CHƯƠNG 2: TÍNH HÀO HIỆP TRONG VĂN HÓA NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ
2.2. Nhận thức về nhu cầu chia xẻ tài - sức để thích ứng với môi trường xã hội
Người Việt Nam truyền thống vốn mang đậm trong mình tính cộng đồng sâu sắc để gắn bó, cố kết với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ đó cũng chỉ bền chặt trong phạm vi làng xã, ra khỏi cái vũ trụ làng, họ lập tức bị gán cái “mác” của những kiếp đời ngụ cư lang thang đầu đường xó chợ, không chốn nương thân, không ai đoái hoài. Và những số phận lang thang đó lại gặp nhau nơi miền đất mới. Tại đây thì ai cũng như ai, tất cả đều đồng cảnh ngộ, nhận thức của họ cũng dần thay đổi. Thói quen chia xẻ tài - sức để giúp nhau vượt qua khó khăn, để tìm người tri kỷ cũng nhanh chóng định hình, phát triển và tồn tại vững bền.
2.2.1. Sống giữa mênh mông trời đất, ở cái xứ sông dài cá lội biệt tăm, quả thật con người rất cần có một người bạn để xẻ chia những vui buồn trong cuộc sống,
“Canh chua điên điển cá linh
Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon.” [Bảo Định Giang và nnk 1984: 133].
Chương 2: Tính hào hiệp trong văn hóa nhận thức của người Việt Tây Nam Bộ 46
Có lẽ cũng chính vì thế mà người Việt miền Tây Nam Bộ rất gần gũi, mến khách và dễ kết bạn:
“Tới đây trước lạ sau quen,
Bóng trăng là ngỡi, ngọn đèn là duyên.” [Khoa ngữ văn đại học Cần Thơ 1997: 466].
Dễ kết bạn, quý trọng bạn nên họ đối đãi với bạn bè cũng rất rộng rãi, nhiệt tình:
“Gỏi nào bằng gỏi cá kìm
Dọn ra đãi bạn, trọn niềm thủy chung.” [Khoa ngữ văn đại học Cần Thơ 1997: 405].
Giàu có không nói, mà dẫu cơ cực bần hàn nhưng khi có bạn đến chơi thì cũng ráng tìm cho được món ngon, món quý mà đãi bạn.
“Sài Gòn xa chợ Mỹ không xa Anh đi phải ghé vô nhà
Nghèo em em chịu, làm gà đãi anh.” [Bảo Định Giang và nnk 1984:
364].
Thậm chí,
“Năm tiền một khứa cá buôi
Cũng mua cho đặng đãi người khách sang.” [Bảo Định Giang và nnk 1984: 327].
Chương 2: Tính hào hiệp trong văn hóa nhận thức của người Việt Tây Nam Bộ 47
Hinh 4 Có khách đến nhà là lập tức giết gà khoản đãi. Nguồn: tác giả
Cũng phải nói rằng do điều kiện tự nhiên ở đây cực kỳ hào phóng, cái cảnh cá đặc sông, chim đầy trời, lúa đầy đồng, cây đầy trái mà Anh Đức trong Hòn đất thì tả: “Cái xứ gì mà tới mùa cá dại nổi đặc sông! Ai muốn xúc bao nhiêu thì xúc. Thiệt ham làm sao. Cá lóc, cá trèn, cá lìm kìm, đủ hết, mạnh ai nấy bắt…” [Chu Giang 1997: 350]. Nguyễn Văn Bổng trong Rừng U Minh thì kể: “cứ đứng trên bờ giậm chân một cái là cá lóc, cá trê dưới đìa, dưới mương rộ lên nhảy bờ. Còn cá rô thì chỉ lo xúc bỏ, chở hết cộ này đến cộ khác đổ đi, không thì nó xuống chết đìa.” [Nguyễn Văn Bổng 2005: 163]. Đoàn Giỏi cũng không kém: “Tôm cá thì đủ thứ, thiếu gì! Tôm càng xanh bằng cườm tay, tép xà búi bằng ngón chân cái, tép bạc lưới về, đổ đống như đống lúa cả trăm giạ… Cua biển cũng nhiều lắm. Các trại đáy kéo lên, chỉ lấy cá tép. Cua cho ai bắt thì bắt. Thường thường thì đổ xuống sông lúc không có người mua… Còn nói gì thứ sò huyết, vọp, nghêu cứ nước kém, chèo thuyền ra cồn, lấy bồ cào, cào đổ lên chớ hơi nào mà bắt.”
[Văn học hiện đại Việt Nam 1997: 478-479].
Chính vì “của trời” lúc nào cũng sẵn có như thế cho nên người lưu dẫn ưa đãi khách có lẽ cũng là chuyện hiển nhiên. Vừa gặp nhóm người thành phố xuống chơi, anh thanh niên (Ngôi nhà có hàng rào song sắt, Lê Văn Thảo) đang ngồi nói chuyện thao thao bất tuyệt liền quay sang đưa tay ngoắt lia lịa niềm nở:
Chương 2: Tính hào hiệp trong văn hóa nhận thức của người Việt Tây Nam Bộ 48
“Vô đây! Vô đây! Người quen không mà. Vô uống trà nè” rồi anh quay vô trong hét: “Mình có khách em, em ơi, khách thành phố lên thăm nè.
Đứa nào nấu thêm bình nước đi bây. Uống nước đi hai cô, uống ly nước cho ấm bụng.” Xong anh lại hối xuống bếp ăn cơm. Cô chị nuôi chừng hai mươi tuổi, béo tròn như hột mít, vừa bới cơm vừa nói đon đả không ngớt miệng: “Ăn đi mấy anh chị! Cơm, thức ăn còn nóng hổi nè. Em thường nấu cơm dư, mấy anh đi về bất chợt lắm.” [Lê Văn Thảo 1988: 74, 76].
Cho dù có đi đâu xa thì cái “tánh chất Nam Bộ” cũng không thay đổi. Như trong truyện Bạn hàng xóm (Nguyễn Quang Sáng) Năm và Cứng vốn thân thiết từ thuở nhỏ, lớn lên tham gia kháng chiến rồi tập kết ra Bắc.
Có lần Cứng viết thư mời Năm ra chơi, Năm đến chơi hơn nửa tháng, đến lúc về anh xuống quản lý thanh toán tiền cơm, Cứng hay được lập tức sai cấp dưới mang tiền đến trả bạn rồi quát cho một trận. “- Mày quên cái tính chất Nam Bộ rồi hả? Lần sau mà còn như vậy mày đừng có xuống tao nữa.” [Nguyễn Quang Sáng 2002: 115].
Con người ở đây hiếm khi có kiểu răn đe nhau “làm phúc quá tay ăn mày không kịp” hay “giỏ nhà ai quai nhà ấy” mà rất “chịu chơi”:
“Hò rồi, ghé nhà qua chơi
Tốn bao nhiêu, qua chịu hết, mướn xe hơi đưa em về.” [Khoa ngữ văn đại học Cần Thơ 1997: 408].
Trong văn học ta thường xuyên bắt gặp hình ảnh những người mẹ, người chị miền quê hiền hậu, rộng rãi với người dưng, người lạ như con, như em của mình. Khách đến chưa kịp đặt chân lên thềm nhà đã tất tả bắc nồi cơm lên bếp rồi hối mấy đứa nhỏ xách rổ, xách chài chạy đi kiếm mớ cá, mớ rau, rồi biểu “làm gì làm cũng ăn bậy ba hột cho vững dạ nghen con” - “Lời mời tình cảm hồ hởi đến mức mình không nỡ chối từ, dù cái thanh âm của cái lon sữa bò chạm vào đáy thạp gạo nghe cồn cào, xót xa trong bụng.” [Nguyễn Ngọc Tư 2005: 43].
Chương 2: Tính hào hiệp trong văn hóa nhận thức của người Việt Tây Nam Bộ 49
Trong kháng chiến, tấm lòng của con người càng cởi mở hơn.
Ở Đồng Tháp Mười thì
“hồi chín năm quả thật vườn không rào, nhà không đóng cửa, không hề nghe có chuyện trộm cắp. Cán bộ, bộ đội ở nhà ai cũng được, ăn cơm nhà ai cũng được,
đến lúc nào cũng được, đi lúc nào cũng được.” [Đoàn Giỏi 2005: 653].
Những con người lầm lũi trong chiến tranh đã trải qua nhiều đau thương mất mát, ngày ngày đối mặt với viễn cảnh sống hôm nay chưa chắc đã qua khỏi ngày mai, người gặp hôm nay chắc gì sau này đã còn gặp lại nên họ đối đãi với nhau bằng tất cả chân tình. Như một ông lão đang di chuyển qua làng khác để ổn định cuộc sống mới, trên đường đi tình cờ gặp và nói vài tiếng chuyện với một người lạ. Thế là ông lão mời ngay “chú em” mai mốt ghé làng “qua” chơi. Khách hỏi làng ở đâu, ông lão cười:
“Đâu biết, cứ xuống dưới đó rồi tính. Ở đâu cũng bà con thôi mà.” (Làng lở, Lê Văn Thảo).
Quả thật, nghèo thì nghèo thật đấy nhưng sự nhiệt tình, cởi mở, tấm lòng “mến khách thấu trời thấu đất” thì vẫn không lúc nào vơi đi. Đã qua rồi cái thời “ban ngày, cá đi đớp bọt, trắng bờ rạch. Ban đêm thức giấc vào bất cứ lúc nào, ta cũng nghe cá lóc táp mồi, cá trê chép miệng kế bên nhà.”
[Sơn Nam 1967: 227] nhưng cái hào sảng rộng rãi của con người thì vẫn còn đó. Đúng là “cái xứ ngộ, con người nhiệt tình, chưa kịp nói gièm thì đã dúi vào giỏ biểu mang về rồi.” [Nguyễn Ngọc Tư 2004: 155].
Hinh 5
“Làm gì làm cũng ăn bậy ba hột cho vững dạ nghen con” . Nguồn: tác giả
Chương 2: Tính hào hiệp trong văn hóa nhận thức của người Việt Tây Nam Bộ 50
2.2.2. Với nếp sống tình nghĩa và tinh thần cố kết cộng đồng vốn có từ lâu đời, ở những nơi quần tụ thành xóm làng con người luôn đối xử với nhau bằng tất cả tấm lòng. Dù là giàu có hay nghèo khổ, khi một nhà có hữu sự thì tất cả bà con lối xóm đều cùng nhau chung tay giúp đỡ. Người miền Tây Nam Bộ rất ghét kiểu:
“Khi vui thì vỗ tay vào
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai.”
Đã trải qua nhiều khó khăn, họ luôn tự nhủ lòng phải “chung lưng đấu cật, thích cánh kề vai” để hỗ trợ lẫn nhau không chỉ bằng của cải vật chất mà cả trong đời sống tinh thần. Bởi lẽ, tất cả đều là những người cùng chung số phận, cho nên phải nương tựa lẫn nhau mà sống. “Đa cậy ông thần, thần cậy cây đa” là như thế.
Và không chỉ mọi người vì một người mà một người cũng sẵn lòng vì tất cả mọi người - như ông Chín Hết (Dòng sông thơ ấu, Nguyễn Quang Sáng). Trong làng hễ nhà ai có người chết thì như một thói quen không biết có tự bao giờ, ông Chín Hết lại bỏ hết công việc tất tả chạy đến. Tang gia đang bối rối mà thấy mặt ông dường như người ta cũng yên tâm hơn, họ chờ ông đến, không có ông dường như họ không biết phải làm gì. Ông Chín vừa đến nơi liền lấy gạch kê ba ông táo bên góc sân, quơ quào lá củi nhen thành ngọn lửa để bắc nước sôi. Rồi ông hỏi người nhà cặn kẽ từng món, nào vải tang, nhang đèn, vàng bạc… thiếu món gì ông bảo chạy đi ngay.
Ông lại giúp người nhà tắm rửa, tẩm liệm cho người chết. Rồi đưa người chết cho đến khi cái mộ đã vun đầy, ông mới ra về. Ông làm tất cả những chuyện đó chẳng phải vì vụ lợi mà như một điều hiển nhiên, như trách nhiệm của người sống đối với người quá cố. Ông nói:
“Đám cưới, đám giỗ, ông chỉ tới dự khi ông được mời, dù nghèo, khăn áo cũng sạch sẽ đường hoàng. Hễ tới, ông chỉ ngồi ông nhậu chớ chẳng làm gì. Còn đám ma, nhà có người chết, người ta buồn, người ta đau,
Chương 2: Tính hào hiệp trong văn hóa nhận thức của người Việt Tây Nam Bộ 51
người ta khóc, người ta không còn trí để mà nhớ đến việc gì nữa… Mình đến lúc người ta đau, người ta khổ, người ta bối rối, vậy mới đúng đạo làm người…” [Nguyễn Quang Sáng 1985: 63-64].
Không chỉ giúp công mà còn giúp của, đó chính là hình ảnh của Thượng Tứ trong tiểu thuyết Con nhà giàu của Hồ Biểu Chánh. Vì thương những người nghèo khổ trong xóm làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn ăn đói mặc rách, anh quyết định không thu điền trạch, lại còn cho vay tiền giúp vốn sinh sống mà không lấy lãi. Mặc dù bị bà con trong thân tộc phản đối, thậm chí chế nhạo là phá của, Thượng Tứ vẫn không màng, anh nói: “Mà dầu tôi xài phá như vậy tôi phải mạt đi nữa, tôi cũng vui, bởi vì một mình tôi mạt mà cả trăm nhà được ấm no thì có hại gì 8.”
Đó chính là cái tinh thần lá rành đùm lá rách, gặp bất cứ việc gì cũng đều phải dốc lòng dốc sức tương trợ mà Nguyễn Đình Chiểu khái quát lên trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp:
“Giàu thời bắt chước xưa hào Nợ lâu đốt khế, lúa vào đong ra Con ai cô quạnh mẹ cha
Lớn khôn chọn gả, bé nhà gìn nuôi Thấy người đói khó chớ nguôi Chỗ cho cơm áo, chỗ giồi tiền lương Chỗ thời thí dược thí quan9
Chỗ thời giúp táng, trợ tang vuông tròn
8 Nguồn:
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4n0nqntn31n343tq83a3q3m3237nvn
9 Cho thuốc uống khi bệnh, cho quan tài khi chết.
Chương 2: Tính hào hiệp trong văn hóa nhận thức của người Việt Tây Nam Bộ 52
Bạn nghèo chôn bạn giùm con Nhà còn vợ sẵn hầu non cho về Vàng quên, của gửi trả về
Thế thường, thay nạp10, người bia nhờ mình
…
Nghèo thời bắt chước xưa thanh
Gặp nàn trút đãy, cứu sinh mạng người
…
Hèn thời bắt chước xưa tu
Vá giầy, vá dép, công phu lợp nhà Hoặc khi khâm liệm, khiêng ma
Việc người khó nhọc, thảy ra sức giùm.” [Phan Văn Các và nnk 2000: 600 - 601].
2.2.3. Không chỉ dừng lại ở sự gắn bó bền chặt giữa những người cùng gia tộc, cùng làng như người Việt Nam truyền thống mà lòng thương người của miền Việt miền Tây Nam Bộ còn phát triển theo một xu hướng cao hơn, người dân ở đây sẵn sàng bao bọc cả những người từ phương xa lưu lạc đến, ít quan tâm đến nguồn gốc xuất thân cũng như những việc làm trong quá khứ của họ. Bởi lẽ,
“Đó đây trước lạ sau quen
Chẳng gần qua lại đôi phen cũng gần.” [Nguyễn Tấn Long, Phan Canh 1998: 451].
Vì thương cảnh hoạn nạn mà họ sẵn lòng mở rộng vòng tay chở che, giúp đỡ.
10 Trả nợ giúp, nộp thuế giúp
Chương 2: Tính hào hiệp trong văn hóa nhận thức của người Việt Tây Nam Bộ 53
“Rồng chầu ngoài Huế Ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong sao chảy lộn sông ngoài Thương người xa xứ lạc loài tới đây Tới đây thì ở lại đây
Bao giờ bén rễ xanh cây hãy về.” [Bảo Định Giang và nnk 1984:
94].
Không những đùm bọc, chở che cho những “người xa xứ lạc loài”
bằng miếng cơm, manh áo, bằng tình nghĩa đậm đà mà họ còn “cột chân”
khách xa bằng việc xây dựng mối quan hệ kết nghĩa của tình bằng hữu sống chết có nhau, “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia”. Và hơn thế nữa, họ còn gắn bó với nhau bằng đạo nghĩa vợ chồng, đi ngược lại truyền thống
“lấy chồng khó giữa làng, hơn lấy chồng sang thiên hạ”, người lưu dân ở đây nhiều khi đơn giản chỉ vì tình thương, vì lòng trắc ẩn mà có thể gả con bất cứ một người phương xa lưu lạc nào.
“Gió oặt ngọn sao, mưa trào hang dế Thương người xứ Huế, lưu lạc bình bồng Ưng ngay sợi chỉ tơ hồng
Cột người lỡ vận vô vòng lứa đôi.” [Nguyễn Văn Hầu 2004a: 148].
Cũng chẳng đòi môn đăng hộ đối,
“Ba với má em không tham cái nơi mâm thau, đũa trắc Mà chịu cái nơi cơm hẩm, muối rang
Một mai có thất cơ lỡ vận thì thế gian khỏi cười.” [Đỗ Văn Tân và nnk 1984: 56].
Chương 2: Tính hào hiệp trong văn hóa nhận thức của người Việt Tây Nam Bộ 54
Đó cũng là hình ảnh của mẹ con chị Út (Người mẹ cầm súng, Nguyễn Thi) khi bỗng nhiên bữa nọ chú Chín dắt tới một anh bộ đội tên là Tịch (người Khmer) rồi nói: “Con Út đã lớn. Tôi lựa được thằng nầy tướng tá coi cũng được, chị gả cho nó đi”. Vậy là gả!
Đó còn là lời tâm sự của cô gái đất Ba Dừa, thấy anh Tỏi nghèo khó lại mồ côi nên cô thương, mua cho bánh mì, vải, thuốc hút… Rồi đến khi anh hỏi: “Tôi nghèo vậy có chịu lấy tôi không?”, cô thản nhiên trả lời: “Lấy thì lấy chớ”. (Cô gái đất Ba Dừa, Nguyễn Thi).
Và một khi đã hứa hẹn, dẫu có chuyện không may xảy ra, họ vẫn giữ trọn lời. Như cô du kích Bé Ba (Mùa gió chướng, Nguyễn Quang Sáng) -
“Người của em bị thương mất một chân. Sau khi bị cưa chân, ảnh viết cho em lá thư cắt đứt. Đọc thư ảnh, em giận quá. Em viết lại cho ảnh, em phê cho một trận, em biểu ảnh, chừng nào ra viện thì về làm đám cưới, em nuôi.” [Nguyễn Quang Sáng 1999: 57].
Cũng như thế, ông Sáu Hiền (Vạch một chân trời, Sơn Nam) tới rạch Ông Rầy dựng nhà dựng cửa ở lại trót mấy chục năm, hễ thấy ai lỡ đường là cho ăn đùm ở đậu. “Nói nhiều thì hóa ra nói dóc chớ nuôi trong nhà chừng bốn, năm người chẳng bao giờ tôi ngán. Cơm gạo thiếu gì. Mình tới trước thì giúp đỡ người tới sau. Trước khi, tôi xuống rạch Ông Rầy với cái nóp rách trong lưng không một đồng tiền kẽm.” [Sơn Nam 1988: 63].
2.2.4. Không chỉ đưa tay cứu vớt người hoạn nạn lúc khó khăn, người miền Tây Nam Bộ còn quan niệm phải ra sức trừ gian diệt bạo giúp người cô thế. Không biết tự bao giờ, cái đạo nghĩa “lâm nguy bất cứu mạc anh hùng”, xả thân cứu người đã được dân gian xem như một triết lý sống ở đời. Trên đường lên kinh ứng thí gặp tên con quan đang bức hiếp thiếu phụ Dung Nương, Lý Ân xông vào đánh chết tên vô lại, “ách giữa đàng mang vào cổ” mà chẳng có chút gì hối tiếc (truyện thơ Lang Châu - Lý Ân)
“Dung Nương xem thấy rụng rời
Chương 2: Tính hào hiệp trong văn hóa nhận thức của người Việt Tây Nam Bộ 55
Ân nhân cứu thiếp họa ôi tới rày!
Ven đường quì lạy người ngay, Ơn như biển Bắc nghĩa tày non Nam
Lý rằng: Họa gởi phải mang,
Làm người quân tử nguy nan ngại gì!” [Nguyễn Văn Hầu 2004b:
365].
Lý Ân bị kết án tử hình. Địch Hổ một chàng gánh củi đổi gạo trên đường đi tình cờ nghe người dân kể chuyện Lý Ân bèn đơn thân một gậy xông vào đánh phá pháp trường giải nạn cho chàng,
“Địch Hổ ngẫm nghĩ trong lòng Nhớ lời thầy dạy non tòng lâm san Âu ta mau cứu vẹn toàn,
Bẻ cây làm gậy áo choàng vào lưng Lướt vào đả phá tam quân,
Cõng chàng Lí sĩ băng chừng lên non.” [Nguyễn Văn Hầu 2004b:
365].
Tiếp nối truyền thống của dòng văn học dân gian, các sáng tác văn học thành văn của người Việt miền Tây Nam Bộ vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh truyền tải những thông điệp về tinh thần tương thân tương ái, ý thức xả thân vì nghĩa và tấm lòng hào hiệp rộng mở. Trong thơ ca từ xưa đến nay nổi bật hơn cả vẫn là hình tượng Lục Vân Tiên - không chỉ là một hình tượng nghệ thuật kiểu mẫu trên con thuyền chở đạo của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên còn là một hình ảnh biểu trưng cho quan niệm đạo đức của nhân dân, một nhân vật hết sức gần gũi, mang dáng dấp của chính những con người miền Tây Nam Bộ - những con người chân đất áo vải quê mùa, chữ nghĩa “không đầy lá me” nhưng biết xem nhẹ tiền tài, coi trọng