Định nghĩa tính hào hiệp

Một phần của tài liệu Tính hào hiệp của người việt miền tây nam bộ (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.3. Khái lược về tính cách và tính hào hiệp của người Việt Tây Nam Bộ

1.3.2. Định nghĩa tính hào hiệp

Ở phương Đông, hai chữ hào hiệp có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Hào ( ) là người có tài năng kiệt xuất ( ); cương quyết, lòng dạ ngay thẳng, thoải mái, không chịu sự ràng buộc gò bó ( ); nó cũng có nghĩa là những người ngang ngược, có thế lực riêng ( ). Còn hiệp ( ) là hành động hoặc người có hành động bằng khả năng của bản thân giúp đỡ người bị ức

hiếp ( ) [Lâm Quý Vinh… 2003].

Ở Việt Nam, hào hiệp được định nghĩa là người là có tinh thần cao thượng, rộng rãi, hết lòng vì người khác, không tính toán thiệt hơn. [Hoàng Phê cb 2009: 318-319].

Theo định nghĩa của Nguyễn Lân thì hào là rộng rãi, mạnh mẽ, tài trí hơn người. Hiệp là giúp đỡ người yếu kém. Hào hiệp là rộng rãi và sẵn lòng cứu giúp người khác trong lúc khó khăn. [Nguyễn Lân 1989: 287].

Qua đó ta thấy trong tiếng Việt, hào hiệp là một từ ghép gốc Hán được người Việt vay mượn trực tiếp qua âm đọc Hán Việt, đồng thời cũng giữ nguyên cấu trúc cũng như ý nghĩa. Các từ điển tiếng Việt khi giải thích từ hào hiệp hầu như chỉ nói lại những ý nghĩa vốn có của từ gốc tiếng Hán.

Ở phương Tây, từ với nghĩa “hào hiệp” trong tiếng Anh là một tính từ - chivalrous - và được giải nghĩa là sự lịch thiệp, tử tế, trọng danh dự đặc biệt là với phụ nữ (polite, kind, behaving with honour, especially towards women). Để nói về tính hào hiệp, trong tiếng Anh còn dùng những từ đồng nghĩa khác như gallant được định nghĩa là dũng cảm, đặc biệt trong những trường hợp khó khăn (brave, especially in a very difficult situation).

[Oxford 2000: 205, 527]. Ngoài ra các từ như knightly, great-hearted,

Chương 1: Những vấn đề chung 29

noble-mind cũng được dùng để chỉ sự cao thượng, hào hiệp, đại lượng, có tinh thần thượng võ, nghĩa hiệp.

Trong tiếng Pháp, hào hiệp - chevaleresque cũng có nghĩa tương tự như trong tiếng Anh, người hào hiệp được cho là những người xử sự theo nguyên tắc hiệp sĩ (règles chevaleresques, de la chevalerie): dũng cảm, lịch sự và rộng lượng (bravoure, courtoisie, générosité). Hoặc từ magnanime được giải nghĩa là người tốt bụng, khoan hòa, rộng lượng (bon, clément, généreux); nói chung là có tấm lòng bao dung, hướng về phía những người thế cô sức yếu (Qui est enclin au pardon des injures, à la bienveillance envers les faibles, les vaincus). [Le Nouveau Petit Robert 1995: 361, 1323].

Trong tiếng Nga, một người hào hiệp (hay một hiệp sĩ) - pыцарь nhất thiết phải có những phẩm chất đạo đức như: dũng cảm, trung thành với nghĩa vụ, cao thượng với phụ nữ (смелость, верность долгу, благородство поотношению к женщине7). Tính hào hiệp (рыцарство) được cho là sự cống hiến quên mình, lòng hảo tâm (cамоотверженность, благородство ). [Ожегов С.И 2007: 976].

Đó là những định nghĩa theo các từ điển hiện đại, còn theo từ điển từ nguyên Etymology thì thực ra từ chivalrous đã xuất hiện từ khoảng giữa thế kỷ XIV với nghĩa là hào hiệp, cao quý. Tuy nhiên đến khoảng thế kỷ thứ XVI thì từ này bị cho là lỗi thời và hiếm khi được sử dụng trong tiếng Anh và cả tiếng Pháp. Tuy có vẻ như hoàn toàn biến mất trong tiếng Pháp nhưng sau đó từ chivalrous đã được hồi sinh vào thời Trung cổ (khoảng cuối thế kỷ XVIII) nhờ các tác giả văn học lãng mạn. Kể từ đây từ chivalrous được sử dụng một cách hạn chế để chỉ về tính hào hiệp của những hiệp sĩ, kỵ sĩ dòng dõi quý tộc - những người đàn ông có nghĩa vụ chiến đấu cho nhà vua hoặc lãnh chúa mà mình phục vụ. Họ được rèn luyện để có những phẩm chất đạo đức quan trọng như rộng lượng, khảng khái, khoan dung độ lượng

7 Nguồn: http://mirslovarei.com/content_bes/Rycar-54170.html

Chương 1: Những vấn đề chung 30

đối với kẻ thù và cư xử lịch thiệp với phụ nữ… Quan niệm này được giữ cố định cho đến bây giờ.

Từ những quan niệm về tính hào hiệp giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, ta thấy có một điểm chung nổi bật là từ này đều được dùng để chỉ tính rộng rãi, bao dung, thường hay giúp đỡ người yếu thế. Tuy nhiên nó cũng có cũng có một số khác biệt. Tính hào hiệp hay hành động hào hiệp trong các ngôn ngữ phương Tây thường được giới hạn trong mối liên hệ giữa chủ thể với các lãnh chúa, nhà vua. Hào hiệp ở đây nghiêng về nét nghĩa trung thành, hết mình phụng sự chủ nhân, đặc biệt là thường chỉ dùng cho nam giới (các hiệp sĩ) để thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng và giúp đỡ phái nữ.

Trong khi đó, từ hào hiệp trong ngôn ngữ phương Đông, cụ thể ở đây là Trung Hoa và Việt Nam không hướng riêng đến một đối tượng nào mà dùng để chỉ chung, thể hiện tấm lòng khoan dung, độ lượng của người này đối với người khác, không phân biệt người hào hiệp là nam hay nữ.

Chúng ta có thể lý giải điều này từ nguồn gốc loại hình văn hóa của phương Đông và phương Tây. Phương Tây vốn là một nền văn hóa trọng động với tính cách thiên về dương, ưa sự phát triển, trọng sức mạnh, trọng nam giới, coi khinh phụ nữ. Chính vì vậy mà khi các nhà tư tưởng bắt đầu đòi bình quyền cho phụ nữ thì từ chivalrous - hào hiệp cũng được dùng để chỉ ý nghĩa “tôn trọng phụ nữ”. Mặc dù vậy, nó thường chỉ được dùng để nói đến một đặc tính riêng có của đàn ông (cao quý, rộng lượng) chứ hầu như không được dùng cho phụ nữ. Trong khi đó người phương Đông, đặc biệt là Việt Nam lại có truyền thống âm tính, ưa sự ổn định và trọng phụ nữ, chính vì vậy nên hào hiệp trong định nghĩa hoàn toàn không có ý nghĩa phân biệt giới, dù là nam hay nữ đều có thể có tính cách hào hiệp như nhau.

Nhìn chung, ta thấy định nghĩa hào hiệp của phương Tây tập trung liệt kê một số tính cách cần phải có đối với người được cho là hào hiệp, nó đúng nhưng chưa có độ khái quát cao, đồng thời nó cũng có hạn chế khi thường giới hạn chủ thể (chỉ có đàn ông - hiệp sĩ). Trong khi đó, định nghĩa

Chương 1: Những vấn đề chung 31

của Trung Hoa và Việt Nam là khá giống nhau bởi chúng cùng theo lối chiết tự, giải thích ý nghĩa của từng từ đơn trong đó. Những định nghĩa này giúp ta tiếp cận đối tượng một cách cụ thể hơn.

Trong luận văn này, chúng tôi xác định cụm từ tính hào hiệp để chỉ về tính cách, phân biệt với hào hiệp như một động từ chỉ hành động. Tính cách này trong quá trình hình thành và phát triển được biểu hiện và có những tác động chi phối trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống con người:

từ văn hóa nhận thức đến văn hóa tổ chức đời sống và văn hóa ứng xử. Trên cơ sở những bổ sung như trên, chúng tôi xác lập một định nghĩa để làm việc về tính hào hiệp như sau:

Hào hip là tính cách ca người cao thượng, v tha, sn lòng giúp đỡ người khác mt cách thường xuyên.

Một phần của tài liệu Tính hào hiệp của người việt miền tây nam bộ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)