Các biện pháp phát triển năng lực tự lực học tập

Một phần của tài liệu Phoi hop cac phuong phap va phuong tien day hochien dai trong day hoc Vat ly 10 (Trang 29 - 35)

VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1.3 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

1.3.2 Các biện pháp phát triển năng lực tự lực học tập

1.3.2.1 Những điều kiện cần thiết để phát triển năng lực tự lực học tập của học sinh

a. Đảm bảo cho học sinh có điều kiện tâm lí thuận lợi để tự lực học tập

- Tạo mâu thuẫn nhận thức, gợi động cơ, hứng thú tìm cái mới, ta thường gọi là xây dựng tình huống có vấn đề. Việc thường xuyên tham gia vào giải quyết các mâu thuẫn nhận thức này sẽ tạo ra thói quen, lòng ham thích hoạt động trí óc có chiều sâu, tự giác, tích cực.

- Tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho học sinh chủ động, tự lực tham gia vào quá trình nhận thức. Học sinh từ lâu đã quen học thụ động, ít tự lực suy nghĩ, cho nên trong thời gian đầu thường rụt rè, lúng túng, chậm chạp và phạm sai lầm khi thực hiện các hành động học tập. Giáo viên cần phải biết chờ đợi, động viên, giúp đỡ và tổ chức lớp học sao cho học sinh mạnh dạn tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến của riêng mình, nêu thắc mắc, tranh luận chứ không chỉ chờ sự nhận xét của giáo viên.

b. Tạo điều kiện để học sinh có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ đƣợc giao.

Vì chúng ta chủ trương thường xuyên đặt học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức cho nên sự thành công của họ trong việc giải quyết vấn đề học tập có tác dụng rất quan trọng làm cho họ tự tin, hứng thú, mạnh dạn suy nghĩ để giải quyết những vấn đề ngày càng khó hơn. Để giúp học sinh tránh tâm lí rụt rè, thiếu tự tin khi nhận nhiệm vụ, có thể thực hiện biện pháp sau:

- Lựa chọn một logic bài học hợp lí:

+ Trước hết người giáo viên phải phân chia bài học thành những đơn vị kiến thức nhỏ vừa với trình độ xuất phát của học sinh để các em có thể tự lực giải quyết vấn đề với sự cố gắng vừa phải. Cần phải có sự chọn lựa kĩ lƣỡng một số vấn đề vừa sức và xác định mức độ mà học sinh có thể tham gia trong việc giải quyết từng vấn đề cụ thể.

+ Trong giờ học, giáo viên hạn chế thuyết trình, có thể giảm nhẹ nội dung kiến thức để dành thời gian rèn luyện cho học sinh năng lực tự lực học tập.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản:

gồm thao tác chân tay và thao tác tƣ duy

+ Thao tác chân tay trong học tập Vật lí chủ yếu là quan sát, sử dụng các thiết bị đo lường cơ bản, lắp ráp thí nghiệm…

+ Những thao tác tƣ duy hay dùng là phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tƣợng hoá, cụ thể hoá … Các thao tác tƣ duy rất khó rèn luyện.

Muốn đạt hiệu quả trong việc rèn luyện thao tác này cần kiên trì, bền bỉ, bắt đầu bằng những câu hỏi mà học sinh muốn trả lời phải thực hiện một số thao tác tƣ duy nào đó. Nếu học sinh chƣa trả lời đúng, giáo viên phải đƣa ra câu hỏi đơn giản hơn, đòi hỏi ít thao tác tư duy hơn. Cứ như thế nhiều lần, thường xuyên, học sinh sẽ quen, tích luỹ đƣợc kinh nghiệm, thực hiện đúng và nhanh hơn.

- Cho học sinh làm quen với các phương pháp nhận thức Vật lí được sử dụng phổ biến

Con đường nhận thức khoa học nói chung và nhận thức khoa học Vật lí nói riêng cần vận dụng chu trình sau:

Mô hình - Giả thuyết

trừu tƣợng Các hệ quả logic

Kiểm tra - Thực nghiệm Các sự kiện

khởi đầu - xuất phát

Trong học tập Vật lí, một mặt học sinh phải quan sát thực tế để cảm nhận đƣợc sự tồn tại của thực tế khách quan. Mặt khác học sinh phải thực hiện các phép suy luận, biến đổi trong óc để rút ra những đặc tính bản chất và những mối quan hệ phổ biến khách quan, nhờ thế mà tìm ra chân lí mới. Trình tự hợp lí của hành động vật chất và tinh thần đảm bảo cho kết luận cuối cùng rút ra đƣợc phản ánh đúng thực tế khách quan. Muốn cho học sinh làm quen dần với phương pháp đi tìm chân lí mới trong quá trình học tập, nhất thiết phải dạy cho họ các phương pháp nhận thức phổ biến. Trong các trường phổ thông hiện nay, các phương pháp nhận thức Vật lí phổ biến hay dùng là:

Phương pháp thực nghiệm, phương pháp tương tự, phương pháp mô hình, phương pháp thí nghiệm lí tưởng. [3]

1.3.2.2 Những biện pháp cụ thể phát triển năng lực tự lực học tập cho học sinh

Thực chất của việc phát triển năng lực tự học là hình thành và phát triển năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực xác định những kết luận đúng (kiến thức, cách thức, giải pháp, biện pháp...) từ quá trình giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoặc vào nhận thức kiến thức mới, năng lực đánh giá và tự đánh giá. Để có thể phát triển năng lực tự lực học tập cho học sinh thì bản thân các em phải có ý chí quyết tâm cao độ, luôn tìm phương pháp học tập tốt cho mình, phải học bằng chính sức mình, nghĩ bằng cái đầu của mình, nói bằng lời nói của mình, viết theo ý mình, không rập khuôn theo câu chữ của thầy, rèn luyện khả năng độc lập suy nghĩ, suy luận đúng đắn và linh hoạt sáng tạo thông qua những câu hỏi, bài toán.

Muốn rèn được năng lực tự học thì trước hết và quan trọng nhất là phải rèn luyện cho các em năng lực tƣ duy độc lập. Bởi lẽ, việc rèn cho học sinh có thói quen tƣ duy (suy nghĩ và hành động) độc lập, sẽ dẫn đến tƣ duy phê phán,

khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề rồi đến tƣ duy sáng tạo. Rõ ràng, độc lập là tiền đề cho tự học.

Biểu hiện của “độc lập”:

 không có sự viện trợ trực tiếp từ bên ngoài;

 tự mình nhìn thấy vấn đề, phát hiện vấn đề, đặt vấn đề để giải quyết;

 tự mình tìm ra cách giải bài toán; tự mình kiểm tra đƣợc, đánh giá đƣợc cách giải của bản thân;

 có đầu óc tự phê phán và phê phán được cách giải của người khác;

 bằng sự hiểu biết tự mình trình bày suy nghĩ, lập luận cách giải bài toán một cách chặt chẽ.

Nhƣ vậy để rèn đƣợc tƣ duy độc lập cho học sinh thì phải tạo điều kiện để học sinh suy nghĩ độc lập. Giáo viên nêu câu hỏi, nêu vấn đề để học sinh nghiên cứu đề xuất cách giải quyết, ra kết luận. Giáo viên quan tâm chỉ đạo công tác độc lập của học sinh, nhất là bài tập ở nhà. Khuyến khích nhận xét cách giải của bạn. Giúp học sinh biết phương pháp suy nghĩ độc lập và thực hiện hành động độc lập. Tái hiện kiến thức trước khi làm bài tập vận dụng.

Yêu cầu học sinh tự ra đề của bài toán. Cho giải bài tập và nâng cao dần nội dung của bài toán. Ra bài tập nhỏ áp dụng vào tình huống mới. Gây cho học sinh có hứng thú suy nghĩ độc lập. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa và tự học. Khuyến khích học sinh sưu tầm các hiện tượng trong thực tế và bài toán mới. Giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra, đánh giá đúng mức suy nghĩ và hành động độc lập của học sinh.

Ngoài ra, để bồi dƣỡng năng lực tự học cho học sinh một cách toàn diện hơn, chúng ta cần phối hợp với một số biện pháp cụ thể sau:

* Đối với giáo viên:

- Tự bồi dƣỡng năng lực chuyên môn, năng lực nhận thức của bản thân để có kinh nghiệm thực tiễn trong việc hướng dẫn học sinh cách tự học.

- Giảm tỉ lệ thuyết trình trên lớp của giáo viên, dành thời gian thích đáng cho học sinh tự học, tự nghiên cứu, serminar, thảo luận, giải đáp thắc mắc.

- Tăng cường biên soạn giáo án theo hướng phát triển năng lực tự lực nhận thức cho học sinh, đáp ứng yêu cầu về tài liệu tham khảo và trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học cần thiết. Tổ chức phong trào thiết kế, xây dựng các loại bài tập trong tổ chuyên môn.

- Tăng cường tìm kiếm và xây dựng các dạng bài tập, các hình thức ôn tập và tự ôn tập kiến thức qua các kênh thông tin.

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.

- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm tăng hiệu quả giờ học.

* Đối với học sinh:

- Cần xác định thái độ học tập đúng đắn.

- Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.

- Xây dựng kế hoạch và thời gian biểu tự học và nghiêm túc thực hiện kế hoạch, thời gian biểu.

- Bồi dưỡng phương pháp đọc sách, phương pháp nghe bài giảng hoặc ghi chép.

- Rèn luyện cho học sinh khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá trong học tập.

- Hướng dẫn học sinh tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo, tìm kiếm các trang Web phục vụ cho quá trình học tập.

Trên đây là những biện pháp mà chúng tôi đƣa ra với mong muốn góp phần bồi dƣỡng năng lực tự học cho học sinh. Những biện pháp trên chỉ thật sự có hiệu quả khi nào có sự nỗ lực đồng thời của cả người dạy và người học.

Một phần của tài liệu Phoi hop cac phuong phap va phuong tien day hochien dai trong day hoc Vat ly 10 (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)