CHƯƠNG 3: TÍNH HÀO HIỆP TRONG VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ
3.1. Trong văn hóa giao tiếp
3.1.4. Nghi thức giao tiếp
Để hợp thức hóa cho cái “sự” thích giúp đỡ của mình, người Việt miền Tây Nam Bộ chọn cách kết giao bằng hữu để “đường hoàng chính đáng” mà hết lòng hết dạ vì nhau. Có lẽ hiếm có nơi nào trên đất nước này con người lại thích kết nghĩa đệ huynh như thế, và một khi đã kết giao thì
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 71
họ sống hết mình vì anh em. Cuộc sống không chỉ là cho riêng mình nữa mà họ còn phải sống vì bạn bè, phải dám xả thân cứu bạn, hy sinh vì nghĩa lớn.
Việc kết bạn, kết nghĩa đệ huynh không chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài mà nó thực sự còn là một sợi dây vô hình nhưng hết sức bền chặt tạo mối liên kết giữa con người với nhau. Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận, người nông dân Nam Bộ đặc biệt là nam giới không thể sống mà không có bạn bè, vậy nên họ đối đãi với nhau rất chí nghĩa chí tình. Tình nghĩa ấy được gây dựng trên cơ sở của một mối cảm thông sâu sắc giữa những người đồng cảnh ngộ, những người ra đi “tìm sự sống từ muôn ngàn cái chết” nên họ hết sức trân trọng giữ gìn:
“Bạn bè là nghĩa tương thân Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau Bạn bè là nghĩa trước sau
Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai.” [Huỳnh Ngọc Trảng 2006:
61].
Với ảnh hưởng của Thiên Địa Hội, một hội kín có nguồn gốc từ Trung Hoa đã du nhập và phát triển ở Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, cá tính miền Nam - đặc biệt ở thực tế thích kết giao bằng hữu càng được bộc lộ rõ nét. Với tôn chỉ mục đích là đánh đuổi ngoại bang, Thiên Địa Hội tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng người lao động bình dân trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Hơn thế nữa, với tinh thần kết giao bằng hữu, tứ hải giai huynh đệ, đã vào hội thì tất cả đều là anh em, đã là anh em thì sống chết có nhau, xả thân vì nhau, có phước cùng hưởng, có họa cùng gánh. Khi lâm nguy thì có bạn bè ứng cứu, xả thân vì bạn là chuyện nhỏ, nếu lỡ bỏ mạng thì vợ con có bạn bè chăm sóc, nuôi dưỡng, mộ phần được bạn bè xây cất, phúng viếng.
Với phương châm sống oanh liệt vì bạn, có chết thì cũng là anh hùng, Thiên Địa Hội ban đầu của người Hoa sau đó đã nhanh chóng lôi kéo
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 72
được người Việt tham gia, đặc biệt là đông đảo người bình dân, lớp nghèo thành thị và một số tiểu điền chủ vì nó phù hợp với lối sống, triết lý của người bình dân - vốn không xa lạ gì với những luật lệ của hội - những người lưu dân đã từng là “hảo hớn từ bao năm”, lừng danh tướng cướp, bị lưu đày hoặc trốn đi tìm chốn náu thân, từng phá sơn lâm, đâm hà bá, sống giữa rừng thiêng nước độc, làm bạn với hùm beo sấu cọp… Những người đã bỏ cả người thân, bỏ cả gia đình ra đi giờ chỉ còn niềm tin vào những người xa lạ, một niềm tin vô điều kiện giữa những người dưng nước lã nhưng gắn bó với nhau còn hơn anh em ruột thịt. Và trên cơ sở niềm tin đó, họ xây dựng một nếp sống cao thượng, lấy nghĩa khí làm đầu, sống chết có nhau. Thậm chí về sau khi Thiên Địa Hội đã tan rã thì triết lý “thấy việc nghĩa không làm là đồ bỏ” ấy vẫn còn được lưu giữ trong bầu máu nóng của lớp anh chị giang hồ.
“Máu anh chị, tình nghĩa đệ huynh, thà chịu chết chớ không chịu nhục vẫn còn bàng bạc trong xã hội miền Nam nhứt là trong giới bình dân (luôn cả giới trung lưu). Đã là bạn với nhau rồi thì làm gì cũng làm, đi đâu cũng đi, không phân biệt giai cấp.” [Sơn Nam 1971: 86].
Những nhân vật từ có thật cho đến hư cấu qua những truyện thơ dân gian như Đơn Hùng Tín, cậu Hai Miên, thầy Thông Chánh, Sáu Trọng…
chính là hình ảnh biểu trưng cho cái tinh thần, cái hào khí, cái “nhãn quan”
của anh hùng Thiên Địa Hội - một thứ anh hùng hảo hán biết cứu khốn phò nguy trong một xã hội đầy dẫy bất công, thối nát. [Nguyễn Q. Thắng 1998:
216]. Một kiểu anh hùng hào hiệp với tác phong bình dân, phóng khoáng, kết bạn bè không kể thân sơ, không kể quá khứ, và một khi đã là anh em thì sống chết nhờ anh em, không có chuyện tráo trở hay phản bội. Đó chính là cái “đạo nghĩa giang hồ”, là tình bằng hữu keo sơn, anh em bốn biển là nhà, sống chết có nhau.
Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 73