Biểu tượng do tư duy nghệ thuật huyền thoại tạo nên

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết nguyễn xuân khánh (Trang 102 - 115)

Chương 2. CÁC DẠNG THỨC YẾU TỐ HUYỀN THOẠI

3.3.2. Biểu tượng do tư duy nghệ thuật huyền thoại tạo nên

Huyền thoại qua biểu tượng Phật tính là đom đóm: “Tôi rất mê ánh sáng của con đom đóm. Mỗi con người đều có một phần Phật tính trong mình, giống như ánh sáng của con đom đóm, không phải do Thượng đế ban cho mình mà con người tự tỏa sáng, ánh sáng từ bên trong”. Ở khía cạnh này, Nguyễn Xuân Khánh lại dùng một sự sáng tạo biểu tượng huyền thoại để tượng trưng cho Phật tính trong mỗi con người.

Nhà văn còn gán bộ mặt kì lạ cho những chi tiết đời thường, vốn rất gần gũi trong đời sống. Và qua mỗi hình ảnh qua tưởng tượng của người nghệ sỹ đều trở thành một tín hiệu nhấp nháy, khơi gợi sự tưởng tượng, đối thoại ở người đọc. hình ảnh đom đóm từ trong những khu vườn dân gian của vùng thôn quê trở thành biểu tượng nghệ thuật giầu sức gợi trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, ánh sáng của nó như ngọn đèn không tắt dẫn dắt người

đọc đi suốt cuộc hành trình đầy biến động của lịch sử, chiến tranh, đối thoại tôn giáo, số phận, đời người. Biểu tượng đom đóm đã từng xuất hiện cũng với vai trò tương tự trong truyện ngắn Đom đóm của Nhật Chiêu, thế nhưng dày dặn hơn, khổ công hơn trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh. Xuất hiện 8 lần [tr.22, tr.385, tr.447, tr.488, tr.507, tr.614, tr.623, tr.866], mỗi lần được miêu tả đều thực hiện chức năng riêng của nó.

- Gắn với câu chuyện về cổ tích buồn về cô Thắm của bà cụ Thầm “bà nhìn con đom đóm mới bay vào nhà và lại tiếp tục cuộc đối thoại không bao giờ dứt với người cõi âm” [37, tr.21]

- Xuất hiện trong miêu tả về đồi đom đóm [37, tr.385]: “Đom đóm ở tha ma làng là vong linh của người ta nên phải to hơn”

- Trong lời kể và tiếng khóc “bàng hoàng như trong mộng của bà Thầm: “Mẹ đi tìm con bao nhiêu lâu mà không thấy?... Mẹ gặp con đom đóm rất to… Nó không xanh lét, mà đỏ đòng đọc… Đom đóm ma đấy!... Nó bảo con chết rồi, song mẹ chẳng tin….” [37, tr.447].

- Đom đóm ở bãi tha ma, trong không khí ảm đạm của những ngày đấu tố: “Ra tới nơi, Hiếu chẳng thấy Trắm đâu. Chỉ thấy những con đom đóm vẽ những đường cầu xanh lơ trên bãi hoang lạnh” [37, tr.488]

- Là hóa thân của bóng dáng người âm: “Bà vãi trỏ những con đom đóm to nhất, bà cụ đã nhận ra bóng dáng những người âm:

Con đom đóm ở cuối ao gần cây vối là ông Khố nhà tôi. Con đóm trong lùm cây sung là bà bạn thận của ta thời con gái…

- Cô Thắm phải không?

- Ừ, cô Thắm! Cô ấy chết rồi mà vẫn làm đỏm. Áo tứ thân này, váy sồi này, hầu bao hoa lý, rồi lại đeo cả dây xà tích bằng bạc.

- Cô Thắm nói gì hả bà?

- Chả nói một nhời. Nhưng mặt buồn rười rượi. Cô Thắm là chị ông Trưởng bạ làng ta. Quái lạ, nhà ông Trưởng bạ giầu có. Sao cô Thắm lại buồn thế nhỉ. Hay là sắp có chuyện gì.

Bà vãi Thầm nhìn thấy ma, thấy người cõi âm qua những con đom đóm.

Còn Rêu thì nhìn thấy Phật”. [37, tr.507]

- “Sau cái ngày chịu sự nhục hình kỳ quái ấy, trong những ngày điêu linh ấy, tôi cảm thấy cuộc sống thật là trò hề, lại vừa bi thảm. Nhất là về đêm…. Vài con đom đóm lạc loài từ rừng chui vào căn nhà giam khốn khổ để lập lòe bay lượn. Trông con đom đóm bay, tôi lại nhớ đến Huệ, người bạn học của tôi…” [37, tr.614]

- Là hóa thân của bà cụ Thầm về báo mộng cho cả chị Thì và Nguyệt:

“Cái đêm trước ngày giỗ, chập tối đã có con đom đóm to, xanh lè bay vào nhà chị Thì. Con đom đóm bay dọc suốt cả ba gian nhà, bay cả vào căn buồng đầu hồi của vợ chồng thằng Trắm, rồi lại bay quanh quẩn bàn thờ gia tiên, quanh quẩn nấn ná có đến hơn tiếng đồng hồ rồi mới chịu bay ra sân, cuối cùng bay về phía chùa và biến mất. Đêm hôm ấy, chị Thì mơ thấy cụ Thầm…” [37, tr.623].

“Chị Thì à, đêm qua u chị, cụ Thầm về thăm em đấy. Em thấy một con đom đóm rõ là to, rõ là xanh, xanh biêng biếc, cũng lập lòe, nhưng lập lòe rõ là chậm. Cụ già rồi mà. Suýt soát chín mươi mới chết. Chậm chạp như vậy mới đúng là cụ. Em khấn: “U ơi nếu thực là u thương con, u về thăm con thì hiển linh cho con biết”. Em khấn xong, cây hương trên bàn thờ đột nhiên cháy bùng. Thế mới biết u thật là thiêng…” [37, tr.628].

- Xuất hiện lần cuối trong đêm trung thu: trong những chiếc đèn lồng của trẻ nhỏ, tỏa sáng lập lòe và nhòe đi trong ánh trăng, thì lúc này lại được dùng để gửi gắm nhiều triết lý nhân sinh: “Kiếp người chẳng qua như những con đom đóm. Vầng trăng kia là ánh sáng của Phật, tỏa sáng khắp nhân gian.

Kiếp nhân sinh là con đom đóm. Chẳng ai thắp mà đom đóm vẫn sáng. Nghĩa là con người vốn có ánh sáng bên mình. Trong đêm đen, con đom đóm cố hết sức để tự mình phát sáng. Ánh sáng ấy nhỏ nhoi lắm, yếu ớt lắm. Nhưng dù sao cũng là ánh sáng”. [37, tr.866].

Cùng với biểu tượng đom đóm được khắc họa nhiều lần như một điểm sáng xuyên suốt, thì Nguyễn Xuân Khánh còn để cho và chọn cách để cho

“cái thiêng đột nhập vào thế giới” bằng việc cấp thêm ý nghĩa hoang đường cho nhiều hình ảnh. Những biểu tượng mang mô hình của motif hóa thân như linh hồn bé Choắt “hiện hình” trong cây cau [37, tr.331], linh hồn Rêu như hiện hình trong giếng thơm [37, tr.856], Rêu hóa thân trong con chim khuyên [37, tr.747]… Và cùng với biểu tượng biểu tượng Đom đóm gửi gắm nhiều ý nghĩa hiện sinh về Phật tính trong mỗi con người, làm nên một biểu tượng huyền thoại mang ý nghĩa tôn giáo độc đáo. Thế giới hình ảnh, biểu tượng này đều là hình ảnh quen thuộc bắt nguồn từ đời sống tâm linh của người Việt, nhưng đồng thời ai bảo là Nguyễn Xuân Khánh không ít nhiều ảnh hưởng từ thủ pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học phương Tây.

Có thể nói, ở những sáng tạo huyền thoại này, tuy vẫn bám chặt với mảnh đất hiện thực, thế nhưng, với Nguyễn Xuân Khánh, đó không phải là một thực tại những sức mạnh siêu đơn thuần lí tính, mà là một thực tại gắn bó chặt chẽ, có liên hệ với sự hiểu biết siêu nhiên. Gắn cái phàm với cái thiêng thông qua những pha trộn ảo và thực trong những sáng tạo huyền thoại mới bằng trí tưởng tượng phong phú, rộng mở. Nhưng tuyệt nhiên, không đi xa với “thi hứng dân gian” như ông đã nói, huyền thoại của ông cất cánh trên vùng thẩm mỹ mà ông đã lựa chọn và thành công với nó. Đó cũng chính là điểm đặc biệt làm nên cái duyên riêng của Nguyễn Xuân Khánh.

3.3. Thủ pháp “giấc mơ”

3.3.1. Giấc mơ và quan niệm về giấc mơ của Nguyễn Xuân Khánh

Nói sử dụng huyền thoại theo phương thức huyền thoại hóa, không có nghĩa ép buộc một ý thức sử dụng huyền thoại phải đi liền với ý thức sáng tạo huyền thoại mới. Hơn hết, nó gắn với nhu cầu, năng lực, ý đồ nghệ thuật của bản thân mỗi cá tính sáng tạo. Nhưng cũng chính dạng thức này, soi chiếu vào văn học đương đại nước ta, lại rất phù hợp với tư duy đổi mới của các nhà văn đương đại, đang bước những bước dài và gấp trên con đường tiệm cận và hòa nhập với văn học thế giới, đi theo những tiếng gọi thiêng liêng đang và sẽ là tương lai của văn học, trong đó có “tiếng gọi của giấc mơ” [32, tr.23], tiếng gọi của tưởng tượng. Và cái cụm từ “kiểu sáng tác huyền thoại” [2] dường như không còn chỉ dành để chỉ chung cho những dạng phương thức huyền thoại, mà còn có thể dùng để gọi tên cách thức riêng sử dụng phương thức này của mỗi nhà văn. Trong đó, “kiểu sáng tác huyền thoại” của Nguyễn Xuân Khánh là sử dụng sức mạnh của tưởng tượng còn là việc đi theo những giấc mơ để tạo ra huyền thoại.

Nhìn vào trong văn học, nơi lưu giữ nhiều giấc mộng đẹp của nhân loại, người ta nhắc đến Yogavasistha (truyện kể về mộng) của mảnh đất tôn giáo Ấn Độ; nhắc đến Mười đêm mộng của xứ sở Phù Tang, rồi Liêu trai chí dị, Hồng Lâu mộng của đất nước Trung Hoa… được coi là những kỳ thư văn chương phương Đông. Người ta cũng nhắc đến Âm thanh và cuồng nộ (William Faukner), Phế tích vòng tròn (Luis Borges) – những tuyệt tác phương Tây hiện đại như một sự nối dài giấc mơ. Có thể thấy giấc mơ có vị trí và vai trò nhất định trong việc dệt nên tâm hồn văn chương nhân loại.

Chắc hẳn rằng không ai còn xa lạ với giấc mơ, một hoạt động tâm thần, không phụ thuộc vào ý chí, thường diễn ra trong giấc ngủ của con người. Giấc mơ được biết đến như yếu tố nằm ở tận cùng miền sâu kín bị khuất lấp trong thế giới tinh thần, một miền vô thức mà chúng ta khó lòng nắm bắt một cách

rõ ràng. Còn được gọi là mộng, giấc mơ là vùng đất lý thú mà phân tâm học, tâm lý học… đã say mê lý giải và còn nhiều bỏ ngỏ, và với văn học, như thực tế từ xưa đến nay, mộng cũng trở thành miền đất hứa, như lực hút giữa những vật hấp dẫn nhau bằng một mối liên hệ tự nhiên nào đó.

Freud – bậc thầy của phân tâm học khi nghiên cứu mối quan hệ giữa giấc mơ và văn học nghệ thuật từng cho rằng tác phẩm văn học trước hết là một giấc mơ, nó phản ánh những ham muốn vô thức, những mặc cảm, đặc biệt là mặc cảm Oedipe, giấc mơ và văn học “đều là kí tự của ham muốn” [54, tr.12]. Trên cơ sở đồng nhất sáng tạo văn học với giấc mơ tỉnh thức, là lĩnh vực của huyễn tưởng. Sáng tạo nghệ thuật là những thỏa mãn tưởng tượng cái ham muốn vô thức, giống như là mộng, trong giấc mơ, tưởng tượng không bị kiểm soát. Viết văn, cũng là hành trình người cầm bút đang “mơ trong tình trạng thức” [32, tr.162], đi vào giấc mơ của chính mình bằng trí tưởng tượng, vốn là tư chất cơ bản nhất của một người nghệ sĩ. Và mộng, còn chứa đựng chiều sâu tâm linh (quan điểm của Jung) mà con người còn đang vươn tới để tìm một sự lý giải.

Càng đặc biệt hơn nữa trong thời hiện đại, khi giấc mơ đều là điểm đến của văn học hiện đại và chủ nghĩa huyền thoại mới trong văn học hiện đại.

Văn học hiện đại, đặc biệt là tiểu thuyết đến gần với “lối kể chuyện như trong chiêm bao” [32, tr.84], mà giấc mơ là hình mẫu của lối tưởng tượng đó và được cho là “hình mẫu thành công nhất của nghệ thuật hiện đại”; còn sản phẩm nằm trong tiềm thức này, cũng là “đặc điểm quan trọng nhất của chủ nghĩa huyền thoại mới trong văn học thế kỷ XX”, tác thành mối liên hệ chặt chẽ giữa huyền thoại “với chủ nghĩa tâm lí mới, tức là tâm lí học phổ quát của tiềm thức” [43, tr.405], phần nào chịu ảnh hưởng của Freud, Adler, Jung.

Trong văn học đương đại Việt Nam, Nguyên Xuân Khánh không phải người duy nhất đi theo “tiếng gọi của giấc mơ”, không phải người duy nhất

dùng cổ mẫu của huyền thoại nhân loại này làm phương tiện làm giàu cho khả năng biểu hiện hiện thực của nghệ thuật, thế nhưng ông vẫn tạo được lối đi riêng cho mình.

Nguyễn Xuân Khánh nhiều lần trong tác phẩm phát biểu trực tiếp quan niệm của mình về giấc mơ: “Con người ta có thể đang thức mà vẫn mơ” [35, tr.140], “Mộng là một phần của đời người. Đêm nào ta chẳng mộng. Ta thường sống với mộng, nên nó là phần thâm sâu của đời ta. Chỉ có điều, mộng bao giờ cũng khó hiểu. Nó giúp ta che kín một sự thật nào đó mà ta chẳng muốn nói ra. Do nó mập mờ, nên có nhiều cách giải. Nhưng chắc chắn trong những cách giải, thể nào cũng có cách đoán đúng” [35, tr.523], “Người ta nói rằng trong giấc mơ, điều ta quên đi chính là điều quan trọng nhất.

Điều quên đi ấy chính là cái nút của giấc mơ. Có những vấn đề làm ta trăn trở, suy nghĩ đêm ngày mà vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Rồi lời giải đáp ấy đến trong mơ, nhưng ta lại quên ngay mất” [37, tr.225]. Giấc mơ xuất hiện đậm đặc, biến ảo nhiều ngả rẽ trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh, như những biểu tượng đa nghĩa, lấp lánh làm nên sợi chỉ xanh nối liền giấc mơ huyền thoại trong tiểu thuyết của ông.

Giấc mơ cũng là một biểu tượng có nguồn gốc từ văn hóa nhân loại, nhưng khi được nhà văn sử dụng như là “cách thức để thực hiện một ý định, một mục đích cụ thể nào đó” [58, tr.1190], thì nó đã trở thành thủ pháp.

Nguyễn Xuân Khánh dùng giấc mơ như một thủ pháp để chiếm lĩnh để đưa yếu tố huyền thoại vào tác phẩm.

3.3.2. Những giấc mơ thường gặp trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Ở trong thẳm sâu huyền thoại và mối quan hệ giữa huyền thoại và văn học nghệ thuật, Nguyễn Xuân Khánh còn bắt gặp tâm hồn của văn học nhân loại ở một biểu tượng khác, đó là giấc mơ.

Có những giấc mơ được dùng để mở rộng không gian hiện thưc, tạo nên nhịp cầu tương thông giữa hai thế giới, thế giới thực và thế giới của tâm linh mà người ta đi qua đi lại một cách uyển chuyển dễ dàng, không chỉ là không gian như nó vốn có mà còn có không gian cõi âm, rất gần gũi với con người, chỉ cần người ta chìm vào cõi mộng là lập tức đặt chân đến. Thế giới mà Nhụ (Mẫu Thượng Ngàn) trong sợ hãi và khóc thương trước ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết của chồng mình trong cơn ngủ mệt đã lạc bước vào cõi mơ để khám phá ra một thế giới của cõi âm cũng không khác thế giới thực là mấy, cũng là đường làng đó, cũng quan lại, lính tráng, cũng có cây đa đầu làng, cũng những cái tên, gương mặt quen thuộc, thậm chí là chú chó vàng nhà ông Vạn… Nguyễn Xuân Khánh đã kéo gần thực và mộng, âm và dương “giữa mơ và thực dường như không có ranh giới” [36, tr.602] bằng phương tiện là giấc mơ như vậy.

Đôi khi giấc mơ giúp nhà văn khẳng định sự hiện tồn của một thế giới tâm linh luôn đồng hành, quan tâm tới đời sống hiện thực của con người.

Miêu tả giấc mộng đến 6 lần trong Đội gạo lên chùa, giấc mộng biến hóa ở nhiều dáng vẻ, mà hiện thực đời sống, hiện thực tâm linh như những mảnh vỡ được lắp ghép qua giấc mơ. Giấc mơ như thành lời tiên tri báo mộng cho bà cụ Thầm dự cảm về số phận long đong của Nguyệt [37, tr.158], như sự khẳng định sự tồn tại chưa có lời giải đáp hiện hữu của thế giới khác trong đời sống con người. Giấc mộng biểu hiện cho nỗi sợ hãi thầm kín từ trong sâu thẳm của đời sống hiện thực đi vào trong cả giấc mơ của An trong cơn cùng cực sợ hãi: “Sư phụ ơi! Khó quá! Con chưa hiểu nổi. Con sợ hãi lắm. Mệt quá, tôi ngủ thiếp đi. Thầy về với tôi trong giấc mộng. Người thầy đầy máu, mặt mũi tím bầm. Tôi nức nở ôm lấy thầy. Sư phụ hiền từ bảo: - Nín đi! Con đừng sợ. Nghiệp đấy. Có nghiệp thì phải trả, trả xong thầy sẽ về với con. Tôi níu áo. Thầy dứt áo ra đi. Bất thần một quái vật to lớn, miệng đỏ lòm há to.

Thầy lặng lẽ đi về phía cái miệng há hốc. Tôi thét lên, tỉnh giấc” [37, tr.204].

Giấc mộng như lời răn dạy về luật nhân quả, gieo nhân nào gặp quả ấy vốn là tinh thần của người Việt bao đời trong giấc mộng của bà cụ Thầm, giấc mộng của chị Thì về người mẹ, mượn giấc mộng để dạy dỗ khuyên răn con cái: “Bố mày về tối hôm qua nói chuyện với mẹ đấy…Đừng có a dua, đừng có tham như mõ mà một nói thành mười. Kẻo lúc xuống âm phủ, quỷ đầu trâu nó bẻ răng rút lưỡi” [37, tr.562]…..

Với 16 giấc mộng cung đình trong Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh gửi gắm nhiều ám dụ vào những ẩn dụ nghệ thuật đó. Quay lại với tinh thần của quan niệm xa xưa về mộng, khi con người từng tin rằng, giấc mơ là nơi chuyển tải thông điệp từ thánh thần, là nơi con người giao tiếp với thần linh, nhà văn gắn liền mộng với giải mộng, nhưng giải mộng là quan niệm về giấc mơ, về số phận của lịch sử, số phận của con người trong cái nhìn tương thông nhiều chiều. Những giấc mộng đế vương gắn hiện tại tại thời điểm được nói đến tương thông với lịch sử, để lịch sử cha ông thuở trước lên tiếng cùng con người trong cơn phong ba bão táp của một thời tao loạn, một thời thiên túy.

Có giấc mộng để thiêng hóa lý giải cho chiến thắng của ông cha (thần Đồng Cổ báo mộng cho vua Lý Thái Tông, [35, tr.12]), có giấc mộng dự báo cho suy vong và tàn lụi của một vương triều, thực chất cũng là biểu hiện cho nỗi lo âu và sợ hãi từ trong thẳm sâu tiềm thức (thần Đồng Cổ báo mộng cho vua Trần Nghệ Tông, [35, tr.46]), có giấc mộng đế vương mượn mộng để “làm trò điều khiển chính trị” như giấc mộng của Duệ Tông [33, tr.138], thế nhưng sâu xa vẫn bộc lộ một lời tiên tri nào đó..., có những giấc mộng dự báo biểu hiện cho một trí tuệ thấu triệt, một khả năng “thông nhãn” (giấc mộng của Thuận Tông mơ thấy anh trai bị giết, [35, tr.380]). Nhưng cũng có những giấc mộng là phương tiện để nhà văn đi vào tâm lý nhân vật, khai thác nội tâm bằng con đường đi sâu vào tận cùng cõi lòng, khiến người ta phải đối diện với những

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết nguyễn xuân khánh (Trang 102 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)