Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam

Một phần của tài liệu Tính hào hiệp của người việt miền tây nam bộ (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 3: TÍNH HÀO HIỆP TRONG VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ

3.2. Trong tổ chức đời sống tâm linh

3.2.5. Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam

Những năm đầu thế kỷ XX, khi làn sóng chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ thì một tôn giáo mới cũng được hình thành dựa trên nền tảng giáo lý nhà Phật đó chính là Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam.

Tôn giáo này ra đời từ năm 1934 và chính thức được nhà nước công nhận từ năm 2007. Với tôn chỉ hành đạo là phước huệ song tu, tức là vừa đóng góp công sức, của cải, trí tuệ giúp phát triển ngành y dược dân tộc thông qua việc mở các phòng thuốc nam chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ duyên đến với nhà Phật (tu phước), vừa học tập giáo lý để nâng cao trí tuệ, hiểu biết đạt đến giải thoát (tu huệ), Tịnh độ cư sĩ Phật hội là một trong số ít những tổ chức vừa hoạt động tôn giáo vừa hướng tới việc giúp đỡ người nghèo trong xã hội.

19 Nguồn:

http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=7760&Itemid=36

20 Nguồn:

http://caodaibanchinhdao.com/daodam/vn/tintuc/tapchidaocaodaiquyen2/nhinlaichangduong15nam /nhinlaichangduong15nam.htm

Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 81

Với khoảng hơn 1,5 triệu tín đồ hoạt động ở 206 hội quán từ Nha Trang đến Cà Mau, các hoạt động từ thiện của Tịnh độ cư sĩ phát triển dưới rất nhiều hình thức. Nổi bật trong đó là việc xây các phòng thuốc nam phước thiện vừa chẩn bệnh, vừa phát thuốc phục vụ đồng bào nghèo. Trong tổng số 206 hội quán thì có 201 hội quán có phòng thuốc nam phước thiện.

Ở hầu hết các chùa Tịnh độ cư sĩ trên khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ đều được thiết kế theo kiểu một bên là chánh điện thờ Phật, một bên là phòng thuốc nam để xem mạch bốc thuốc, trong vườn chùa còn có vườn thuốc nam, kho thuốc, phòng thuốc và sân phơi thuốc để phục vụ cho bà con trong vùng. Mỗi chùa cũng đều có các y sĩ đứng tên phòng thuốc, các lương y đứng ra chữa bệnh và các y sinh phục vụ cho mọi người. Không chỉ chữa bệnh, nhiều chùa Tịnh độ như Hưng Nhơn Tự ở Long An còn mở lớp giảng dạy đào tạo y sinh để tiếp tục phục vụ bà con.

Ở Cà Mau có ông Ngô Tấn Phát (88 tuổi) được xem là một trong những người lớn tuổi nhất vẫn còn theo nghề xem mạch, bốc thuốc, chữa bệnh cho người dân. Ông gắn bó với công việc làm phước thiện này đã từ hơn 60 năm với Hội quán Hưng Quảng Tự. Không chỉ xem mạch, bốc thuốc cho hơn 100 người mỗi ngày, ông còn góp phần đào tạo đội ngũ thầy thuốc trên 200 người để điều hành 22 cơ sở phòng thuốc nam phước thiện trên toàn tỉnh. Riêng cơ sở Hưng Quảng Tự của ông mỗi ngày xem mạch, kê toa bốc thuốc cho khoảng từ 200 đến 300 người, cung cấp từ 2.000 đến 3.000 thang thuốc nam miễn phí21.

Theo một vài số liệu cụ thể, năm 2006 Tịnh độ cư sĩ đã cung cấp 12,4 triệu thang thuốc nam, chẩn trị châm cứu cho hơn 1 triệu lượt người, giá trị ước tính khoảng 40 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tôn giáo này cũng đã quyên góp trên 1,4 tỷ đồng giúp đồng bào vùng lũ lụt và trẻ em nghèo22.

21 Nguồn: http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?id=10&newsid=4198]

22 Nguồn: http://www.mattran.org.vn/Home/TapChi/so%2053/mtdttnvn1.htm]

Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 82

Xuất hiện ở một vùng đất mới, trong giai đoạn điều kiện tự nhiên còn rất hoang sơ khắc nghiệt, tình hình sinh hoạt chính trị - xã hội còn khá lỏng lẻo nên sự nổi trội của những cá nhân tài trí có uy tín, có khả năng tập họp lực lượng dẫn dắt nhân dân không chỉ tạo ra mối đoàn kết gắn bó giữa nhiều người, gầy dựng nên sức mạnh cùng nhau khẩn hoang lập làng mà còn cho họ một chốn trú ngụ về mặt tinh thần. Chính từ những mặt tích cực đó mà những tôn giáo bản địa nảy sinh trên vùng đất mới với giáo lý đơn giản và phù hợp đã được đông đảo người dân tin tưởng và đi theo. Những dòng tôn giáo này - như nhiều nhà nghiên cứu vẫn gọi là tôn giáo của người bình dân, hay “tôn giáo xách tay” đã tìm được sự đồng tình, đồng cảm của đông đảo quần chúng nhân dân, không chỉ vì nó phù hợp với những đạo lý truyền thống dân tộc, hoàn cảnh sống thực tế và còn vì nó đã phần nào phản ánh được tính cách hào hiệp của con người nơi đây:

“Con ai đem bỏ chùa này,

Nam mô di Phật, con thầy thầy nuôi.” [Đỗ Văn Tân và nnk 1984:

38].

“Hạnh bố thí là một trong sáu hạnh của Lục độ, được đề cập trong giáo lý Phật giáo và được xem là đức hạnh căn bản đầu tiên. Tập tục bố thí, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó, bệnh tật, hoạn nạn, xuất phát từ lòng từ bi của đạo Phật.” [Trần Hồng Liên 2000: 226-227]. Bắt gặp được điểm chung ở tinh thần phóng khoáng, cởi mở hào hiệp vốn có của lưu dân người Việt miền Tây Nam Bộ, hạnh bố thí của nhà Phật được các tôn giáo bản địa thu nhận và phát triển tạo nên một thói quen tốt đẹp của con người xứ này, đó là ý thức trách nhiệm xẻ chia với đồng loại. Đối với các tín đồ của tôn giáo bản địa thì việc làm từ thiện giúp đỡ người cơ nhỡ, khó khăn không chỉ là trách nhiệm mà nó còn nằm trong đường hướng tu hành của họ. Họ làm

Chương 3: Tính hào hiệp trong văn hóa tổ chức của người Việt Tây Nam Bộ 83

điều đó như một điều tất yếu, một lẽ tự nhiên, một việc làm hàng ngày như tất cả những việc làm khác.

Sự hòa hợp của nhiều tôn giáo của người Việt ở miền Tây Nam Bộ cùng với các tín ngưỡng dân gian bên cạnh đó còn cho thấy nổi bật lên tinh thần cởi mở đón nhận tất cả các tôn giáo. Tinh thần cao thượng, vị tha, chấp nhận hy sinh vì nghĩa lớn của những người khai đạo cũng đã có những tác động tích cực đến quần chúng nhân dân, soi đường dẫn lối cho họ đi theo.

Một phần của tài liệu Tính hào hiệp của người việt miền tây nam bộ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)