năng lực sƣ phạm mà khả năng vận dụng đem lại hiệu quả khác nhau.

- Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí vẫn đang còn là vấn đề cần đƣợc quan tâm. 30% giáo viên đƣợc hỏi ý kiến cho trả lời “chưa bao giờ sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại”. Khoảng 20%

giáo viên đã sử dụng thành thạo và sử dụng thường xuyên các thiết bị như máy vi tính, máy chiếu Projector, máy chiếu camera, phần mềm dạy học… Số còn lại cũng đã biết sử dụng các phương tiện trên nhưng chỉ dùng chủ yếu trong các giờ thao giảng, thi giáo viên giỏi. Mặc dù vậy, tất cả giáo viên đƣợc hỏi đều ý thức được rằng việc sử dụng phương tiện hiện đại vào dạy học Vật lí là rất hữu ích.

- Trong các giờ bài tập, 30% giáo viên đƣợc hỏi cho rằng học sinh khá hứng thú với các giờ bài tập Vật lí và có khoảng 40% học sinh có khả năng tự lực trong học tập. Số còn lại đánh giá học sinh có khả năng tự lực học tập chỉ vào khoảng 15%, trong các giờ giải bài tập học sinh ít hứng thú mà còn có những học sinh có tâm lý ngại vì sợ bị kiểm tra bài cũ, kiểm tra việc làm bài tập ở nhà hoặc bị gọi lên bảng giải bài tập.

- Các nguyên nhân chủ yếu học sinh kém hứng thú trong học Vật lí đƣợc các giáo viên chỉ ra đó là: do học sinh chƣa nắm vững kiến thức, chƣa thấy rõ đƣợc các ý nghĩa thực tiễn của các kiến thức Vật lí trong đời sống, có thói quen ỷ lại, lười suy nghĩ, do các tác động tâm lí của gia đình, xã hội. Ngoài ra còn do giáo viên chưa có phương pháp giảng dạy hợp lí.

* Đối với học sinh: (thống kê trên tổng số 300 học sinh đƣợc hỏi ý kiến)

- Về hứng thú học tập môn Vật lí: chỉ có khoảng 20% học sinh thích học môn Vật lí, thích tìm hiểu ý nghĩa của các kiến thức Vật lí và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Khoảng 25% học sinh không thích môn Vật lí và chƣa bao giờ quan tâm đến việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Số còn lại chỉ coi môn Vật lí là môn học bình thường, thỉnh thoảng mới để ý tới tính ứng dụng thực tiễn của các kiến thức Vật lí đƣợc học.

- Về năng lực tự lực học tập: 20% học sinh tự đánh giá khả năng tự học của mình ở mức khá hoặc tốt, đó chính là những học sinh thích học môn Vật lí và học khá giỏi bộ môn này. 55% học sinh đánh giá mình có khả năng tự lực học tập ở mức trung bình, thể hiện việc chuẩn bị bài ở nhà của các em chỉ là học lí thuyết và làm các bài tập (dễ và trung bình) của bài đã học. Số còn lại tự đánh giá lực học yếu, ở nhà các em chỉ học thuộc lòng lí thuyết và làm những bài tập dễ đƣợc giao.

- Về việc học tập với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại: 45%

học sinh thích được học các giờ học sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vì dễ hiểu bài và tạo hứng thú. Khoảng 10% học sinh không thích học trong các giờ học giáo án điện tử vì thấy dễ bị phân tán, tốc độ quá nhanh và cũng chẳng thấy có gì hơn các giờ học bình thường. 45% còn lại đánh giá các giờ học giáo án điện tử ở mức độ bình thường.

- Vấn đề học sinh quan tâm khi giải bài tập Vật lí: Phần lớn các em quan tâm đến việc tìm ra đáp án cho bài toán. Những học sinh ở mức độ trung bình, yếu thì lại quan tâm tới độ khó, dễ của bài toán. Chỉ có số ít các em để ý tới tính thực tiễn của hiện tƣợng nêu ra trong bài toán. Trong các giờ học bài tập Vật lí, học sinh mong muốn nắm được phương pháp giải bài tập chung, củng cố, khắc sâu, vận dụng kiến thức đã học, sau đó là giải đƣợc một số bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.

1.7.4 Những nguyên nhân cơ bản và biện pháp khắc phục

* Về phía giáo viên:

- Nguyên nhân: Một số giáo viên vẫn còn nặng về truyền tải nội dung kiến thức mà chƣa chú trọng đến việc dạy học gắn liền với cuộc sống, giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. Trong việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học đòi hỏi sự đầu tƣ cả trí tuệ, sức lực và thời gian, chính vì thế nhiều giáo viên có tâm lí ngại vất vả. Thêm nữa, số phòng học sử dụng công nghệ thông tin chƣa nhiều trong khi số giáo viên cần dùng các phòng học này lại đông nên có khi giáo viên chuẩn bị bài mà không có phòng để dạy dẫn đến giảm hứng thú.

- Biện pháp khắc phục: Tăng cường tự bồi dưỡng kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học; trao đổi với đồng nghiệp, với tổ chuyên môn để cùng xây dựng hệ thống giáo án sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và phương tiện dạy học hiện đại nhằm phát triển hứng thú và năng lực học tập cho học sinh; tăng cường đọc các tài liệu tham khảo để tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn, các ứng dụng của các kiến thức Vật lí phổ thông trong cuộc sống, trong kĩ thuật, trong công nghiệp, từ đó làm phong phú hơn cho bài giảng và giúp học sinh thấy rõ vai trò đích thực của bộ môn Vật lí.

* Về phía học sinh:

- Nguyên nhân: Các em chƣa có hiểu biết đúng đắn về vai trò của bộ môn Vật lí trong thực tiễn cuộc sống, chưa có phương pháp học tập đúng đắn.

Hiện nay một nguyên nhân khá cơ bản tác động mạnh đến sự hình thành nhân cách của học sinh đó là tác động của xã hội, gia đình, sự phát triển ồ ạt không có sự kiểm soát của các quán điện tử, Internet. Các yếu tố này làm phân tán mạnh mẽ tư tưởng của học sinh, nhất là học sinh THPT.

- Biện pháp khắc phục: Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh; Tạo hứng thú trong học tập, động viên khích lệ kịp thời; Bồi dƣỡng

phương pháp học tập để nâng cao năng lực tự lực học tập cho học sinh; phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội để giáo dục học sinh…

* Về phía nhà trường: Cần quan tâm đặc biệt tới việc bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Tăng cường điều kiện phòng học, trang bị các thiết bị dạy học hiện đại; Tổ chức các hội thảo khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau; Động viên, khuyến khích giáo viên sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học hiện đại.

Một phần của tài liệu Phoi hop cac phuong phap va phuong tien day hochien dai trong day hoc Vat ly 10 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)