CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.2. Tọa độ văn hóa miền Tây Nam Bộ
1.2.3. Chủ thể văn hóa
Tây Nam Bộ là địa bàn sinh sống của nhiều tộc người, trong đó người Việt chiếm đa số với khoảng 16,7 triệu người, chiếm 21% dân số cả nước với mật độ trung bình là 421 người trên 1 km2, tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên là 2,3%. Tây Nam Bộ có cơ cấu dân số rất trẻ: 53% dưới 20 tuổi;
24,3% từ 20-34 tuổi; chỉ có 22,7% từ 35 tuổi trở lên. Về thành phần tộc người chủ yếu là người Việt (Kinh) chiếm 92%, người Khmer chiếm 6,1%, người Hoa chiếm 1,7%, các tộc người còn lại chiếm 0,2%. [Trần Ngọc Thêm 2007].
Người Việt ở miền Tây Nam Bộ vốn là những lưu dân từ miền Bắc, miền Trung di cư vào. Họ bao gồm ba nhóm chính: Thứ nhất là lớp cư dân nghèo đã đến bước đường cùng phải ra đi vì lý do kinh tế. Thứ hai là những người bị kết án lưu đày hoặc tù nhân bị truy nã phải trốn đi tìm chốn náu thân. Thứ ba là nhóm trí thức bất đắc chí, có tài nhưng ngang ngược, không
3 Gia Định Phủ (1698-1802), Gia Định Trấn (1802-1808), Gia Định Thành (1808-1832), Nam Kỳ (1832-1867), Cochinchine tức Nam Kỳ thuộc Pháp (1867-1945), Nam Phần (1945-1975) và Nam Bộ (1945 đến nay).
Chương 1: Những vấn đề chung 23
chịu phục tùng. Mặc dù là giới bình dân, học vấn thấp (như hai nhóm đầu) hay quý tộc có trình độ (nhóm thứ ba) thì họ đều có một đặc điểm chung là những người có bản lĩnh, mạnh mẽ và hết sức dương tính. Trong tổng thể, văn hóa Việt Nam mang đặc trưng âm tính, hướng nội, ít di chuyển và vốn ưa sự bảo tồn chứ không thích thay đổi, như dân gian vẫn có câu:
“Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.”
Với quan niệm rời khỏi làng là gánh kiếp tha hương cầu thực, “sống là thân phận ngụ cư, là kiếm ăn quê người, chết là chết đường chết chợ, là ma lạc ma trơi, đói khát, lạnh lẽo, đến đâu cũng bị xua đuổi…” [Hồ Liên 2008: 192]. Bởi vậy lưu dân đến đất Nam Bộ phải là những người hết sức bản lĩnh mới dám mạo hiểm chấp nhận những khó khăn mà họ sắp phải đương đầu. Mang theo nền văn minh lúa nước sẵn có từ lâu đời và đi thành từng nhóm có tổ chức, người Việt đã khai sơn phá thạch và trở thành những chủ thể văn hóa của miền đồng bằng hoang vu, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy rình rập nhưng cũng chứa đựng những kho báu mà thiên nhiên ban tặng nếu con người biết tìm cách khai thác. Người lưu dân mặc dù sống trong cảnh khổ cực giữa rừng thiêng nước độc nhưng được tự do thoải mái về tinh thần, không phải chịu cảnh một ách nhiều tròng áp bức của vua chúa, quan lại như hồi còn ở nơi chốn cũ.
Bên cạnh người Việt thì còn có người Khmer. Họ tập trung sinh sống chủ yếu ở các giồng đất cao từ Sóc Trăng (với dân số khoảng 397.014 người, chiếm 30,7% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Khmer tại Việt Nam4) đến những nơi khác như Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang.
4 Nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Khmer_%28Vi%E1%BB%87t_Nam%2 9
Chương 1: Những vấn đề chung 24
Người Hoa tuy chỉ chiếm 1,7% dân số ở Nam Bộ (xếp ở vị trí thứ ba, sau người Việt và người Khmer) nhưng họ cũng đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình khai hoang lập làng, phát triển kinh tế Nam Bộ trở thành một miền đất trù phú. Người Hoa đến Nam Bộ bắt đầu từ khoảng năm 1671 theo phong trào bài Mãn phục Minh, bao gồm ba nhóm chính của Dương Ngạn Địch đến khẩn hoang vùng Định Tường (Mỹ Tho, Tiền Giang); Trần Thượng Xuyên đến Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai) lo nghề thương mãi, canh nông; và nhóm Mạc Cửu đến Hà Tiên mở rộng thành một khu vực buôn bán sầm uất, giàu có. Chỉ sau vài thế hệ, họ lập gia đình với người Việt, sinh con cháu và trở thành những người Việt Nam.
Ngoài ra còn có một bộ phận người Chăm theo Hồi giáo sinh sống chủ yếu ở các tỉnh An Giang (khoảng 14.209 người5) và Đồng Tháp.
Hinh 2 Các tộc người ở miền Tây Nam Bộ. Nguồn: internet
Nhìn chung, miền Tây Nam Bộ là khu vực sinh sống của một số tộc người đan cài, xen lẫn vào nhau chứ ít có sự cách biệt như miền Bắc (người Kinh sống ở các vùng châu thổ, còn các tộc người khác thì sinh sống ở những miền núi, trung du…). Trong quá trình tồn tại và phát triển, họ cởi mở tiếp thu và học hỏi vốn văn hóa của nhau, tạo nên một mối quan hệ keo sơn gắn bó hết sức bền chặt trong cả cộng đồng.
5 Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Ch%C4%83m
Chương 1: Những vấn đề chung 25