CHƯƠNG 3: TÍNH HÀO HIỆP TRONG VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ
4.1. Từ góc độ ứng xử trong cộng đồng
4.1.1. Cách ứng xử của người giàu
Đời sống vật chất thừa thãi đã là một trong những nguyên nhân tạo cho con người thói quen chi tiêu hào phóng, họ xem đồng tiền như của phù du, chỉ có thói phong lưu là để lại ngàn đời. Điều này được bộc lộ rõ nhất qua những thói quen sinh hoạt, cách ăn ở và thú chơi “ngông” của các vị công tử xứ vườn.
Trước hết phải kể đến Phước Georgres23, sinh ra trong một gia đình nhiều tiền lắm của nên ăn chơi cũng rất đúng điệu. Vốn mê cải lương nên Phước Georgres không hề ngần ngại đầu tư rất nhiều tiền để lập gánh hát, dựng nhà hát quy tụ nhiều nghệ sĩ tài danh. Gánh hát Huỳnh Kỳ của ông làm ăn phát đạt không hề thua kém gánh hát của thầy Năm Tú cũng đang nổi tiếng lúc bấy giờ. Cho đến ngày nay, dân gian và không biết bao nhiêu sách vở vẫn còn ghi chép và truyền tụng nhiều giai thoại về sự “chịu chơi”
của Bạch công tử. Trong khi những gánh hát khác đều di chuyển trong vùng sông nước bằng ghe chèo thì Phước Georgres dám xuất tiền sắm tới ba chiếc ghe gắn máy, trang bị như du thuyền sang trọng với đầy đủ tiện nghi và người phục vụ để chở đào kép đi hát. Chính vì vậy mà mỗi khi đi đến đâu gánh hát của Phước Georgres đều thu hút được sự chú ý của bà con không chỉ vì những kép hát nổi danh mà còn vì những màn “dàn binh bố trận” cờ trống linh đình hoành tráng24.
23 Phước Georgres tên thật là Lê Công Phước, là con trai thứ tư của Đốc phủ Lê Công Sủng, người làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho xưa, nay thuộc phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Phước Georgres cũng thường được gọi là Bạch công tử để phân biệt với Trần Trinh Huy (được gọi là Hắc công tử vì có làn da đen).
24 Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch_c%C3%B4ng_t%E1%BB%AD
Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 87
Cũng nổi danh ở Nam Kỳ lục tỉnh không kém Phước Georgres, thậm chí có phần trội hơn chính là Hắc công tử25 (hay cậu Ba Huy). Được cha là ông hội đồng Trạch cưng chiều, cậu ba Huy nổi tiếng khắp vùng vì thường xuyên vung tiền thẳng tay để “chứng tỏ đẳng cấp”. Đi thăm ruộng thì Hắc công tử lái chiếc Ford Vedette, đi chơi thì xài chiếc Peugeot thể thao, đi đường sông thì sắm ca-nô, những khi rảnh rỗi lại lái máy bay đi tham quan các khu điền sản. Những ngày lễ hội cậu ba Huy tổ chức cho bà con trong vùng vui chơi thật thoải mái, thậm chí còn có “sáng kiến” tổ chức cuộc thi Hoa khôi sắc đẹp để lựa chọn… nhân tình! Trong sinh hoạt hằng ngày công tử Bạc Liêu ăn xài cũng rất sành điệu. Mỗi khi ra đường ông luôn “đóng bộ” veston loại hàng xịn nhất, lên xe bao giờ cũng có tài xế chờ sẵn để phục vụ. Những khi lên Sài Gòn chơi, bao giờ ông cũng chọn những khách sạn nổi tiếng sang trọng và đắt tiền. Có lúc đi dạo phố thì mướn cả bảy chiếc xe kéo: một chiếc cho mình ngồi, một chiếc cho anh vệ sĩ, chiếc thứ ba chở đứa cháu, chiếc thứ tư chở nón, chiếc thứ năm đặt cây can, chiếc thứ sáu để cái cặp da và chiếc cuối cùng thì ngồi chễm chệ một chú cún! Có khi hứng chí, cậu ba Huy lái máy bay lạc sang tận đất Xiêm rồi bị bắt giữ khiến ông Hội đồng Trạch phải đưa một đoàn ghe lúa thật dài chở 200.000 giạ lúa sang chuộc! Còn bài bạc thì khỏi phải chê, có khi đánh bài, ông đánh một cây 30.000 đồng trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ còn lương của Thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng một tháng.26
25 Hắc công tử hay còn gọi là công tử Bạc Liêu, tên thật là Trần Trinh Huy (1900-1973); là con trai của ông Trần Trinh Trạch (tức Hội đồng Trạch) - người có đất ruộng nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, đồng thời cũng được xem một trong những người giàu có nhất miền Nam vào những năm 1930, 1940.
26 Nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_t%E1%BB%AD_B%E1%BA%A1c_Li%C3%AAu
Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 88
Mặc dù đi Tây về mà không có bằng cấp gì ngoài bằng nhảy đầm, bằng lái máy bay, cậu ba Huy vẫn được ông Hội đồng yêu quý vì phong thái lịch lãm và cách cư xử đúng điệu - “bỏ tiền muôn bạc vạn cho thằng Ba qua Pháp ăn học thật là đáng đồng tiền bát gạo. Ai chê nó đi Tây về tay không, chẳng có bằng cấp nào - tôi lại khoái cái lịch lãm ở đời của nó.” [Nguyên Hùng 2002: 126].
Điều này phản ánh một nét khá đặc trưng phổ biến trong cách thức giáo dục của những gia đình người Việt miền Tây Nam Bộ - khi những người cha, người mẹ “tự hào” vì con cái “ăn chơi đúng điệu”, thể hiện được “bản lĩnh” với anh em, bầu bạn. Nó hoàn toàn khác với cách thức giáo dục của những gia đình miền Bắc, miền Trung, khi mà các bậc trưởng bối thường khuyên răn con cháu phải chăm chỉ học hành, siêng năng lao động và thực tế, “phẩm chất làm việc” mới là cái đáng hoan nghênh, đáng được coi trọng chứ không phải là “phẩm chất ăn chơi”.
Tuy nhiên, nói như thế cũng không có nghĩa là các vị “công tử” miền Tây Nam Bộ chỉ biết tiêu xài ăn chơi xả láng cho bản thân. Đối với những người xung quanh mình, họ cũng tỏ thái độ hết sức hào phóng và rộng rãi.
Chuyện giới điền chủ, hạng thương gia hoặc đám “dân cậu” dám xài sang, xuất tiền túi ra bảo trợ các hội bóng đá, bao thầy dạy võ, nuôi nấng võ sĩ, lập gánh hát, xây đình chùa, mướn thợ xứ Bắc về cất nhà rồi nuôi cơm cả năm trời, rồi rước thầy đờn dạy hát cải lương về nhà trả thù lao xứng đáng và đón tiếp niềm nở suốt năm, lại vung tiền mua thuốc phiện, chơi cờ bạc, hốt me, dung dưỡng bọn đàn em trong nhà… là những chuyện hết sức bình thường ở đây.
Hinh 10 Trần Trinh Huy (1900-1973).
Nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Công_
tử_Bạc_Liêu
Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 89
Trần Trinh Huy trong suốt cuộc đời đối đãi với bạn bè bao giờ cũng chí nghĩa chí tình, không hề tính toán thiệt hơn. Trong nhà tá điền mắc lỗi ông chẳng hề mắng chửi, bà con ở xa đến thăm ông đều cho tiền. Thậm chí ông cũng chẳng bao giờ thúc gắt tá điền trả nợ, trả lúa, ai nghèo khổ ông còn giảm bớt tiền nợ. Chính vì thế mà ở xứ Bàu Sáng người dân rất khoái Trần Trinh Huy vì “cậu không bao giờ đòi nợ. Cậu chỉ lo nghĩ những lối giải trí giúp vui cho dân trong điền.” [Nguyên Hùng 2002: 212]. Vốn tính hào phóng, đã nói là làm, có khi ông cũng đã ủng hộ Việt Minh một lúc đến 13.000 giạ lúa27.
Công tử Bạc Liêu là thế, còn công tử Mỹ Tho Lê Công Phước cũng chẳng kém gì. Vốn tính tình hào phóng, bụng dạ rộng rãi, ông cũng thường xuyên giúp đỡ những người nghèo khổ trong vùng. “Thiếu nón đội, cậu cho, đến nón Fléchet mới và đắt tiền cậu không tiếc, thiếu tiền xài, cậu giúp, và khi gánh hát diễn tuồng trên sân khấu cậu cho mượn bộ ghế salon của cha để lại và diễn xong cậu không đòi lại và chẳng bao nhiêu năm ruộng vườn nhà cửa đều theo ngón hào hiệp của cậu mà bay tứ tán.”
[Nguyễn Q. Thắng 2002: 293].
Ở Nam Kỳ một thời cũng đã rất phổ biến những giai thoại về cậu Hai Miên28. Không chỉ nổi tiếng vì ăn xài đúng điệu, cờ bạc hốt me xả láng, bao
27 Nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_t%E1%BB%AD_B%E1%BA%A1c_Li%C3%AAu
28 Cậu Hai Miên tên thật là Huỳnh Công Miên (1858 - 1899), là con trai của ông Lãnh binh Huỳnh Công Tấn ở Gò Công, Tiền Giang. Là người có máu giang hồ mã thượng, thích ngao du và làm việc nghĩa, tính tình hào phóng, dám ăn thua đủ với kẻ mạnh hiếp yếu. Các hành vi nghĩa hiệp ấy được dân chúng Nam Kỳ ưa thích, truyền tụng và tôn làm “cậu” và gọi là “cậu Hai Miên”. Trong dân gian còn lưu truyền tập thơ về cậu, trong đó có đoạn:
Nam Kỳ có cậu Hai Miên
Con quan lớn Tấn ở miền Gò Công Cậu Hai là bực anh hùng,
Ăn chơi đúng bực anh hùng liệt oanh!
…
Xóm làng ai nấy cũng thương Cậu Hai trung hậu, lòng nhơn ai bì
[Hứa Hoành (?): Ba vị công tử lừng danh Nam Kỳ Lục tỉnh]
Nguồn:
Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 90
chi cho bọn em út tiền bạc thoải mái… Cậu Hai Miên còn được bà con khắp nơi yêu mến vì thường hay bênh vực người nghèo, giao du kết bạn rộng rãi với tá điền không kể quen lạ. Tánh khí ngang tàng lại có võ nghệ cao cường, cậu Hai Miên thường xuyên ra tay trừng trị bọn cường hào ác bá hống hách, bọn du côn đầu sỏ hay ức hiếp người yếu thế cậu cũng không tha, bọn hương quản, cai tổng đầy thế lực đương thời cậu cũng chẳng coi ra gì, thậm chí đến bọn quan Tây cậu cũng khinh khi… Cậu sống một cuộc đời “lưu linh miễn tử”, giang hồ quen thói vẫy vùng, ngao du khắp nơi để hành hiệp trượng nghĩa, đả phá bất công. Đến khi cậu Hai Miên bị bọn đầu sỏ du côn thanh toán ở Cầu Kho lúc mới 36 tuổi, trong dân gian vẫn còn mãi lưu truyền những dòng thơ ca ngợi cậu:
“Nam Kỳ lục tỉnh nổi danh, Thật là một bực hùng anh trên đời Tuổi nay gần mới ba mươi
Tánh tình hào hiệp ít người dám đương Thương người thất thế lỡ đường
Thương người trung chánh, ghét phường ta gian.” [Nguyễn Văn Hầu 2004b: 459].
Không chỉ có những vị công tử, điền chủ nhiều tiền lắm của mới tỏ ra hào hiệp mà ngay cả những người phụ nữ miền Tây Nam Bộ cũng mang sẵn trong mình tinh thần phóng khoáng, rộng rãi của những người lưu dân nơi miền đất mới. Và tinh thần này đã được thể hiện rõ ràng nhất trong các cuộc chiến tranh vệ quốc.
http://vietsharing.net/showthread.php?8701-3-V%E1%BB%8B-C%C3%B4ng-T%E1%BB%AD- L%E1%BB%ABng-Danh-Nam-K%E1%BB%B3-L%E1%BB%A5c-T%E1%BB%89nh-.
Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 91
Tháng 9 năm 1945, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào
“Tuần lễ vàng” để kêu gọi đồng bào hưởng ứng đóng góp mua vũ khí chống giặc. Chị em phụ nữ người Việt miền Tây Nam Bộ đã hưởng ứng rất nhiệt tình, có người tháo cả dây chuyền vàng, bông tai vàng ngay ngày đầu tiên kêu gọi để đóng góp. Có chị mang góp cả những chiếc vòng, chiếc nhẫn kỉ niệm, bộ nữ trang ngày cưới. Kết quả là chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi, theo con số thống kê không đầy đủ, tại thị xã Sóc Trăng đã vận động đóng góp được 27 lượng 5 chỉ vàng và 30.000 đồng tiền Đông Dương.
Ở Cần Thơ, riêng gia đình bà Lâm Thị Phấn đã hiến 18 lượng vàng. Chỉ trong một buổi tiệc trà do Ủy ban nhân dân Cần Thơ tổ chức có 42 trí thức, tư sản, địa chủ tham gia đã ủng hộ được 11,8 ký lô vàng. Tại Rạch Giá, Hà Tiên đã thu được 3,523 ký lô vàng, 16,950 ký lô bạc. Tại Minh Hải được 9,533 ký lô vàng còn số bạc trắng thì nhiều không nhớ hết. Cứ như thế, tinh thần “Tuần lễ vàng” được phát động trong suốt 9 năm kháng chiến gian khổ. [Tổ sử phụ nữ Nam Bộ 2006: 99-100].
Trong kháng chiến chống Mỹ, tinh thần hào hiệp rộng rãi đóng góp không kể hao tốn ấy cũng lại tiếp tục được phát huy mạnh mẽ. Toàn Nam Bộ lúc bấy giờ đều có những hũ gạo nuôi quân. Riêng tỉnh Cần Thơ (Hậu Giang) đã có tới 25.000 hũ gạo chống Mỹ. Ở huyện Phụng Hiệp, chỉ trong 10 ngày Tết năm 1963 đã trút được 180 giạ gạo nuôi quân. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, ở Trà Vinh có tới 7.000 lượt chị em ngày đêm liên tục giã gạo, cung cấp hàng ngàn giạ lúa cho các đơn vị. Ở Cần Thơ cũng xay giã trên 20.000 giạ lúa cung cấp cho bộ đội. Ngoài ra, các tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng đã tiếp tế cho bộ đội và thương binh một số quà quy ra tiền đến hàng chục triệu đồng. Trong đó, Bến Tre góp 2 triệu, Mỹ Tho, Kiến Tường, Bà Rịa, Long Khánh, Bình Dương… mỗi tỉnh trên 1 triệu, Sóc Trăng cũng vận động quần chúng góp 5.000 giạ lúa và 8.387.000 đồng. [Tổ sử phụ nữ Nam Bộ 2006: 295-362].
Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 92
Không chỉ ủng hộ tiền bạc, lương thực, các Hội phụ nữ ở Nam Bộ cũng rất tích cực trong công tác chăm sóc giúp đỡ các gia đình liệt sĩ, những trẻ em mồ côi, các bà mẹ neo đơn, vận động các gia đình có con đến tuổi tham gia kháng chiến. Chăm sóc từ bữa cơm, tấm áo đến thuốc men điều trị cho thương binh. Nhiều bà mẹ còn nhận con đỡ đầu, đối xử chẳng khác gì con ruột, nhất là đối với các chiến sĩ từ miền Bắc, miền Trung vào lại càng thương. Thậm chí, còn vận động chị em tình nguyện lấy chồng thương binh.
Năm 1947 đã có 10 chị xem xung phong lập gia đình với anh em thương binh, năm 1949 đã tổ chức đám cưới tập thể cho 5 thương binh kết hôn với 5 cô gái hiền lành, xinh đẹp ở Giồng Lớn, xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đông Thành, thế nên trong dân gian vẫn còn truyền tụng câu:
“Ai về Rau Má, Nước Trong
Mà xem phụ nữ lấy chồng thương binh.” [Tổ sử phụ nữ Nam Bộ 2006: 295].