CHƯƠNG 3: TÍNH HÀO HIỆP TRONG VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ
3.2. Trong tổ chức đời sống tâm linh
3.2.3. Phật giáo Hòa Hảo
Nói đến những tôn giáo bắt nguồn từ miền Tây Nam Bộ và có những ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống vật chất, tinh thần và cả tính cách của con người nơi đây cũng không thể không nhắc đến Phật giáo Hòa Hảo. Là một tôn giáo bản địa do ông Huỳnh Phú Sổ khởi xướng từ năm 1939, đến nay Phật giáo Hòa Hảo đã phát triển thành một tôn giáo lớn với khoảng hơn 5 triệu tín đồ trên toàn quốc, chiếm 38% dân số của vùng đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 90% số tín đồ tập trung ở các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu.12
Là một giáo phái Phật giáo, đạo Hòa Hảo là tôn giáo của những người bình dân Nam Bộ với giáo lý đơn giản và tín đồ chỉ tu tại gia chứ không cần đi lễ chùa. Họ cũng chủ trương thay vì xây chùa, dâng lễ vật hay tổ chức lễ hội tốn kém thì dùng tiền đó để giúp đỡ người nghèo. Trong Giáo
12 Nguồn: http://nammoadidaphat.org/home/index.php?topic=4.0;wap2
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 76
lý của đạo, phần Lời khuyên của Bổn đạo ở điều thứ sáu có viết: “Ta không nên đốt giấy tiền vàng bạc, giấy quần áo mà tốn tiền vô lý, vì cõi Diêm Vương không bao giờ ăn hối lộ của ta, mà cũng không xài được nữa, phải để tiền lãng phí ấy mà trợ cứu cho những người lỡ đường đói rách, tàn tật”13. Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ cũng từng dạy rằng “bằng mọi biện pháp để đem lại phúc lợi cho toàn thể chúng sanh”, “làm tất cả các việc thiện”,
“coi từ thiện là lẽ sống Đạo”, “phúc nhỏ không bỏ, tội nhỏ không làm…”.
Chính từ những điều răn đó đã tạo được một nếp sống hành thiện tốt đẹp của tín đồ. Họ chủ trương nên giúp đỡ người gặp khó khăn trong thực tế hơn là đi chùa lễ bái, chính vì vậy mà những nghi thức, nghi lễ tôn giáo của Phật giáo Hòa Hảo được thực hiện rất đơn giản. Chủ yếu tín đồ dành thời gian, tiền bạc và công sức để làm việc thiện. Ai có của thì góp của, ai có sức thì góp công, tất cả đều làm một cách tự nguyện, từ việc đi đắp đường lộ giao thông nông thôn, xây cất nhà cho hộ nghèo cho đến góp sức khai hoang lấy đất trồng thuốc nam để chữa bệnh miễn phí cho người dân, lập bếp ăn ở các bệnh viện, quyên góp mùng mền chiếu gối cho bệnh nhân nghèo… tất cả đều được các tín đồ Hòa Hảo dốc lòng thực hiện. Hiện tại, ở khắp các khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ đến Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… đều có các Hội phước thiện (hay Hội từ thiện) do tín đồ Phật giáo Hòa Hảo chủ trì chuyên đi làm các việc thiện, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Ở Vĩnh Long, trong năm 2008, hơn 27.000 tín đồ trong tỉnh đã tích cực tham gia nhiều hoạt động từ thiện như xây nhà đại đoàn kết, làm cầu đường, cung cấp cơm nước miễn phí cho bệnh nhân nghèo, chữa bệnh miễn phí tại các phòng thuốc nam… đạt tổng trị giá hơn 800 triệu đồng14. Ở Đồng Tháp, ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo còn có sáng kiến vận động bà con
13 Nguồn: http://hoahao.org/D_1-2_2-215_4-3606/phat-giao-hoa-hao.html
14 Nguồn: http://www.laodong.com.vn/Home/Hon-27000-tin-do-Phat-giao-Hoa-Hao-vui-le-Dan- sinh/200812/119642.laodong
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 77
đồng đạo, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp hỗ trợ thành lập 13 tổ từ thiện duy trì việc cung cấp cơm, cháo, nước sôi cho bệnh nhân nghèo ở 13 bệnh viện trong tỉnh. Hằng năm có hơn 1.000 tình nguyện viên tham gia luân phiên phục vụ khoảng 1,5 triệu lượt người, trị giá gần 4 tỷ đồng (chưa tính ngày công lao động). Ban trị sự cũng xuất tiền mua 17 xe ô tô để đưa rước bệnh nhân miễn phí. Ngoài ra còn vận động các nhà hảo tâm ủng hộ những quỹ từ thiện nhân đạo, xây cầu đường, trường học, cấp học bổng cho học sinh nghèo… Những hoạt động trên quy ra thành tiền là khoảng trên 45 tỷ đồng15.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người cũng biết đến gia tộc họ Trần ở ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - một gia tộc theo Phật giáo Hòa Hảo có truyền thống làm từ thiện qua hơn ba thế hệ. Nằm trong hơn 60 hộ gia đình thành viên của Hội từ thiện, gia
đình ông Trần Văn Núi (sinh năm 1972) đã bắt đầu đi theo con đường thiện nguyện từ thời ông nội của ông là Trần Văn Giang, đến đời cha ông là Trần Văn Chỉnh, đời ông rồi đến con ông là Trần Văn Thành. Để giúp đỡ những người nghèo không nơi nương tựa, thuở trước họ thường đi xin tre rồi ra công chặt đốn, vận chuyển đến điểm tập kết cho những người có tay nghề cắt đục đẽo thành cột kèo rồi ráp thành bộ khung nhà, sau đó bỏ tiền ra mua
15 Nguồn: http://www.daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1453&chitiet=4053&Style=1
Hinh 9 Trại cưa của Hội từ thiện ở xã Tân Huề, huyện Thanh Bình,
tỉnh Đồng Tháp. Nguồn:
http://chuyentrang.tuoitre.vn/Thethao/?ArticleID=63024&C hannelID=3
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 78
lá lợp lên. Công việc cứ như thế lặp đi lặp lại qua hơn bốn thế hệ của một gia đình. Hiện tại, cháu nội ông Trần Văn Núi là anh Trần Hoàng Nam sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự rồi về quê năm 2006 cũng đã xin ông nội và cha cho đi học lái xe để chở người bệnh miễn phí, làm việc thiện. Số nhà cụ thể mà gia đình ông và Hội đã cất cho người nghèo đến nay thì không ai còn nhớ rõ chính xác. Chỉ biết là trong những khoảng năm 2003 họ cất được 10 căn nhà cho hộ nghèo, đến năm 2007 thì bàn giao được đến 100 căn nhà.16
Khi được hỏi đến thì đại đa số (90.5%) các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đều cho rằng “làm việc từ thiện” là một trong những truyền thống tốt đẹp nhất mà bổn đạo cần phải duy trì. Tiếp đó là “tinh thần tương thân tương ái”
(72.9%), “giúp đỡ người nghèo” (65.4%), “giữ gìn nếp sống hiền hòa”
(34.8%) và sau cùng là “sống giản dị” (30.4%). [Phạm Bích Hợp 2007:
333]. Điều đáng trân trọng là cho dù nghèo khổ hay giàu có, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo vẫn nhiệt tình tham gia công tác từ thiện, họ xem chuyện xẻ chia, làm phước giúp đỡ người khác là một lẽ hết sức bình thường.