Cách ứng xử của người bình dân

Một phần của tài liệu Tính hào hiệp của người việt miền tây nam bộ (Trang 92 - 110)

CHƯƠNG 3: TÍNH HÀO HIỆP TRONG VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ

4.1. Từ góc độ ứng xử trong cộng đồng

4.1.2. Cách ứng xử của người bình dân

Không chỉ người giàu có mới tỏ thái độ cao thượng, chi tiêu hào phóng mà ngay cả những người bình dân, thậm chí người nghèo ở miền Tây Nam Bộ cũng có quan niệm: đã làm thì làm chết bỏ, còn ăn chơi thì cũng phải xả láng mới đáng mặt anh tài! Thực tế, “người lao động nghĩ suốt đời mình sẽ cực khổ, sẽ không bao giờ trả hết nợ và ngóc đầu lên nổi, cho nên nhiều người ăn xài to, trong dịp Tết nào uống rượu cô-nhắc, hút xì gà, nổ pháo liên miên, để sau ba ngày ăn chơi, đi làm thuê năm, sáu tháng liền cho các chủ hiệu Hoa kiều, khiêng vác đồ đạc, chèo thuyền chở lúa…”

[Phan Quang 1981: 329]. Chính vì như vậy nên mới có hình ảnh ngược đời:

những ông Hoa kiều giàu nứt trứng thì cắc củm lượm bạc cắc, còn mấy ông người Việt nghèo rớt mùng tơi mà vẫn “xài như cối”. Và khi hỏi đến thì người ta chỉ còn biết cười trừ: “biết làm sao được, người dân Nam Bộ với

Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 93

cách sống phóng khoáng, hào phóng như công tử thì đâu để ý chi chuyện lượm bạc cắc.” [Hồng Hạnh 2005: 60].

Người miền Tây Nam Bộ là thế, sống thoải mái với tất cả mọi người.

Ở cái “xứ công tử” này có lẽ đồng tiền ở trong túi chỉ làm cho người ta cảm thấy “ray rứt”, lại phải “mất công giữ”, thà xài phứt đi, trong tay không có đồng nào mà lại cảm thấy thoải mái hơn.

4.1.2.1. Một nhà có việc khẩn cấp cần đi xa nhưng không có phương tiện thì nhà bên cạnh sẵn sàng cho mượn cả chiếc ghe sinh kế của mình đi

“bao lâu cũng được”, mặc dù “sắm xuồng là để làm chân”, cho mượn rồi thì kể như mất chân vậy nhưng người ta không ngại.

Đối với bà con lối xóm là thế, còn đối với những người lạ không quen biết, người lưu dân vẫn giữ một thái độ niềm nở. Chuyện đi đò quá giang rất phổ biến ở đây, gặp bước lỡ đường nhờ chiếc ghe lạ đưa đi quãng đường vài ba ngày là sự thường thấy. Người quá giang được chủ ghe tiếp rước, đối đãi như người trong nhà, chẳng những mời cơm bánh trà rượu mà còn dọn chỗ cho nghỉ ngơi. Người quá giang cũng tự nhiên nhận sự giúp đỡ của chủ ghe chứ không quá ngại ngùng. Khi chủ ghe mệt, người quá giang đứng ra chèo tiếp sức, đối đãi với nhau rất thân tình.

Hinh 11 Sắm xuồng là để làm chân, là sinh kế của cả nhà nhưng khi cần cũng có thế sẵn lòng cho mượn.

Nguồn: tác giả

Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 94

Sống giữa vùng sông nước mênh mông, chủ yếu trên các ghe thuyền, chợ nhóm trên sông cũng bằng ghe thuyền, vì vậy người ta cũng tạo thành thông lệ cho phép tất cả mọi người được đi chuyền từ ghe này qua ghe kia (thường đậu nối tiếp khít nhau) khi muốn tìm người quen hoặc muốn mua món gì. Thậm chí hiên nhà ở đây cũng là đường đi, người ta đi luồng từ nhà này qua nhà khác mà chẳng có kiêng kỵ, cũng chẳng ai phàn nàn.

Bên cạnh việc di chuyển bằng đường thủy, ở nhiều nơi người ta cũng đi lại bằng đường bộ. Tuy nhiên thời xưa do đường đi cũng như phương tiện di chuyển còn khó khăn nên người nghèo chủ yếu là đi bộ. Đất rộng người thưa, nhà lại xa chợ đến nỗi phải đi từ mờ sáng mới mong kịp buổi chợ sớm mai. Chợ xong đi về nhà thì cũng là lúc ánh nắng gay gắt của mặt trời đã dọi xuống ngay đỉnh đầu. Thuở ấy lại chưa có nhiều quán xá bên đường nên để giúp đỡ những khách bộ hành xuôi ngược có chỗ nghỉ chân lúc mệt mỏi khi trời nắng gắt, nhiều gia đình ở làng quê Nam Bộ vẫn có thói quen đặt bộ ván trước hiên nhà cho bà con lối xóm hoặc khách lạ có chỗ dừng chân. Ở những quãng đường dài vắng bóng nhà cửa, dân trong xóm còn họp lại cất một cái chòi lá để người lỡ bước đường xa có chỗ nghỉ ngơi. Không chỉ có thế, nhiều nhà còn đặt những lu nước mưa và cái gáo trước hiên nhà cho người qua kẻ lại có khát thì dừng chân uống nước.

Đối với người nông dân sống trong vùng nhiễm phèn mặn quanh năm, điều kiện khoan giếng còn khó khăn thì những lu nước mưa cất trữ trong nhà là rất quý nhưng họ vẫn sẵn sàng chia xẻ cho mọi người. Hiện tại, điều kiện sống đã khá hơn, nhiều quán giải khát xuất hiện nhưng hình ảnh những chiếc lu nước bên đường không vì thế mà lùi vào dĩ vãng. Trên nhiều nẻo đường vào những vùng nông thôn hẻo lánh ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, ngày ngày người ta vẫn bắt gặp những chiếc thùng nhựa đựng trà đá, những thùng nước uống đóng chai hoặc những thùng inox chứa nước uống miễn phí dành cho người nghèo. Nghĩa cử tốt đẹp ấy được duy trì cho đến tận bây giờ như một minh chứng cho tinh thần nhân văn cao đẹp, cho lòng

Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 95

hào hiệp của con người mà dù không gian có thay đổi, thời gian có trôi qua vẫn không bị xóa mờ.

Hinh 12

Từ lu nước và chiếc gáo ngày xưa cho đến bình nước uống miễn phí ngày nay. (Nước uống miễn phí ở cơ sở AU của ông Lê Phước Thọ, Bến Tre. Và ảnh bình nước trước nhà số 202 Ngô Quyền,

TP Rạch Giá, Kiên Giang.

Nguồn: http://www.baodongkhoi.com.vn/?act=detail&id=13244 http://tuoitre.vn/Ban-doc/Ban-doc-gui-bai-viet/379541/Mat-long-mua-nong.html

Tại sao lại có điều này? - Thứ nhất, người lưu dân sống trong một mảnh đất “chim kêu như hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm”, nguồn lợi to lớn mà lại sờ sờ ngay trước mắt, đến nỗi chỉ với bảy ngày trong vùng Đồng Tháp Mười, Nguyễn Hiến Lê đã thấy:

“Phát vài công đất ở sau nhà, sạ một vài giạ lúa là có dư lúa ăn suốt năm. Cá nhiều tới nỗi con nít cầm một cây đinh ba nhỏ đi đâm một lúc về cũng được một xâu cá; đàn bà ngồi rửa chén, thấy cá lội ngang, thường cầm dao chém được những con cá lóc lớn bằng bắp chuối. Muốn đổi thức ăn, ra đồng bắt cò, bắt trích và lượm rùa. Rau thì có bông súng mọc khắp nơi. Củi thì có tre, sậy và tràm lụt.” [Nguyễn Hiến Lê 1954: 104].

Cho nên nhiều người nói đây là xứ “làm chơi ăn thiệt” cũng là có cái lý của họ. Chính vì cứ ăn hết rồi lại có nên người lưu dân xứ này cũng trở nên hào phóng hơn, rộng rãi hơn đối với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, một thực tế khác lại cho chúng ta thấy, tuy rằng sống trên mảnh đất màu mỡ nhưng người nông dân cũng chỉ đủ ăn chứ không khá giả vì hầu hết đất ruộng đều nằm trong tay địa chủ phong kiến, họ chỉ là những người làm công trên đất ấy, đến mùa lại phải đong gạo đong lúa mà trả cho điền

Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 96

chủ. Không có nhiều hy vọng vươn lên làm giàu, người nông dân chỉ mong hưởng một đời sống an nhàn. Nếu bị thúc ép quá, họ chỉ cần một gói mùng màn, một con thuyền nhỏ, một con dao phát là có thể bỏ ra đi tìm mảnh đất hoang, dựng một căn chòi, bề nào cũng có cách sống được. Chính vì vậy mà điền chủ ở đây cũng ít khi thúc ép tá điền đến cùng quẫn, vì nếu họ bỏ đi thì lấy ai mà làm ruộng trong khi điền sản mênh mông. Trong hoàn cảnh đó, sự dành dụm, tiết kiệm là không cần thiết. Người nông dân cứ mặc sức tiêu pha rộng rãi, lúc nào vui được cứ vui. Thậm chí hoang phí đến mức nếu có việc cần xài tiền mà trong nhà không có họ cũng sẵn sàng đi vay nợ, cầm cố hoặc bán hết tài sản để xài.

Hinh 13 Dựng một căn chòi nhỏ hoặc lênh đênh trên sông nước - kiểu nào cũng sống được. Nguồn: tác giả

4.1.2.2. Cách ăn uống của người lưu dân cũng nói lên rất rõ lối ứng xử rộng rãi của người Việt miền Tây Nam Bộ. Tính hào hiệp trước hết được bộc lộ trong cách chế biến món ăn. Vốn ở xứ sở cứ đến mùa sa mưa thì nổi đầu như mù u chín rụng nên bữa ăn của người lưu dân vùng sông nước rất phong phú. Trong chế biến các loại thủy hải sản (cá, tôm, cua, rùa, rắn, lươn…) dù là món kho, nấu canh, nướng hay hấp thì người ta ít khi nào chặt nhỏ, xẻ nhỏ mà thường để nguyên. Khi lên mâm cơm họ cũng hạn chế giẻ cá mà thường gắp nguyên con (đối với những loại cá nhỏ như cá kèo, cá bống), còn đối với loại cá to hoặc lươn thì cũng thường bẻ khúc cho vào chén chứ không giẻ từng miếng nhỏ. Đối với các loại rau cũng chỉ lặt bớt

Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 97

phần gốc và ngắt thành khúc dài chứ không xắt nhỏ. Bánh xèo vốn du nhập từ miền Trung nhưng khi vào miền Nam cũng “biến tướng” thành cái thật lớn với đủ loại hải sản tôm, thịt, đậu, giá, củ sắn, củ hủ dừa, nấm… làm nhân. Trà đá thì cũng uống trong những chiếc ca nhựa thật to…

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, đặc biệt là ở Bắc bộ thì khi ngồi vào mâm cơm người ta có thể đánh giá được rất nhiều về tính cách của người đối diện (có biết giữ gìn ý tứ “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” hay không, có biết mời người trên hay không, có biết liệu cơm gắp mắm hay không, thậm chí có biết từ chối (cho phải phép) khi được mời cơm hay không…). Về cơ bản, những mối quan hệ trong giao tiếp, những thứ bậc xã hội, tính tôn ti trật tự của người Việt Bắc Bộ được bộc lộ khá rõ trong việc ăn uống.

Trong khi đó, cách ăn uống của người Việt miền Tây Nam Bộ lại đi theo một xu hướng ngược lại. Tất cả các mối quan hệ thứ bậc trên dưới hầu như đều được đơn giản hóa bên mâm cơm. Họ không phân biệt người trên kẻ dưới mà tất cả ông bà, cha mẹ, con cái thường quây quần bên nhau, tất cả đều ngang hàng như bè bạn, có thể nói người Việt miền Tây Nam Bộ phần nào đó cũng đã “bạn bè hóa” các mối quan hệ bên mâm cơm. Cũng không có câu lời chào cao hơn mâm cỗ vì ở đây người ta không mời nhau trước khi ăn. Ngay cả bây giờ khi Nam - Bắc đã giao lưu hòa nhập rất nhiều thì người Việt miền Tây Nam Bộ vẫn không thể quen được với kiểu chào mời trước khi ăn của người miền Bắc.

Và ở đây đã mời ăn cơm là mời thật lòng, chỉ mời một tiếng thôi, người được mời cũng gật đầu ngay chứ không ngại ngùng gì. Thậm chí “đã ăn no rồi, đến nhà bạn, bạn đang ăn, cũng phải “phủi chân”, lên bộ ván mà

“ăn ba hột”, vừa ăn vừa nói chuyện cho vui lòng bạn.” [Sơn Nam 2005b:

66]. Nếu người Việt truyền thống có câu “Người ta sống về mồ mả chứ không sống vì cả bát cơm” thì người Việt miền Tây Nam Bộ lại thực hành theo phương châm ngược lại, đã lên mâm là “ăn nhiều, ăn no, ăn thoải

Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 98

mái”. Trên bàn ăn không phải “nhòm trước ngó sau” lo thiếu hụt, hoặc người này nhường qua nhường lại mà cứ việc vô tư “chém to kho mặn”.

Khi gắp thức ăn cũng không giẻ manh mún hoặc gắp miếng nhỏ mà cứ vô tư “đi đũa nằm”, gắp miếng to, miếng lớn hoặc ăn bằng muỗng cho được nhiều.

Sự thoải mái trong cách ăn uống cũng phần nào là một minh chứng cho tính hào hiệp. Người dân ở đây thích mời mọc nhau ăn uống, cũng như nhậu nhẹt, chỉ cần trong túi có ít tiền là “thích thì chiều”, sẵn sàng chi hết để chiêu đãi bạn bè, thể hiện đúng cái chất “giang hồ vô tư quên ngày tháng”. Và một khi đã được mời thì ít ai từ chối, chính vì vậy mà trên bàn nhậu đã nảy sinh không ít những chuyện kết nghĩa anh em, kết giao bạn bè chí cốt. Và đã thành quy luật, ai mời thì người ấy trả tiền, tốn hao bao nhiêu cũng không ngại.

Quả thực, nhậu đã trở thành một nét văn hóa hết sức đặc trưng mang phong cách hào phóng của người miền Tây. Trong một bài phóng sự, có người đã thống kê ở thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) chỉ có hơn 33 ngàn dân đã có gần 200 quán nhậu lớn nhỏ. Mà chẳng bao giờ có quán nào ế khách. “Có 1001 trường hợp đặc biệt để nhậu: lâu ngày không gặp - nhậu; bàn công chuyện - nhậu; buồn - nhậu; vui - nhậu; được khen thưởng - nhậu; bị kỷ luật - nhậu; trúng tôm - nhậu; thu hoạch cá - nhậu; bán lúa - nhậu… Đến mức một công chức trong ngành giáo dục tại một huyện vùng xa thừa nhận:

Cái dở của anh là… không biết nhậu với đồng nghiệp. Có lẽ vì thế nên trong đợt họp kiểm điểm cuối năm, anh bị đánh giá là… chưa hòa đồng với tập thể”29.

Quả thực, người lưu dân Nam Bộ trong xã hội cổ truyền ít khi đầu tư vào việc xây dựng nhà cửa cho kiên cố mà chủ yếu dồn hết tiền bạc cho ăn uống, vui chơi. Khi cần làm việc thì cố gắng làm thật hết sức, xong việc là

29 Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201003/20100112172035.aspx

Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 99

họ lập tức hưởng thụ ngay, như người ta vẫn nói, đã ăn chơi thì phải xả láng mới đáng mặt anh hùng. Và không chỉ đàn ông mới rộng rãi thoải mái, phụ nữ miền Tây Nam Bộ cũng có một tấm lòng hết sức quảng đại, họ sẵn sàng chịu cực khổ, làm lụng vất vả cho chồng con hưởng sung sướng, an nhàn:

“Tay tôi lần theo đám cỏ bấc Tay tôi cắt mấy cọng bàng

Cực khổ tôi tôi chịu, để cho chàng phong lưu.” [Bảo Định Giang và nnk 1984: 450].

Họ hào hiệp, dễ dãi, đã chiều chồng là chiều “tới bến”, cho dù chồng có nhậu nhẹt, bài bạc mà thua nợ, họ cũng sẵn lòng đứng ra gánh vác:

“Anh đi ghe rổi chín chèo

Bởi anh thua bạc nên nghèo, nợ treo Nợ treo mặc kệ nợ treo

Em bán bánh bèo trả nợ nuôi anh.” [Bảo Định Giang và nnk 1984:

161].

Nhìn chung trong sinh hoạt cá nhân và chi tiêu cho gia đình, người Việt miền Tây Nam Bộ khá hào phóng. Một mặt họ không bị ràng buộc bởi tâm lý sống hôm nay mà phải lo lắng cho cái ăn ngày mai, mặt khác trong đời sống gia đình họ cũng không phải chịu những áp lực từ phía những người thân, đặc biệt là người vợ - phụ nữ miền Tây Nam Bộ đối với chồng khá thoải mái, họ không buộc chồng phải đem về bao nhiêu tiền bạc, tài sản; khi chồng đem của nhà ra giúp bạn, họ cũng không phiền trách, thậm chí họ còn có thể đứng ra gánh thay:

“Rương xe, chìa khóa em cầm

Giang sơn em gánh, nợ nần em lo.” [Bảo Định Giang và nnk 1984:

448].

Chương 4: Tính hào hiệp trong văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ 100

4.1.2.3. Với cá tính phóng khoáng, người Việt miền Tây Nam Bộ cũng có xu hướng thích chọn những nghề có thể giúp đỡ được nhiều người.

Ngày xưa, những ông thầy dạy võ, thầy đờn, thầy câu sấu, diệt cọp, đặc biệt là những ông thầy rắn thường được kính trọng vì họ có khả năng diệt trừ hiểm nguy, mang lại sự bình yên cho xóm làng.

Bản thân thầy rắn cũng chỉ là một người bình thường như biết bao người khác, nhưng với tấm lòng cao thượng, cái tài chữa nọc rắn cắn cứu người không vụ lợi, họ được người dân kính trọng và tôn xưng bằng “thầy”.

Ở họ hầu hết đều có một điểm chung: không bao giờ tự khoe khoang về nghề nghiệp, không hành nghề để kiếm sống, mặc dù bản thân có thể nghèo khổ nhưng họ vẫn tuân thủ nguyên tắc không lấy tiền của bệnh nhân.

Ông Bảy Còi, một thầy rắn nói: “Đã theo nghiệp Tổ thì phải luôn tu tâm dưỡng tánh, không được vụ lợi, dù có nghèo đến cạp đất ăn cũng phải xem việc cứu người là bổn phận của mình”. Những thầy rắn khác cũng có chung một suy nghĩ như thế. Ông Thuận trong suốt 47 năm đã cứu chữa cho hàng ngàn người bị rắn cắn nhưng chưa hề nhận của ai một xu nào. Những khi người ta mang gà vịt đến cúng Tổ, ông nhận nhưng luôn mời hàng xóm đến chung vui, mừng cho bệnh nhân thoát nạn. [Võ Đắc Danh 2006: 165, 167].

Ở những vùng rừng thiêng nước độc như xứ U Minh, Cà Mau nơi có nhiều loài rắn độc thì lại càng có nhiều thầy rắn. Có thể kể đến ông Út Chuẩn, ông Chín Lẻo; ông Út Mót ở xã Nguyễn Phích; ông Ba Kình ở Rạch Choại; ông Trịnh Văn Ớt ở xã Khánh Lâm… Đặc biệt có bà Tư Phi ở xóm Bùng Binh, ấp Cái Giếng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, đã hơn 30 năm làm nghề thầy rắn cứu người nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Bởi vừa cứu người vừa cứu đói, nhà có bộ vạc cau duy nhất bà cũng nhường cho người bệnh nằm, người bệnh nghèo không tiền ăn bà đi vay gạo về nấu cháo, nấu cơm cho họ ăn. Những người thầy rắn đều kể, khi theo nghiệp này, lúc bái

Một phần của tài liệu Tính hào hiệp của người việt miền tây nam bộ (Trang 92 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)