CHƯƠNG 3: TÍNH HÀO HIỆP TRONG VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ
3.1. Trong văn hóa giao tiếp
3.1.1. Thái độ giao tiếp
Trong cuộc sống, con người luôn cần giao tiếp để chứng tỏ sự tồn tại của mình trong cộng đồng. Người Việt Nam rất thích giao tiếp, thăm viếng và giúp đỡ lẫn nhau. Với những lưu dân người Việt di cư vào miền Tây Nam Bộ, nhu cầu đó càng lớn hơn bởi ở vùng đất mới đầy hiểm nguy rình rập, nơi “cỏ mọc thành tinh, rắn đồng biết gáy” đã vậy còn “nghèo cháy nóp rã bèn” nên con người rất thấm thía nỗi cô đơn. Giao tiếp là phương tiện duy nhất để giúp họ thỏa mãn những nhu cầu tình cảm thiết yếu trong đời sống. Tuy nhiên, do ít chữ nghĩa nên trong giao tiếp, thái độ của người Việt miền Tây Nam Bộ rất bộc trực thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, ít văn chương rào trước đón sau. Trong tiếp xúc với bạn bè, họ cũng rất cởi mở và hào hiệp, ít tính toán thiệt hơn. Nguyễn Quang Sáng viết:
“Dân làng tôi máu lắm! Nghe Sài Gòn có trận bóng đá, họ lên xe đi Sài Gòn xem bóng đá, coi bóng đá xong, họ lại xem cải lương cho đến khuya, vãn hát họ mới lên xe trở về làng…” [Nguyễn Quang Sáng 2005b:
34-35].
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 63
Một lời nhận xét không đủ để đưa ra kết luận, nhưng nó cũng đã gợi ra cho ta một thực tế, đó là người Việt miền Tây Nam Bộ trong giao tiếp rất thích tụ tập, thích đi chơi, đi thăm viếng lẫn nhau. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
3.1.1.1. Trước hết, người Việt miền Tây Nam Bộ sống giữa bốn bề sông nước với những địa danh mà chỉ mới nghe thôi cũng đã cảm nhận được sự trống trải mênh mông và hoang vu mịt mờ như đồng chó ngáp, mút cà tha, hóc Bà Tó… Bước chân ra khỏi nhà là tới vùng sông nước sình lầy, nhà này cách nhà kia có khi hàng chục công đất ruộng, kêu hú cách mấy cũng chẳng ai nghe, lại ít có dịp gặp gỡ tụ họp nên con người rất cô đơn.
Mà đã cô đơn thì họ rất cần bè bạn để tâm sự, để cùng nhau đờn ca hát xướng, tổ chức cuộc nhậu để giải tỏa nỗi buồn. Chính vì vậy mới có cảnh cứ chiều chiều là các ông cụ lại rảo bước đến nhà người bạn già cùng xóm, tham gia một cuộc cờ hay uống một ly trà và ngồi nói chuyện xưa. Mấy cô thiếu nữ thì tụ tập làm nữ công gia chánh, thêu thùa, làm bánh khéo. Mấy người thanh niên vừa ca vọng cổ vừa lai rai vài chung rượu đế. Ấy là những nơi có nhiều gia đình quây quần lại thành chòm xóm, còn ở những nơi đồng không mông quạnh đi mãi chẳng thấy bóng nhà thì người ta chỉ có cách là vác gạo, muối, mùng, mền xuống xuồng chèo đi đến nhà bạn mà thăm thú.
3.1.1.2. Bên cạnh đó, thời tiết vùng này vốn mưa thuận gió hòa, làm nghề nông lại khá nhàn nhã, sáu tháng làm sáu tháng chơi, thậm chí “trồng một vụ xài suốt năm, trong khi ở miền Bắc đời đời vẫn gieo neo với hai vụ chiêm mùa. Nhiều nơi làm ruộng theo lối quảng canh tài tử, chỉ phạt cỏ rồi xạ. Có nơi lại trồng một vụ ăn hai, ba vụ chét.” [Huỳnh Quốc Thắng 2003:
34], thế mà ở Nam Bộ vẫn “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”, còn chưa kể trái cây rau quả trong vườn, động thực vật trong rừng… nguồn lợi nhiều vô kể nên người ta cũng không phải đầu tắt mặt tối cả ngày, cứ thong thả vừa làm vừa chơi. Với tâm lý ăn hết rồi lại có cho nên khi xong mùa vụ là người Việt miền Tây Nam Bộ hoàn toàn có thể xách gói “dông tuốt” vài ba tháng.
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 64
3.1.1.3. Người Việt truyền thống đi đâu cũng thường mang gánh nặng tâm lý - lo lắng cho ngôi nhà, mảnh vườn, cho mồ mả tổ tiên, rồi ao cá, con trâu, đàn bò là những tài sản đã chắt chiu dành dụm cả đời mới có;
rồi hằng ngày còn phải lo hương khói cho bàn thờ ông bà... Vốn là những người thấm đẫm trong mình “chất thuần nông”, họ phải canh tác trên một mảnh đất cổ lâu đời, dưới sức ép dân số ngày một đông và nạn thiếu lương thực do mất mùa, thiên tai hạn hán… nên cũng không còn nhiều thì giờ mà nghĩ đến chuyện đi chơi. Trong khi đó, người Việt ở miền Tây Nam Bộ lại ít chịu những ràng buộc về tài sản như thế. Họ không phải đắn đo suy nghĩ nhiều mỗi khi muốn đi chơi xa, đi thăm viếng bạn bè, thậm chí ở lại ăn Tết nơi xứ lạ cũng không phải là vấn đề đáng ngại. Nhà cửa vốn chỉ đơn giản là
“nhà đạp”, “nhà đá”, dựng lên đó rồi đạp bỏ, đá bỏ chẳng mấy hồi nên họ cũng chẳng bận tâm giữ gìn. Đối với những người sống kiếp thương hồ thì việc lênh đênh rong rủi trên sông nước trong nhiều năm trời lại càng hết sức bình thường.
Hinh 6 Nhà cửa tạm bợ, có thể bỏ đi bất cứ lúc nào. Nguồn: tác giả
3.1.1.4 Hơn nữa, vốn bản tính là những người dễ thích nghi với hoàn cảnh “Ra đi gặp vịt cũng lùa, gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu”, trong điều kiện khó khăn nào cũng có thể ứng biến linh hoạt cho nên đối với người Việt miền Tây Nam Bộ, việc đi chơi rồi thậm chí gặp được nơi tốt hơn có thể cắm dùi định cư ở lại cũng là chuyện bình thường. Cùng với đó,
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 65
xung quanh cũng đều là những người có tấm lòng nhiệt tình, và hiếu khách đã trở thành một truyền thống, một “thương hiệu” nên người mới đến cũng rất dễ dàng nhập cuộc nhanh chóng. Chính cái lòng hiếu khách, tiếp đãi trọng hậu không kể thân sơ quen lạ, tông tích ở đâu (như Trịnh Hoài Đức đã từng nói) càng khiến cho mảnh đất miền Nam là nơi dễ dàng dung dưỡng, chứa chấp tất cả mọi hạng người.
3.1.2. Chủ thể và đối tượng giao tiếp
Người Việt miền Tây Nam Bộ đối đãi với nhau bằng tấm lòng chân thành nên cả chủ lẫn khách đều ít khi nào khách sáo. Chủ đã tiếp đãi nồng hậu thì khách cũng theo đó mà ăn ở rất “nhiệt tình”. Với đối tượng giao tiếp, người Việt miền Tây Nam Bộ thường không mấy quan tâm đến xuất thân, nguồn gốc, quá khứ, trình độ học vấn, địa vị xã hội của người mới đến.
“Tới đây trước lạ sau quen
Bóng trăng là ngỡi, ngọn đèn là duyên”.
Thực tế, hiếu khách, tiếp đón khách không kể thân sơ quen lạ đã trở thành một nét nổi bật của người Việt miền Tây Nam Bộ. Đây là một đặc điểm vốn có của người Việt Nam truyền thống, nhưng ở người Việt miền Tây Nam Bộ nó được biểu hiện với những sắc thái riêng. Trước hết là trong xây cất nhà cửa, người vùng này bao giờ cũng chừa khá nhiều không gian rộng rãi để tiếp khách. Thậm chí đã “có một tính toán cho rằng không gian tiếp khách của nông dân Bắc Bộ là 15% diện tích ngôi nhà, còn ở Nam Bộ đến những 35%.” [Phan Trung Nghĩa 1999: 108].
Trong gian nhà trước dùng để tiếp khách, bên cạnh bộ bàn ghế truyền thống người Việt miền Tây Nam Bộ còn đặt nhiều bộ ván, bộ ngựa để bạn bè đến chơi có nơi nằm nghỉ ngơi cho khỏe, hoặc để “cầm khách” ở lại lâu hơn. Trong nhà dù nghèo mấy cũng sắm chén dĩa muỗng đũa dư dả phòng khi khách đến. Mùng mền chiếu gối cũng đặt mua hay may sẵn thật
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 66
nhiều và cất trong tủ để khi bạn bè đến có cái mà dùng, vì bạn ở xa đến chơi rồi ở lại năm bữa nửa tháng là chuyện bình thường.
Sơn Nam có kể một câu chuyện vui: ông khách nọ đến chơi nhà bạn được chủ nhà giăng mùng trải chiếu cho ngủ ở bộ ván trước nhà. Ban đêm ông ta đang nằm thì thấy người vợ của chủ nhà cầm đèn lén vào mùng mình. Ông khách hết sức e ngại vì sợ gặp điều tiếng thị phi. Ông ta không ngờ là vì sợ bạn ngủ bị muỗi cắn, mà giơ tay đập thì lại gây tiếng động nên người chủ nhà đã bảo vợ mang đèn cầy vào tận buồng để dí muỗi cho bạn được ngon giấc. Một câu chuyện đơn giản nhưng cũng đã phần nào lột tả được tấm lòng quý trọng và mến khách tột cùng của người Việt miền Tây Nam Bộ.
Hinh 7 Khách đến nhà là lập tức tìm món ngon chiêu đãi. Nguồn: tác giả
Trong hàng loạt những bút ký, phóng sự của Võ Đắc Danh ta cũng luôn bắt gặp những con người đầy lòng nhiệt tình như thế. Có lần tác giả đến đầm Bà Tường, thấy căn chòi bỏ trống liền bày rượu ra vừa nhậu vừa thưởng thức cái không khí trong lành của mênh mang trời nước. Không ngờ đấy chẳng phải là chòi vô chủ, ngồi chưa bao lâu thì vợ chồng anh chủ nhà về tới. Thế nhưng, khi “chúng tôi đang ngượng ngùng chưa biết ăn nói ra sao về cái tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp thì vợ chồng anh chủ nhà đã tỏ ra áy náy và lên tiếng xin lỗi chúng tôi vì khách đến mà chủ nhà không kịp
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 67
về để tiếp. Thế rồi anh vô bờ mua gà và mời mấy người bà con trong xóm ra nhậu với chúng tôi gần suốt cả đêm.” [Võ Đắc Danh 2004: 26].
Trong bút ký Bữa cơm nhớ đời của Dạ Ngân cũng kể, khi tác giả đi quá giang trên ghe của một gia đình nọ, biết là cán bộ nghèo, vợ chồng chủ ghe mời cô bữa trưa theo kiểu có gì ăn nấy, “gạo quê nấu trong nồi gang trên cái bếp lò đun bằng than đước, một thẻo thịt rọi cắt mỏng xào cháy cạnh trên chảo nóng rồi đập mấy quả trứng vịt vào. Chỉ có vậy, nước mắm trong, một trái ớt chỉ thiên, nhỏ nhẻ, bồng bềnh với nắng gió và đường trường ngon miệng như chưa từng như thế bao giờ trong đời.” [Dạ Ngân 2006: 55]. Một bữa cơm nhà quê đơn giản về hình thức nhưng lại đầy ắp nghĩa tình. Vậy mới thấy, lòng hiếu khách không chỉ thể hiện ở những món ngon được dọn ra, đó còn là ở thái độ, ở sự niềm nở nhiệt tình đã khiến cho người khách, dù quen hay lạ vẫn không thể nào quên.
Thậm chí, khách xa đến gõ cửa nhà vào lúc nửa đêm khuya vắng, chủ nhà vẫn chạy ra tiếp rước niềm nở. “Và không có gì phải ngại ngùng khi bên trong nhà lo nổi lửa ngay vo gạo bắc nồi lên bếp. Một bữa cơm dù đạm bạc cấp thời khi trời chưa sáng là tất cả thân tình.” [Phạm Côn Sơn 2002: 212]. Thậm chí khách chưa đến mà chim khách kêu thì trong nhà cũng đã tất bật chuẩn bị. “Bao giờ cũng chắc chắn như vậy, như chim khách là một nhà tiên tri bình dân rất đáng tin cậy. Bà cô quán xuyến nhà tôi ra lệnh xem gạo xem muối, xem ao cá, xem gà vịt, xem thủy triều, xem
“rượng đáy” (chỗ để mua tép cá đãi khách), xem củi lửa, xem nhà cửa (coi chúng tôi đã đầy đủ và ngăn nắp chưa). Chị tôi thì xem mùng chiếu để còn giặt giũ cho chúng thơm tho. Bà tôi thì xem cây trái trong vườn để còn giục má tôi đưa vào “dư” cho kịp chín, đó là những quả mít nghệ mùa hè, hay buồng chuối già mùa thu hay những trái sa-pô-chê mùa nào cũng có.” [Dạ Ngân 2006: 98].
Lòng hiếu khách vô điều kiện ấy đã trở thành một cá tính, một nét điển hình chung cho người lưu dân miền Tây Nam Bộ. Nó đã tạo nên một
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 68
truyền thống tốt đẹp mà ngay cả những người nước ngoài khi đến đây cũng phải thừa nhận:
“Tính rộng lượng, lòng hiếu khách mà chúng tôi đã gặp, vượt xa tất cả những gì từ trước đến nay chúng tôi thấy ở các nước Châu Á.”
(Finlayson trong Du ký, 1821) [dẫn lại theo Trần Văn Giàu và nnk 1998:
236].
3.1.3. Quan hệ giao tiếp
Do đã từng trải qua nhiều sóng gió, nhiều đắng cay với thân phận bị vùi dập, tha phương nên đối với bạn bè, thậm chí là những người không quen nhưng bị lỡ đường lạc bước, thất cơ lỡ vận, những lưu dân miền Tây Nam Bộ rất cảm thông. Bởi lẽ “trăng khi tròn khi khuyết”, “nước khi lớn khi ròng”… ai chẳng từng trải qua một thời trôi nổi đầu đường xó chợ, ăn quán ngủ đình rồi được bà con chòm xóm bao che. Đồng cảnh hoạn nạn nên trong quan hệ giao tiếp, họ luôn sẵn lòng giúp đỡ hết mình. Hơn nữa, trong một xã hội còn chưa có những tổ chức cứu tế hoạt động một cách chính quy thì người nghèo chỉ còn biết nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau, đối đãi với nhau cho trọn nghĩa trọn tình, chi xài với bạn bè rộng rãi để khi nguy nan, gặp lúc vật đổi sao dời thì còn có người giúp lại.
“Khi có mà chẳng giúp người,
Đến khi nghèo túng ai người giúp ta.” [Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ 1997: 194].
Hơn nữa, ở cái xứ sở vựa lúa, chuồng heo, sạp cá vốn được người đời ngợi ca là:
“Ruộng đồng mặc sức chim bay
Biển, hồ lai láng, cá bầy đua bơi.” [Bảo Định Giang và nnk 1984:
148].
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 69
thì hầu như ít xảy ra những mâu thuẫn về vật chất giữa kẻ mới đến với những người cố cựu ở đã lâu năm. Đất đai mênh mông, nguồn lợi to tát mà nguồn nhân lực lại ít
ỏi không đủ sức khai thác nên người bản xứ rất cần những người mới đến cùng nhau góp công, góp sức. Hơn nữa người ở càng đông thì càng bớt phần hiu quạnh, trộm cướp vì thế mà cũng ít hoành hành. Bên cạnh đó, ta cũng thấy do ruộng đồng quá mênh mông, vừa gieo hạt trên
một khoảnh đất, ngoảnh đi ngoảnh lại đã thấy tan hoang vì chuột đồng cắn phá nên người ta cũng rất cần sự hợp sức của nhiều gia đình để giảm bớt thiệt hại. Chẳng phải ngẫu nhiên mà bác Ba Phi đã kể câu chuyện như một
“dấu ấn kinh hoàng” về bọn “giặc chuột” xứ này. Đến nỗi người ta đi gieo lúa mà hột không rớt xuống tới đất được “vì chuột đứng sắp hàng, một tay chắp đít, một tay hứng lứa, vừa ăn vừa vuốt râu.” [Viện Khoa học xã hội Việt Nam 2005: 983]. Vì vậy, nếu có nhiều nhà cùng hợp sức lại khai phá, canh tác trên một diện tích lớn cả mấy trăm công đất thì sự thiệt hại cũng sẽ được chia đều ra và giảm bớt gánh nặng cho mỗi nhà.
Chính vì thế cho nên đối với những người mới đến, dân bản xứ tiếp đãi rất trọng hậu, có nuôi cơm vài tháng hay thậm chí đôi ba năm cũng chẳng ngại gì. Không có nghề nghiệp trong tay họ sẽ tận tình giúp đỡ, vừa giúp sức vừa giúp của để khách cảm nhận được tấm lòng nồng hậu của những người xứ lạ mà vui vẻ chọn đây làm quê hương thứ hai. Thậm chí
Hinh 8 Chuột sắp hàng đi hứng lúa.
Nguồn: http://fdlserver.wordpress.com/2008/06/page/5/
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 70
đối với những người vì bất mãn thời cuộc, hoặc vì lý do gì đó mà một mình một xuồng đi vào tận nơi thâm sơn cùng cốc, để tự do vẫy vùng làm vua một cõi thì khi gặp kẻ hoạn nạn, họ vẫn không ngoảnh mặt làm ngơ mà luôn sẵn lòng tương trợ:
“Một thằng bạn đến xin nhập bọn. Họ giúp tiền mua xuồng, sắm đồ đạc. Một thằng bạn sắp đi, năm ngày tiệc lớn, ba ngày tiệc nhỏ, họ nhậu với nhau hàng két lave… Lâu lâu Chi bộ có cần gì, ví dụ đi phá lộ hoặc phá ấp chiến lược họ xung phong đi. Họ tự nguyện đóng tiền tài chánh, người 500đ. Bộ đội cần mượn xuồng đi chiến đấu họ sẵn sàng xếp đồ lên chòi cho mượn… Họ thi thố lòng nghĩa hiệp với nhau bằng cách ăn xài của ngon vật lạ, sung sướng. Trà 600đ một lượng và nếu anh em giao liên, cán bộ nào đi ngang, chỉ cần hỏi họ: câu khá không? Là họ cho cả 5,7 kí, toàn các thứ cá ngon… Mỗi tháng hai con nước. Mỗi con nước 10 ngày, họ kiếm đôi ba ngàn như chơi… Nửa đêm có ai đi công tác ngang, đến đập chân họ, xin một bữa cơm, họ sẵn sàng ngồi dậy, tự tay làm đãi khách một bữa cơm thịnh soạn, toàn cá ngon, cua ngon.” [Ngô Thảo 1996d: 430-432].
Cho nên “khách từ phương xa có dịp đến Nam bộ, tiếp xúc với bà con cô bác xứ này - dù đó là người dinh ở chợ, hay người quê ở rẫy, ruộng - đều cảm nhận thấy hơi ấm của tình người, của lòng rộng rãi, bao dung, của cách cư xử nhân nghĩa hồn nhiên như đã thấm vào máu thịt. Người ta nói đến lòng hiếu khách của bà con, niềm nở dốc đến hạt gạo cuối cùng, giọt rượu cuối cùng cho người bạn mới.” [Thạch Phương và nnk 1992:
254-255].
3.1.4. Nghi thức giao tiếp
Để hợp thức hóa cho cái “sự” thích giúp đỡ của mình, người Việt miền Tây Nam Bộ chọn cách kết giao bằng hữu để “đường hoàng chính đáng” mà hết lòng hết dạ vì nhau. Có lẽ hiếm có nơi nào trên đất nước này con người lại thích kết nghĩa đệ huynh như thế, và một khi đã kết giao thì